K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2019

Helen Adams Keller sinh ra tại Tuscumbia, Alabama. Gia đình bà sống trong khu điền trang Ivy Green[5] được ông nội của bà xây dựng từ những thập kỉ trước.[6]

Cha bà là Arthur H. Keller[7] là người biên tập lâu năm cho tờ báo Tuscumbia North Alabamian và từng là đại úy trong Quân đội miền nam.[6] Bà nội của Helen là chị em họ với Robert E. Lee.[8] Mẹ bà là Kate Adams,[9] là con gái của Charles W. Adams[10] là người gốc từ Massachusetts và từng tham chiến cho Quân đội miền nam trong suốt Cuộc nội chiến Mỹ và trở thành đại tá. Họ nội của Helen thuộc dòng dõi với Casper Keller, người có gốc gác Thụy Sĩ.[8][11]

Keller không bị mù và điếc bẩm sinh[12]. Khi chào đời được khoảng 19 tháng, bà bị ốm nặng sốt cao viêm màng não và không may hỏng mất đôi mắt, và sau đó tai cũng bị điếc. Gia đình bất hạnh chứng kiến đứa con gái vùa lớn lên vừa chống chọi với số phận nghiệt ngã, càng lớn thì tính tình của Keller càng nóng nảy cáu gắt.

Học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Keller và cô Anne Sullivan vào tháng 7 năm 1888

Năm 1886, mẹ bà tình cờ biết được một đứa bé cũng bị mù-điếc như con mình nhưng đã được dạy dỗ thành công, liền tới Baltimore, Maryland gặp bác sĩ để xin lời khuyên. Người bác sĩ này khuyên bà nên tới gặp Alexander Graham Bell, lúc đó còn đang là một nhà chuyên môn chuyên làm việc với những trẻ em bị điếc tại địa phương. Bell lại giới thiệu bà mẹ đưa con gái của mình tới học tại trường Perkins dành cho người mù, tọa lạc tại Nam Boston, tiểu bang Massachusetts. Tại đây Keller đã được gặp cô gia sư Anne Sullivan người Ireland vừa mới tốt nghiệp, người đã từng gần như mất hết thị lực khi mới lên năm tuổi và bắt đầu một tình bạn kéo dài suốt 49 năm trời.

Keller và cô Anne đang học từ

Helen Keller, năm 1904

Helen Keller đang đọc sách với chữ nổi, khoảng năm 1907

Helen Keller

Có một lần Anne tặng cho Keller một con búp bê bằng vải mà cô ôm trên tay. Chờ cho Keller chơi một hồi, Anne liền cầm lấy bàn tay Keller và viết chữ "búp bê" (doll) lên lòng bàn tay em. Keller rất thích thú với cách thể hiện đó, từ đó về sau Anne thường xuyên tập cho Keller ghép chữ cái theo cách này. Sau 3 tháng, thông qua ngôn ngữ động tác tay và sờ xem cử động môi của Anne, Keller đã học được hơn 400 từ đơn cùng một số đoản ngữ.

Năm Keller 8 tuổi, cô Anne đưa bà tới học tại trường Perkins, nơi có các loại sách chữ nổi và các trẻ em bị mù-điếc khác. Chẳng bao lâu, Keller đã bộc lộ rõ tài năng vượt trội về các môn toán, địa lý, sinh học, tập đọc; em còn học cả bơi, chèo thuyền, cưỡi ngựa, đi xe. Sau đó Keller vào học trường nữ học tiểu bang Massachusetts, cô giáo Anne luôn luôn ở bên cạnh Keller để viết lại nội dung bài giảng vào lòng bàn tay Keller. Năm 1900 Keller thi đậu vào trường Radcliffe College (khu mở rộng của Đại học Harvard từ năm 1879 cho sinh viên nữ với các tòa nhà và khuôn viên riêng), học tài liệu chữ nổi dành cho người mù. Cô học nhiều ngoại ngữ, kể cả tiếng Pháp và tiếng Đức, và kiên trì học tới mức khi nào đầu ngón tay rớm máu mới chịu dừng. Số lượng bài vở khổng lồ nhanh chóng làm hỏng thị lực của gia sư Anne. Đến tháng 6 năm 1904 Keller tốt nghiệp và trở thành người mù-điếc đầu tiên được tốt nghiệp đại học.[2] Sau đó, cô được nhận một số học hàm tiến sĩ danh dự, trong số đó có Đại học Harvard.

Hoạt động chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Hai năm sau ngày tốt nghiệp, Keller được vinh dự bầu vào chức chủ tịch hội người mù tiểu bang Massachusetts, bắt tay vào công việc xã hội cụ thể phục vụ cho cộng đồng người mù. Keller đón tiếp rất nhiều người mù, trả lời nhiều thư từ và đi thuyết giảng lưu động tại 39 nước trên thế giới. Cô không quản ngại vất vả, cống hiến hết sức mình cho chương trình giáo dục và chữa trị cho người mù. Năm 1920 với sự phấn đấu không mệt mỏi, Keller đã thành lập được tổ chức quần chúng trên phạm vi toàn quốc của Hội người mù toàn nước Mỹ. Tổ chức này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Keller trở thành một biểu tượng của tinh thần tự lực phi thường khi suốt đời sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng vẫn cống hiến hết sức lực nhằm đem niềm vui đến với người tàn tật, có cùng hoàn cảnh như mình. Cô đã được gặp nhiều tổng thống Mỹ như Grover Cleveland, Benjamin Harrison, William McKinley, Theodore Roosevelt, William Howard Taft, Franklin D. Roosevelt, John F. Kennedy... Cô cũng trở thành bạn của những con người nổi tiếng như Alexander Graham Bell, Charlie Chaplin, Mark Twain.

Bà bắt đầu tham gia phong trào xã hội tại nước Mỹ. Keller gia nhập Đảng Xã hội Hoa Kỳ, và về sau bỏ đảng đó để gia nhập Industrial Workers of the World (Công nhân kỹ nghệ của Thế giới). Những nhà báo mà về trước khen ngợi sự can đảm và thông minh của bà bây giờ chỉ ra là bà bị tàn tật. Chủ báo Brooklyn Eagle viết rằng "những sai lầm [của bà] xuất hiện từ những hạn chế rõ ràng khi lớn lên". Keller trả lời chủ báo này, nói đến lần gặp ông trước khi ông biết đến những quan điểm chính trị của bà:

At that time the compliments he paid me were so generous that I blush to remember them. But now that I have come out for socialism he reminds me and the public that I am blind and deaf and especially liable to error. I must have shrunk in intelligence during the years since I met him... Oh, ridiculous Brooklyn Eagle! Socially blind and deaf, it defends an intolerable system, a system that is the cause of much of the physical blindness and deafness which we are trying to prevent.[1]

Bà cũng biểu tình chống chiến tranh và đồng sáng lập tổ chức dân quyền ACLU[2]. Các hoạt động này có liên quan đến quan điểm công bằng của Keller.

Giới thiệu loài chó Akita tới nước Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Keller tại Nhật Bản năm 1948 trước tượng chó Hachiko

Khi Keller tới thăm tỉnh Akita, Nhật Bản vào tháng 7 năm 1937, bà đã hỏi thăm tới Hachiko, một con chó giống Akita nổi tiếng vì sự trung thành và đã chết từ năm 1935, và bày tỏ ý định muốn có một chú chó như thế. Chỉ trong vòng một tháng, một chú chó tên là Kamikaze-go đã được gửi đến, nhưng sau đó đã chết bệnh quá sớm. Chính phủ Nhật Bản quyết định tặng ch

~Hok tốt~

6 tháng 6 2019

Helen Adams Keller là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Bà được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20

#EMNA#

24 tháng 8 2018

1200 x 4 = 4800

24 tháng 8 2018

1200 x 4 = 4800

Câu nói:

Chúng ta không bao giờ có thể học được sự can đảm và kiên nhẫn nếu chỉ có niềm vui trên thế gian này.

Cùng bước với một người bạn trong bóng tối tốt hơn là bước một mình trong ánh sáng.

Walking with a friend in the dark is better than walking alone in the light.

Tk

10 tháng 3 2019

a. Giải thích
-“Khóc” là một trạng thái tâm lí, cảm xúc ở con người do xúc động hoặc đau buồn.
-“Không có giày để đi” như ngầm ẩn cho sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất.
-“Không có chân để đi giày” là sự mất mát về một bộ phận trên cơ thể, là nỗi bất hạnh nghiệt ngã của số phận, nỗi đau về thể xác lẫn tâm hồn.

=>Ý nghĩa lời tâm sự: cuộc sống có muôn vàn niềm vui những cũng có nhiều khổ đau và bất hạnh. Hãy thấy mình còn là người may mắn hơn nhiêu người khác để biết chi sẻ và cố gắng vươn lên, không bao giờ cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh và chông gai trong cuộc sống.

b. Phân tích chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận
– “Tôi đã khóc vì không có giày để đi”:

Con người ta “khóc” khi tâm hồn đau buồn, xúc động, cũng có khi khóc vì vui quá. Ở đây, nữ sĩ đã “khóc” khi “không có giày để đi”. Đó là khóc vì bản thân cho những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, cho sự ích kỉ của cá nhân khi cảm thấy thua thiệt so với bao người. Suy cho cùng cũng là cách sống ỷ lại, thiếu ý chí để vực dậy mà chỉ biết khóc cho những khó khăn, thử thách tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống. Trên thực tế, có rất nhiều người quen sống hạnh phúc, trong thành công mà khi đối mặt với nhiều chông gai, thất bại dễ nản chí. Hay những cô cậu học sinh, sinh viên chỉ vì bố mẹ không đáp ứng đầy đủ những yêu thích của mình, mà hỗn láo, gây ra nhiều hành động sai lầm khác.

– “Cho đến khi tôi nhìn thầy một người không có chân để đi giày”:

Thế nhưng, họ đâu biết rằng, có những mảnh đời còn bất hạnh, có những con người vẫn sống mặc dù “không có chân để giày”. Đó là những người khuyết tật, những người bất hạnh, thiếu may mắn, không được hưởng sự ưu ái của số phận. Dẫu vậy, họ vẫn khát khao được sống, được cống hiến cho cuộc đời thêm xanh, cho mùa xuân mãi mãi tươi đẹp bởi ý chí và lòng quyết tâm vượt lên nghịch cảnh. Nếu như trong lúc ta đang bất mãn với những bộ quần áo cũ, với ngôi nhà ẩm mục vì hoàn cảnh về vật chất thì ở ngoài kia có những người không có nổi một mái nhà tranh, một giấc ngủ yên bình trong trời đông giá rét. Nếu như ta than phiền về những khuyết điểm trên mặt thì trong cuộc sống còn bao người phải chịu nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn vì bệnh tật quái ác, vì hình hài dị tật. Cuộc sống của họ kém may măn hơn chúng ta rất nhiều. Vậy tại sao, chúng ta lại không trân trọng những gì mình đang có, không cảm thấy hài lòng về bản thân? Giáo sư Nguyễn Ngọc Kí – người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết, có những lúc đau đớn nhưng sức mạnh của niềm tin đã giúp thầy trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay hiệp sĩ tin học Nguyễn Công Hùng đương đầu với số phận tật nguyền để sống một cuộc sống có ích, có cống hiến cho đất nước. Họ đều là những tấm gương sáng, những tấm gương “không có chân để đi giày” vượt lên trên hoàn cảnh, số phận với niềm tin và ý chí kiên cường.

c. Ý kiến đánh giá, bình luận
Lời tâm sự của nữ nhà văn Mỹ Hellen Killer như một sự nhận thức một điều từ đúng đến sai. Chỉ là một lời tâm sự nhưng Helen Killer đã thức tỉnh nhiều người chỉ nghĩ đến bản thân, sống ỷ lại và thiếu ý chí vươn lên. Lời tâm sự ấy như một bài học sâu sắc dành cho tất cả mọi người: Hãy biết trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để đạt được sự thành công trong cuộc sống! Chẳng phải mọi người vẫn từng nói: “Sống trên đời cần có một tấm lòng” hay sao? Vậy hãy học cách yêu thương và cảm thông trước những mảnh đời bất hạnh, khổ đau, hãy giúp đỡ họ dù chỉ là một lời động viên. Từ đó mới có thêm sức mạnh,lòng tin, không bao giờ gục ngã, cúi đầu trước những chông gai trong cuộc sống.

29 tháng 12 2015

Giải:

1,2kg nước ngọt có: 1,2 x 3% = 0,036 kg đường

Để có tỷ lệ đường trong nước ngọt 2,5% cần lượng nước ngọt là: 0,036 : 2,5% = 1,44 kg

Vậy số nước lọc cần thêm là: 1,44 - 1,2 = 0,24 kg nước lọc

ĐS: 0,24 kg

24 tháng 8 2018

12340:2=6170

876x2=1752

12340:2=6170

876x2=1752

k mik nha

Chúc học tốt

8 tháng 5 2020

My mother is a teacher ( tùy vào mẹ bạn làm nghề gì )

8 tháng 5 2020

What does your mother do?

=> My mother is a teacher.

Chúc bạn học tốt!

Câu 10 : Helen Keller là người Mỹ gốc Đức, sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia thuộc vùng Tây Bắc Alabama. Trong 19 tháng đầu tiên của cuộc đời, Helen là một bé gái bụ bẫm, xinh xắn, đáng yêu, suốt ngày líu lo như chim hót. Nhưng chỉ sau một trận sốt bại não, cô bé đã mất đi gần như tất cả các khả năng giao tiếp của một con người: không nhìn thấy ánh sáng, không nghe thấy âm thanh…Vượt qua...
Đọc tiếp

Câu 10 : 

Helen Keller là người Mỹ gốc Đức, sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia thuộc vùng Tây Bắc Alabama. Trong 19 tháng đầu tiên của cuộc đời, Helen là một bé gái bụ bẫm, xinh xắn, đáng yêu, suốt ngày líu lo như chim hót. Nhưng chỉ sau một trận sốt bại não, cô bé đã mất đi gần như tất cả các khả năng giao tiếp của một con người: không nhìn thấy ánh sáng, không nghe thấy âm thanh…

Vượt qua nghịch cảnh của bản thân, Helen luôn nỗ lực, cố gắng và trở thành một nhà văn, một diễn giả nổi tiếng. Bà kể với mọi người rằng, mình chỉ là một người không may mắn nhưng đã dùng ý chí nghị lực để chống trả lại số phận trớ trêu, nhằm mang lại tình thương và sự bù đắp cho người tàn tật.

Từ câu chuyện về Helen Keller, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: sức mạnh của bản lĩnh sống.

0
Câu 10 : Helen Keller là người Mỹ gốc Đức, sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia thuộc vùng Tây Bắc Alabama. Trong 19 tháng đầu tiên của cuộc đời, Helen là một bé gái bụ bẫm, xinh xắn, đáng yêu, suốt ngày líu lo như chim hót. Nhưng chỉ sau một trận sốt bại não, cô bé đã mất đi gần như tất cả các khả năng giao tiếp của một con người: không nhìn thấy ánh sáng, không nghe thấy âm thanh…Vượt qua...
Đọc tiếp

Câu 10 : 

Helen Keller là người Mỹ gốc Đức, sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia thuộc vùng Tây Bắc Alabama. Trong 19 tháng đầu tiên của cuộc đời, Helen là một bé gái bụ bẫm, xinh xắn, đáng yêu, suốt ngày líu lo như chim hót. Nhưng chỉ sau một trận sốt bại não, cô bé đã mất đi gần như tất cả các khả năng giao tiếp của một con người: không nhìn thấy ánh sáng, không nghe thấy âm thanh…

Vượt qua nghịch cảnh của bản thân, Helen luôn nỗ lực, cố gắng và trở thành một nhà văn, một diễn giả nổi tiếng. Bà kể với mọi người rằng, mình chỉ là một người không may mắn nhưng đã dùng ý chí nghị lực để chống trả lại số phận trớ trêu, nhằm mang lại tình thương và sự bù đắp cho người tàn tật.

Từ câu chuyện về Helen Keller, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: sức mạnh của bản lĩnh sống.

0