K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện - Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương "vừa trắng lại vừa tròn". Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã "luôn giữ gìn khuôn phép... thất hòa" chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên "chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong... thế là đủ rồi". Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được"

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

"Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"

(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách chồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ "công" với nhà chồng. Đây là điều rất đáng trân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời trăn trối của bà trước khi qua đời "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Vũ Nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất - vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học.

Trương Sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn "mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi", bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ nỗi lòng trong trắng của mình. Nàng "tắm gội chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu... phỉ nhổ". Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình.

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương (thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "thà chết trong còn hơn sống đục" với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch của Vũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người - của phụ nữ. Ông tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu sống với hủ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

26 tháng 6 2019

ko có cảm giác gì

k mình nha!

Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

25 tháng 11 2018

Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân lao động, truyền miệng từ đời này sang đời khác. Từ khi sáng tạo ra chữ viết, nhiều tác phẩm dân gian, nhất là các truyền thuyết, các truyện cổ tích được các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ tài danh ghi lại bằng văn xuôi, hoặc bằng thơ ca ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích của nhân dân Nga. Đại thi hào Nga A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin đã kể lại truyện này bằng 205 câu thơ đặc sắc. Vào Việt Nam, tác phẩm được nhà thơ Vũ Đình Liên và Giáo sư Lê Trí Viễn dịch ra tiếng Việt, chuyển thành lời kể bằng văn xuôi. Tuy là văn xuôi, nhưng khi đọc cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng, chúng ta vẫn cảm nhận được những hình ảnh, nhân vật, từ ngữ, câu vãn, giọng điệu mang chất thơ, rất thú vị. Trung tâm của câu chuyên là ba nhân vật : Ông lão đánh cá, mụ vợ và con cá vàng. Kể về quan hệ giữa ba nhân vật ấy, tác giả dùng biện pháp nghẹ thuật lặp tăng tiến. Từ đó tính tình, phẩm chất các nhân vật lộ rõ dần dần. Điều đặc sắc là để gắn kết sự tăng tiến trong quan hệ ba nhân vật, thi sĩ Pu-skin dùng hình ảnh "biển xanh - những ngọn sóng". Qua những lần biển xanh nổi sóng, chủ đề, ý nghĩa tác phẩm mỗi lúc thêm rõ, thêm nổi bật.

1. Biển xanh nổi sóng mấy lần, những lần ấy khác nhau thế nào ? Vì sao ?
Đọc hoặc nghe kể lại truyện, chúng ta đếm được năm lẩn ông lão đánh cá ra bờ biển gọi con cá vàng, xin cá giúp mình, làm theo đòi hỏi của mụ vợ.
Lần thứ nhất : Người vợ đòi cái máng lợn mới, một ao ước vừa phải. "Biển gợn sóng êm ả", ý chừng chấp nhận yêu cầu của người đàn bà nghèo khổ.
Lần thứ hai : Người đàn bà nghèo đòi một cái nhà rộng, một đòi hỏi hơi cao. "Biển xanh đã nổi sóng", nghĩa là lòng biển không yên, gợn chút băn khoăn về sự tăng tiến ham muốn của người vợ nhà chài, vốn là một "nông dân quèn".
Lần thứ ba : Mụ vợ muốn làm nhất phẩm phu nhân, một đòi hỏi đổi đời đột ngột, bất ngờ quá. Do đó, "Biển xanh nổi sóng dữ dội". Mặt biển như cau lại, những con sóng như muốn quát to lên để trách cứ, can ngăn lòng tham của người đàn bà độc ác. Đúng là như thế, hai lần trước trong cương vị người vợ ông lão đánh cá, mụ ta ao ước của cịi vật chất. Mụ ta nặng lời, mắng chồng là "đồ ngốc, đồ ngu", nghe đã khó lọt tai. Lần thứ ba này, mụ vừa đòi của cải, vừa đòi danh vọng với một thái độ hách dịch, mắng chồng là "đồ ngu, ngốc sao ngốc thế". Rồi mụ đuổi và bắt chồng xuống quét chuồng ngựa. Biển vốn vô tư, vậy mà thấy hết, nghe rõ hết, nên biển bắt đầu nổi sóng tức giận. Thái độ ấy của biển chính là thái độ của nhân dân, của tác giả câu chuyện không đồng tình với mụ vợ ông lão đánh cá. Nhưng ham muốn, lòng tham của mụ không dừng ở đấy.
Lần thứ tư, mụ "muốn làm nữ hoàng" để nắm giữ cả của cải, danh vọng và quyền lực. Lần này "Biển nổi sóng mù mịt", như báo hiệu bóng tối sắp trùm xuống, ác quỷ sắp hiện lên. Ác quỷ đó chẳng phải ai khác mà chính là người đàn bà có lòng tham không đáy. Khi được làm nữ hoàng rồi, mụ vợ đã "đuổi ông lão đi". Đấy là một hành động dã man của kẻ phản bội. Lúc này, mụ coi người chồng vốn là người thân, là ân nhân đem lại cho mụ bao nhiêu thứ quý báu, thành kẻ xa lạ, không còn chút quan hệ gì. Trong trái tim mụ, tính người, tình người dường như đã cạn kiệt.
Đến lần thứ năm, chao ôi, mụ nữ hoàng ấy lại đòi làm Long Vương để bước lên tới đỉnh cao, chiếm lấy quyền uy không có thật và... cực kì phi lí. Mụ muốn chiếm tất cả, muốn làm chúa tể muôn loài. Và... điều tất yếu đã xảy ra : "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm...". Cả thiên nhiên, vũ trụ đã nổi giận. Cuối cùng mụ vợ ông lão đánh cá bị trừng phạt : "lâu đài, cung điện biến... mất", trước túp lều nát ngày xưa, mụ vợ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Con số cuộc đời mụ trở về... không!
Có thể nói, miêu tả năm lần nổi sóng của biển xanh, tác giả truyện cổ tích này vừa gợi ta liên tưởng tới hình ảnh "dàn đồng ca" trong những vở bi kịch cổ, vừa bày tỏ thái độ yêu ghét rất rõ ràng. Với ông lão đánh cá, biển rất cảm thông và thương mến. Với mụ vợ, biển phê phán, lên án và trừng phạt. Thái độ ấy của biển chính là thái độ, phản ứng của nhân dân đối với thói xấu vô độ của nhân vật mụ vợ. Như vậy, tìm hiểu, suy nghĩ về những đổi thay, tăng tiến của biển xanh, chúng ta không chỉ hiểu một phần ý nghĩa truyện mà còn thấy rõ đặc điểm của các nhân vật trong truyện.
2. Một người chồng hiền lành nhân hậu. Một mụ vợ tham lam, phản bội. Một con cá nhỏ xinh tốt bụng. Xuất hiện ngay ở đầu truyện, nhân vật ông lão đánh cá hiện lên là một người nghèo khổ, tốt bụng. Hai lần kéo lưới, ông chỉ thấy bùn và rong biển. Đến lần thứ ba, ông được một con cá vàng. Nếu là người khác, hẳn ông lão sẽ rất vui thích, bắt ngay cá cho vào giỏ. Nhưng điểu kì lạ đã xảy ra. Con cá tội nghiệp biết nói và kêu van : "Ông lão ơi ! Ông sinh phúc thả tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được". Nghe cá nói vậy, ông lão vui vẻ làm theo ngay. Vừa thả cá ông vừa nói : "Ngươi trở vể biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì". Rõ ràng, tuy cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn nhưng người đánh cá ấy có tấm lòng nhân hậu, thương con cá nhỏ bị sa lưới và không đòi trả ơn đối với người chịu ơn minh. Không chỉ tốt bụng, ông lão đánh cá còn là người hiền lành, hiền lành quá mức. Năm lần bị mụ vợ xử tệ, nặng lời, quát mắng, thậm chí đày đoạ, đánh đập, xua đuổi, ông lão vẫn chỉ nhẫn nhục chịu đựng. Cả năm lần, ông không phán ứng gì, chỉ "lủi thủi ra biển" thở than, kể lể. Biến vô tri, vô giác còn biết tức giận. Vậy mà ông lão vẫn không mảy may thay đổi thái độ. Kết thúc truyện, ông lão được thoát nạn, ông không mất gì cả mà chỉ vừa như trải qua một cơn ác mộng. Có lẽ từ đây trở đi, ông càng quý hơn cuộc sống lao động bình dị xưa.
a) Nhân vật thứ hai trong cổ tích này là "con cá vàng". Không phải ngẫu nhiên, tác giả đặt tên truyện là ông lão đánh cá và con cá vàng. Sau nhân vật ông lão, "con cá vàng" cũng là một "nhân vật" đáng yêu. Trước hết, cá vàng là người gặp may. Sa lưới, con cá nào mà chẳng bị tóm cổ ném vào giỏ rồi bị... bán, bị... ăn thịt. Vậy mà cá vàng lại được trả về biển khơi. Điều thú vị là... cá biết nói, biết giữ lời hứa và biết trả ơn người giúp đỡ mình. Nghe những câu cá vàng nói : "Ông lão ơi ! Đừng băn khoăn nữa ! Đìmg lo lắng quá ! Tôi sẽ giúp ông ! Tôi kêu trời phù hộ cho ông... Trời sẽ phù hộ cho ông", chắc ông lão đánh cá được an ủi phần nào. Đối với người đàn ông nghèo khổ, hiền lành, cá vàng biết cảm thông, chia sẻ, xót thương. Nhưng đối với người đàn bà tham lam, phản bội thì cá vàng tỏ thái độ dứt khoát. Bốn lần trước, cá vàng "chiều" theo yêu cầu của mụ ta. Không phải cá sợ mà là thử thách xem lòng tham của mụ tới đâu. Cuối cùng, cuộc thử đã hiệu nghiệm. Lòng tham của mụ quả là không đáy. Do đó, cá vàng đã cùng biển xanh tỏ rõ thái độ là đòi lại tất cả những gì mụ đã có. Hình tượng con cá vàng trong truyện cổ tích này tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân với những người nhăn hậu đã cứu giúp con người khi hoạn nạn, khó khăn. Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Cá vàng cũng tượng trưng cho đạo lí khác của nhân dân, trừng phạt đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.
b) Nhân vật thứ ba - kẻ tham lam bội bạc - đối lập với hai nhân vật trên là mụ vợ ông lão đánh cá. Đây không phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Những thói xấu của mụ biểu hiện trong cách đối xử với chồng, với cá vàng và biển xanh. Ở các phần trên, chúng ta đã thấy rõ mụ vợ ông đánh cá là kẻ tham lam và bội bạc như thế nào. Với mụ, khi lòng tham càng lớn thì tình vợ chồng càng nhỏ lại rồi tiêu biến mất, tình người cũng vậy. Lần thứ năm, mụ đòi làm Long Vương, nghĩa là làm vua dưới biển kia mà. Cuối cùng mụ đã bị trừng phạt, mất hết. Giữa hai tội - lòng tham và sự phản bội của mụ vợ ông lão đánh cá, có lẽ bội bạc là tội lớn hơn. Thực ra, giữa hai tội này có mối liên hệ chặt chẽ : Khi máu tham đã dâng cao thì thường biến trái tim người thành "tim đen", làm cho trí tuệ mịt mờ, không nhận biết lẽ phải trái, dễ dẫn con người tới sự phản bội và biết bao tội ác, tai hoạ khác. Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá với tính tình, hành động và số phận kết thúc như thế đã được kể thật rõ ràng, phù hợp sự vận động của các tình huống truyện.
Tóm lại, tác phẩm Ông lão đành cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của loại cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường và những hình ảnh thiên nhiên đầy gợi cảm. Trong đó, ấn tượng nhất là hình ảnh "biển xanh nổi sóng". Từ đó, tác phẩm ca ngợi lòng biết ơn những người nhân hậu và nêu ra bài học cảnh tỉnh thiết thực cho những kẻ tham lam, bội bạc. Với chương trình Ngữ văn lớp 6, đây là tác phẩm khép lại chùm truyện cổ tích đặc sắc của Việt Nam và thế giới. Tìm hiểu, suy ngẫm về truyện này, chúng ta nhớ lại bốn truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần và một số cổ tích khác. Từ đó, chúng ta hiểu rõ, hiểu sâu hơn về những đặc điểm, những giá trị lớn lao của cổ tích, đúng như ý kiến cửa nhà văn lớn nước Nga M. Goóc-ki : "Trong các truyện cổ tích, người ta bay lên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách rắc nước thần lên họ, trong một đêm thôi cũng xây dựng được những lâu đài, và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, trong đó có một lực lượng tự do nào đó không biết sợ đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng tới một cuộc đời tốt đẹp hơn".

k nhé

14 tháng 9 2018

Sọ Dừa là truyện cổ về người mang lốt vật, được truyền tụng lâu đời trong dân gian. Truyện thể hiện ước mơ đổi đời, mong muốn những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với người hiền lành, lương thiện và khát vọng công lí của người xưa. Truyện còn đặt ra bài học về cách đánh giá con người: Đừng nhìn hình thức bên ngoài mà vội nhận xét bản chất bên trong. Bài học ấy được gửi gắm qua hình ảnh chàng Sọ Dừa dị dạng mà tài đức vẹn toàn.

Sự ra đời của Sọ Dừa có nhiều nét khác thường. Bà mẹ đi rừng khát nước, uống nước trong một cái sọ dừa rồi có thai sinh ra đứa con chỉ có cái đầu tròn lông lốc, thân mình, chân tay chẳng có. Bà mẹ chỉ vì thương con nên giữ lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa.

Các tinh tiết li kì về sự ra đời và hình dạng khác thường của Sọ Dừa thể hiện sự quan tâm của nhân dân đến một loại người đau khổ nhất, số phận thấp hèn nhất trong xã hội. Đau khổ, thấp hèn từ dáng vẻ bề ngoài, lại bị coi là “vô tích sự”. Hình ảnh cái đầu tròn lông lốc gợi sự thương cảm sâu xa của mọi người đối với nhân vật này.

Tưởng chừng Sọ Dừa là kẻ vô tích sự, nào ngờ chàng lại làm việc giỏi. Chàng thưa với mẹ hãy xin phú ông cho chàng chăn đàn bò đông đúc của ông ta. Thật khó mà tin rằng chàng làm được công việc vất vả ấy. Thế mà chi sau một thời gian, bò con nào con nấy bụng no căng, béo mượt khiến phú ông rất hài lòng.

Chăn bò cực nhọc vô cùng nhưng Sọ Dừa đã biết tạo cho mình một niềm vui… Những lúc đàn bò mải mê gặm cỏ, Sọ Dừa trút bỏ lốt quái dị, biến thành một chàng trai tuấn tú, đu đưa trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây, ung dung thổi sáo. Thật là thong dong, thư thái. Lao động nặng nhọc đã trở thành niềm vui nhẹ nhàng. Sọ Dừa không những lao động giỏi mà còn tài hoa biết mấy!

Bất ngờ và kì lạ hơn cả là Sọ Dừa nhờ mẹ đi hỏi con gái phú ông về làm vợ. Nghèo hèn, dị dạng, lại làm đầy tớ cho nhà người ta, thế mà chàng lại dám làm điều thiên hạ cho là đũa mốc mà chòi mâm son. Bà mạ ngạc nhiên, thậm chí sợ hãi nhưng rồi cũng phải chiều con. Phú ông bật cười mai mỉa và thách cưới một cách nghiệt ngã, tưởng chừng giàu có cỡ nào cũng không lo nổi. Hắn định bụng trừng trị mẹ con gã đầy tớ kia một cách đích đáng. Vậy mà chỉ hôm sau, Sọ Dừa có đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông: mười mâm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm, một chĩnh vàng cốm. Sọ Dừa không phải là người phàm trần, chàng đã hóa phép ra tất cả.

Những đòi hỏi về sính lễ của phú ông có ý nghĩa như là một thử thách ban đầu mà Sọ Dừa phải vượt qua. Phú ông hoa mắt vì tham, nhưng rõ ràng vẫn ngần ngại, đo đó mới có chi tiết: Lão lúng túng nói với bà cụ: – Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã.

Điều lão không ngờ đã xảy ra là trong khi hai cô chị bĩu môi chê bai, thi cô út đồng ý lấy Sọ Dừa. Thế là phú ông đành phải nhận lễ và gả cô út cho Sọ Dừa. 
Khác với hai cô chị, cô út nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa nên đã thuận lòng lấy chàng. Trong truyện này, bên cạnh nhân vật chính là Sọ Dừa, cô Út cũng là nhân vật đáng chú ý.

Hai cô chị vốn tính ác nghiệt, đỏng đảnh nên thường hắt hủi Sọ Dừa. Cái định kiến sâu sắc về sự thấp kém, về sự dị hình và vô dụng đã khiến hai cô chị không thể nhìn thấy được bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa.

Cô Út hiền lành, tính hay thương người. Ngay cả khi chưa biết gì về những điều kì lạ của Sọ Dừa, cô vẫn đối xử với Sọ Dừa rất tử tế. Phép lạ của Sọ Dừa có được là nhờ sự kết hợp của hai yếu tố: thứ nhất là dưới bề ngoài xấu xí, thực chất Sọ Dừa là chàng trai khôi ngô, tài giỏi và thứ hai là lòng thương người của cô Út.

Chính lòng thương người ấy giúp cô có dịp thấy được bên trong cái hình hài sọ dừa lăn lóc là một chàng trai khôi ngô, tài giỏi. Cô út trỏ thành bà Trạng là phần thưởng xứng đáng mà truyện cổ thường dành cho những người nhân hậu.

Như vậy, ở truyện này, giá trị,cao quý của con người không chi thể hiện ở nhân vật Sọ Dừa mà còn thể hiện ở nhân vật cô út. Nhờ cô út, giá trị của Sọ Dừa mới có thể bộc lộ và phát triển.

Cưới được con gái út phú ông, Sọ Dừa đã xóa được cái hố sâu ngăn cách giữa giàu và nghèo, giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới trong hôn nhân thời phong kiến. Bằng tài năng, đạo đức của mình, chàng buộc phú ông phải chịu thua. Đến lúc này, chẳng cần phải tiếp tục giấu mình trong cái lốt xấu xí nữa, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai khôi ngô, đẹp đẽ và càng tỏ ra có tài, có đức. Chàng học giỏi, thông minh khác thường và thi đỗ Trạng nguyên rồi được nhà vua cử đi sứ ở nước ngoài. Chàng đã đạt tới tột đỉnh danh vọng cao sang. Sọ Dừa đã đem đến cho người đọc những bất ngờ hết sức thú vị. 
Nhưng hạnh phúc của chàng bị đe doạ bởi lòng đố kị và sự ghen ghét của những kẻ lòng dạ xấu xa. Hai cô chị vốn khinh rẻ Sọ Dừa, nay thấy chàng thành đạt lại rắp tâm hãm hại em gái để được làm vợ quan trạng. Mưu mồ của chúng thật hiểm độc nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, Sọ Dừa đã dự đoán và lo xa được tất cả. Trước khi lên đường, chàng chuẩn bị chu đáo cho vợ: con dao, hai quả trứng, hòn đá lửa… để phòng thân.

Quả nhiên, khi nàng út bị hãm hại, các thứ đó đều có ích cho nàng. Dao đâm chết cá kình, đá đánh ra lửa nướng cá làm thức ăn. Đặc biệt là hai quả trứng nở ra hai con gà sớm hôm bầu bạn với nàng và tiếng gáy của chú gà trống đã báo cho quan trạng biết mà ghé vào đảo hoang cứu vợ.

Không chi có tài và trí, Sọ Dừa còn là người nhân đức và độ lượng. Trở về quê hương, chàng mở tiệc mừng sum họp. Mặc dù biết rõ lòng dạ độc ác của hai người chị nhưng chàng không một lời trách cử, chi lặng lẽ đưa vợ ra chào. Hai người chị xấu hổ, nhục nhã, âm thầm trốn đi. Vậy là quan trạng Sọ Dừa có đủ cả tài, đức, trí. Chàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

Người xưa đã thành công khi miêu tả hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật Sọ Dừa có sự đối lập đến mức kỳ lạ. Dưới cái lốt kì quái, Sọ Dừa có đủ vẻ đẹp cả về hình dáng lẫn tài năng, phẩm chất tuyệt vời. Sự đối lập ấy khẳng định cái đáng quý là phẩm chất bên trong và đề cao giá trị của con người chân chính.

Trong xã hội phong kiến trọng người giàu sang, khinh kẻ nghèo hèn, người lao động khó lòng vượt qua số phận tăm tối của mình. Cho nên sự biến đổi kì diệu của Sọ Dừa chính là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, thể hiện sức sống và tinh thần lạc quan mãnh liệt của nhân dân lao động. Còn sống là còn hi vọng, còn mơ ước, còn    tin tưởng vào chiến thắng tất yếu của lòng tốt và sự công bằng trước sự độc ác, bất công của cuộc đời.

14 tháng 9 2018

Sọ dừa là sọ dừa chẳng cần suy nghĩ nhiều

19 tháng 10 2018

ai giúp mk với mk cần gấp

7 tháng 11 2021

cảm ơn

25 tháng 1 2018

Bài làm

Trong chương trình ngữ văn lớp 6 – tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương – cô em gái với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.

Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6

–     Tập I, tr 3. Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.

Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?

Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được…”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!



 

25 tháng 1 2018

Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

1 tháng 2 2018

Nhân vật Dế Choắt:

- Gầy gò,dài lêu nghêu như 1 gã nghiện thuốc phiện. 

- Cánh ngắn củn hở lưng, sườn.

- Càng bè bè.

- Râu ria cụt ngủn, mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

-> Gầy gò, ốm yếu, xấu xí.

Nhân vật Dế choắt ốm yếu, gầy gò và nhút nhát. Không mở rộng được tính tự lập của mình.( Đó là cảm nghĩ của mình)

13 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

 



 

13 tháng 5 2021

Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ đức hạnh ở xã hội phong kiến nhưng phải chịu số phận oan khuất. Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hạnh vừa thể hiện ước mơ muôn thủa của con người, người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dù chỉ là một thế giới huyền bí, ảo ảnh.

Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất đức hạnh. Tác giả giới thiệu là người phụ nữ thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Và để làm nổi bật vẻ đẹp này nhà văn đã đặt nhân vật vào các hoàn cảnh tình huống cụ thể

21 tháng 11 2017

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc

21 tháng 11 2017

Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

7 tháng 10 2017

Cây bút thần mà ông tiên đã tặng cho Mã Lương trong giấc mộng chỉ là một chi tiết kì ảo thần thoại. Nhưng nhờ cây bút thần mà Mã Lương đã giúp đỡ được nhiều người nghèo. Có cây bút thần Mã Lương đã dùng nó để chủ động trừng phạt tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Nhưng mình thích nhất là lòng say mê học tập, sự vượt khó của Mã Lương. Lấy que củi vạch xuống đất, nhúng tay xuống nước để vẽ. Mã Lương đã vượt qua hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo ra phương tiện để học riêng.

Mã Lương đã cho em một bài học sáng giá : bền chí say mê sẽ đạt được khát vọng. Vì nếu Mã Lương không dày công luyện tập, thì có bút thần cũng không vẽ được cái gì.

Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua sự kiên trì, say mê tập luyện. Và cái chính của câu chuyện là khuyên con người nhiệt tình và lao động và biết quan tâm đến đồng loại.   

7 tháng 10 2017

Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.

Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.

Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:

                " Hãy cho bền chí câu cua

            Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!"

Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.

6 tháng 10 2016
              
 
Đề bài. Em hãy viết bài văn nêu phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng.
Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một
truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của
nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân
vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao
nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai... Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi
thường của mình.
Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng
không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước
ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.
Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên
hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.
Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì
vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy
cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.
Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính
chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn
nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là
con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến
thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình
thương vô hạn của bà con.
Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười.
Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to
lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy.
Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn
cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình
tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.
Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp
cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.
Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai
phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức
mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa,
ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi
bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.
Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác
thường.
Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh
quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng
thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và
lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc
đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì
của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật
khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp
ứng được điều đó
 
 
6 tháng 10 2016

Giong là hình tượng tiêu biểu; rưc rỡ của lòng yêu nuớc; của người anh hùng xả thân vì nuớc; uoc mơ về sức mạnh đánh thắng giặc; là quan niệm về người anh hùng; sức mạnh của người khổng lồ khi đất nuớc bị ngoại xâm 

(Cô giáo mình day thế ; hay tin vào nó)