K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỌC VĂN BẢN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHỮNG CON BỒ NÔNG Trười đã về chiều. Chiều mùa đông màu màu xám. Đồng nước ánh màu bạc như sắp ngủ. Những bụi lau ven đầm nước cũng thiu thiu giấc. Một con bồ nông vẫn chưa về tổ. Bồ nông vẫn nằm lềnh dềnh trên mặt nước đầm. Chiều đông, tôm cá đi ngủ sớm, bồ nông không tìm thấy được con mồi. Bồ nông nhớ tới đàn con đang chờ ở nhà. Dù trời đã muôn,...
Đọc tiếp

ĐỌC VĂN BẢN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

NHỮNG CON BỒ NÔNG

Trười đã về chiều. Chiều mùa đông màu màu xám. Đồng nước ánh màu bạc như sắp ngủ. Những bụi lau ven đầm nước cũng thiu thiu giấc.

Một con bồ nông vẫn chưa về tổ. Bồ nông vẫn nằm lềnh dềnh trên mặt nước đầm. Chiều đông, tôm cá đi ngủ sớm, bồ nông không tìm thấy được con mồi. Bồ nông nhớ tới đàn con đang chờ ở nhà. Dù trời đã muôn, dù gió rét, bồ nông vẫn gắng chờ, gắng tìm chút mồi về nuôi con.

Nhưng rồi, mồi cũng không có, bồ nông đói bay trở về tổ. Đàn con theo thói quen nhào ra đón mẹ. Cũng theo theo quen chúng sục những cái mỏ dài và sắc nhọn vào họng mẹ để nhận phần mồi mẹ đem về cho. Chúng cứ thế rút ruột mẹ mà không hay.

Chiều đông ấy lũ bồ nông con được ăn mọt bữa no. Nhưng chúng đâu có ngờ đó là bữa ăn cuối cùng mẹ chúng nuôi nấng chúng

(Phạm Toàn, công nghệ dạy văn, NXB lao động, 2006, trang 414)

1. chỉ ra các hình tượng nhân vật được nói trong văn bản

2. Ý nghĩa hình tượng các nhân vật trong văn bản là gì?

3. Khái quát chủ đề văn bản?

4. Từ đó, em hiểu gì về nhân vật trong văn tự sự

1
3 tháng 6 2019

Câu 1:

Các hình tượng nhân vật được nói đến trong văn bản là con bồ nông và các con bồ nông.

Câu 2:

Hình tượng con bồ nông là biểu tượng đẹp đẽ cho hình ảnh người mẹ tần tảo, làm lụng vất vả đến nổi hi sinh cả bản thân mình vì những đứa con.

Hình tượng những con bồ nông con là hình ảnh tượng trưng cho những đứa con thân yêu của người mẹ. Những đứa con ấy không hề biết quan tâm đến người mẹ của mình, vô tâm, thờ ơ mặc sức " rút ruột" làm đau khổ, làm chết dần người nuôi dưỡng, sinh thành chúng.

Câu 3:

Văn bản trên đề cập đến vấn đề nóng hiện nay. Trong xã hội hiện nay, vẫn luôn có những người mẹ luôn hi sinh hết mình vì những đứa con thơ. Nhưng ngược lại, những đứa con ấy lại vô tâm làm đau mẹ của mình, làm chết dần chết mòn, cạn kiệt sức lực của mẹ mình mà chẳng hay.

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG QUÁ BẠN ==''

4 tháng 6 2019

mình tưởng nhân vật có cả tôm, cá, đồng nước, bụi lau

Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:a)    Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)b)    Một trong 2 văn bản sau:(1)LÃO NÔNG VÀ CÁC CONHãy lao động cần cù gắng sức,Ấy chân lưng sung túc nhất đời.Phú nông gần đất xa trờiHọp riêng con lại, nói lời thiết thaRằng: “Ruộng đất ông cha để lạiCác con đừng khờ dại bán đi.Kho vàng chôn dưới đất kia,Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng côngTìm khắc...
Đọc tiếp

Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:

a)    Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

b)    Một trong 2 văn bản sau:

(1)

LÃO NÔNG VÀ CÁC CON

Hãy lao động cần cù gắng sức,

Ấy chân lưng sung túc nhất đời.

Phú nông gần đất xa trời

Họp riêng con lại, nói lời thiết tha

Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

Các con đừng khờ dại bán đi.

Kho vàng chôn dưới đất kia,

Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công

Tìm khắc thấy: cuối cùng sẽ thắng.

Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa,

Tay cày, tay cuốc, tay bừa,

Xới qua xới lại, chẳng chừa chỗ không.”

Bố chết. Các con cùng gắng gổ

Lật tung đồng đây đó khắp nơi,

Kĩ càng công việc xong xuôi,

Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu.

Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy,

Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan,

Trước khi từ giã trần gian

Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

(La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)

 (2)

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.

1
12 tháng 8 2019

Chủ đề văn bản Mẹ tôi ( Et-môn-đô A-mi-xi) là tình cảm và sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ

Mở đầu: Lí do người cha viết thư trách giận con vì thái độ thiếu lễ phép với mẹ

Tiếp đến: Sự giảng giải, phân tích của người cha cho con hiểu tình cảm và sự hy sinh của mẹ dành cho con, cũng như phê phán con vì đã vô lễ với mẹ.

Kết thúc: người cha nghiêm khắc yêu cầu đứa con cần có thái độ đúng đắn, người cha cho con thời gian suy nghĩ về hành động của mình

Chủ đề chung xuyên suốt: Lao động là vàng.

Người cha dặn dò người con có kho vàng dưới đất, người cha mất đi, các con ở lại đào bới mảnh vườn. Nhờ được làm kĩ đất nên lúa bội thu. Vàng là hình ảnh ẩn dụ thành quả lao động làm được nhờ việc chăm chỉ lao động.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Bồ Nông có hiếuThế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Bồ Nông có hiếu

Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a, Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai sinh sống?

1
10 tháng 9 2019

Có hai mẹ con Bồ Nông sinh sống trên vùng đất nắng bỏng cát rang

Bài 1: Đọc ngữ liệu  sau và trả lời câu hỏi:       Mùa thu, bầu trời rực rỡ một màu xanh như ngọc, cánh đồng lúa đương thì đang ngả sang màu hung hung, rồi màu vàng rực. Một mùa gặt bội thu đang về với làng quê. Con đường đất trải dài những sợi rơm vàng óng như tơ, như khoảng sân gạch vuông vắn đã đầy ắp những thóc mới vàng như kén. Mùi rơm mới nồng nồng, ngai ngái theo cả vào trong giấc ngủ, hiện...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc ngữ liệu  sau và trả lời câu hỏi:

       Mùa thu, bầu trời rực rỡ một màu xanh như ngọc, cánh đồng lúa đương thì đang ngả sang màu hung hung, rồi màu vàng rực. Một mùa gặt bội thu đang về với làng quê. Con đường đất trải dài những sợi rơm vàng óng như tơ, như khoảng sân gạch vuông vắn đã đầy ắp những thóc mới vàng như kén. Mùi rơm mới nồng nồng, ngai ngái theo cả vào trong giấc ngủ, hiện hữu trong giấc mơ tôi suốt thời thơ ấu. Nhớ làm sao những buổi sáng tinh sương trở dậy, đón bát xôi nếp thơm phức, còn bốc hơi nghi ngút từ bàn tay mẹ, cả nhà quây quần bên ngọn đèn dầu thật ấm cúng biết bao. Phải chăng đó là những khoảnh khắc vô giá của mỗi con người khắc sâu vào miền kí ức để ta nhớ mãi không quên, cho dù cuộc sống đưa đẩy đến những chân trời góc bể nào…”

                                           (Phố xinh, làng xinh- Nguyễn Thị Hồng Vân”

 

Câu 1: Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn ngữ liệu trên? Hãy chỉ rõ các câu văn sử dụng biện pháp tu từ đó?  Việc sử dụng phép tu từ đó có tác dụng gì?

Câu 2: Chỉ ra các câu ghép trong đoạn ngữ liệu trên? Phân tích cấu tạo ngữ pháp?

Câu 3: Tìm 5 từ đơn, 5 từ ghép chính phụ, 5 từ ghép đẳng lập, 5 từ láy?

Câu 4: Tình cảm của tác giả dành cho miền quê của mình được thể hiện như thế nào?

giúp mình nhé mn thak you 

0
Bài 2: Đọc văn  bản sau và trả lời các câu hỏi      Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.  Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc văn  bản sau và trả lời các câu hỏi

      Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.  Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng,  vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.               (Tô Hoài)

a, Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì?

 

-PTBĐC:

 

b, Đoạn văn viết về nội dung gì?

c, Màu sắc, dáng vẻ của cảnh vật bừng lên tràn đầy sức sống nhờ một số từ ghép và từ láy. Hãy chỉ ra các từ gợi tả đó.

d, Văn bản trên được hình thành từ bố cục có ba phần không? Có sự liên kết của văn bản không? Tìm hiểu sự mạch lạc của văn bản.

e, Viết một bài văn ngắn miêu tả cảnh quê hương em. Chỉ ra sự mạch lạc trong bài  văn đó.

1
31 tháng 8 2021

a. PTBĐ: miêu tả.

b. Đoạn văn viết về những cảnh đẹp của mùa đông.

c. 

Từ ghép :vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng sẫm, vàng tươi, vàng đốm.

Từ láy : lơ lửng, lắc lư.

d. Có bố cục ba phần. Có sự liên kết của văn bản. Sự mạch lạc của văn bản: là sự tiếp của các câu, các ý theo trình tự hợp lý. Các câu, các ý thống nhất xoay quanh một chủ đề chúng.

​Quang cảnh làng mạc ngày mùa   Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.   Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như...
Đọc tiếp

​Quang cảnh làng mạc ngày mùa

   Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.

   Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng,  vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

 1) Kể tên những cảnh vật khác nhau của làng mạc ngày mùa .

 2) Em hãy tìm những chi tiết miêu tả nhịp sống lao động của làng quê ngày mùa .

0
Trong bài văn dưới đây có mấy từ đồng nghĩa với từ "to lớn" ?"Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đổ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó...
Đọc tiếp

Trong bài văn dưới đây có mấy từ đồng nghĩa với từ "to lớn" ?
"Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đổ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người."

0
15 tháng 1 2017

(3 điểm )

Đoạn văn trên trích từ văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả Tô Hoài.

29 tháng 11 2021

đoạn văn trên được trích từ văn bản :"Bài học đường đời đầu"  tác giả là Tô Hoài

có 1 vb miêu tả như sau   Mùa đông giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng , những màu vàng rất khác nhau.Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương xa thì bóng tối đã phơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời sáng hơn thường khi . màu lúa chín dưới đồng vàng sụa lại. Nắng nhạt ngx màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống  như những chàng hạt bồ...
Đọc tiếp

có 1 vb miêu tả như sau

   Mùa đông giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng , những màu vàng rất khác nhau.Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương xa thì bóng tối đã phơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời sáng hơn thường khi . màu lúa chín dưới đồng vàng sụa lại. Nắng nhạt ngx màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống  như những chàng hạt bồ đề treo lơ lửng . Từng chiếc lá mít vàng ối . Tàu đu đủ chiếc lá sắn  héo lại , mở 5 cánh vàng tơi. Quả chuối  đốm quả chín vàng , nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng  như những vạt áo , đuôi áo nắng vẫy vấy. Bụi mía vàng xọng, đốt màu phấn trắng . dưới sân , rơm và thóc  vàng dòn . Quanh đó con gà con chó cũng vàng mượt . Mái nhà phủ 1 màu rơm vàng mới.  Tất cả được 1 màu vàng trù phú , đầm ấm  lạ lùng .  Không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào đông .

a) màu sắc giáng vẻ của cảnh vật , bùng lên chàn đầy sức sống nhờ 1 số từ ghép  và từ láy  háy chỉ ra từ gợi tả đó

b) VB trên đã hình thành từ bố cục 3 phần không? Có sự liên kết của VB không? Tìm hỉu sự mạch lạc của VB

1
25 tháng 9 2019

Sự mạch lạc và liên kết của đoạn văn trên Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng. Các câu sau biểu hiện sự phong phú của sắc vàng. Hai câu cuối nhận xét chung về sắc vàng đó. Các phần tập trung thể hiện chủ đề "sắc vàng làng quê ngày mùa". Vậy đoạn văn có sự liên kết các câu, tạo sự mạch lạc cả nội dung và hình thức.