K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Trả lời : ( Copy ) :

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu ghi nhớ và làm theo. Trường của em cũng như thế. Ngôi trường mới được xây dựng trên một nền đất rộng. Dãy nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.
          Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất sau một năm sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón
          Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.
           Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói:
- Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy.
           Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây. Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa. Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.
          Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.

18 tháng 5 2017

Không muốn nghe trẻ nói

Đó là tâm lý của nhiều người lớn, trong đó có cả thầy cô giáo ở trường và cha mẹ ở nhà. Theo số liệu điều tra năm 2010, ở các tỉnh miền Nam 77,4% cha mẹ được hỏi có thái độ lắng nghe ý kiến của trẻ em, 52% khuyến khích trẻ tham gia ý kiến, 6% không muốn nghe trẻ em nói và 5,7% trách mắng trẻ. Ở các tỉnh miền Bắc tỷ lệ lắng nghe và khuyến khích trẻ tham gia ý kiến thấp hơn miền Nam: 42,6% và 40,1%, tỷ lệ không muốn nghe trẻ em nói và trách mắng trẻ em cao hơn.

Với người Việt Nam, thói quen trói buộc trẻ em dường như đã trở thành một “căn bệnh nan y” mà không phải ai cũng nhận ra. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai trách phụ huynh mong muốn con em mình thành đạt.

Thế nhưng, nhiều người để thực hiện được mong muốn của mình đã mặc quyền thay con định đoạt mọi chuyện với quan niệm “rút kinh nghiệm đời bố, củng cố đời con”.

Vì thế, mới có những câu chuyện mỗi mùa thi cử, hàng loạt Câu được đặt ra là chọn nghề theo đam mê hay theo ý của bố mẹ, bố mẹ ép đi du học, bị bắt làm những điều mà các em không muốn… Thậm chí, ngay cả mặc gì, ăn gì, chơi như thế nào, nhiều đứa trẻ cũng không được quyền tự chọn.

8 tháng 8 2023

Học sinh thực hành hoạt động.

24 tháng 4 2019

Tình quân dân

Trận bão số 6 tràn qua như một cơn ác mộng đối với bà con xã Ngọc Hải. Đê ngăn biển bị đánh sạt nhiều đoạn, đồng lúa chín ngập đầy nước, hơn hai chục ngôi nhà dân bị tốc mái, đổ sập, nhà hộ sinh và trường học bị hư hỏng nặng. Tỉnh, huyện đã mang hàng cứu trợ về giúp dân. Hàng ngàn đoàn viên thanh niên các xã lân cận đem theo liềm hái kéo về giúp bà con gặt lúa, cứu lấy cái ăn. Cứu lúa như cứu hỏa. Gặt đêm và gặt ngày. Chỉ sau ha ngày một đêm, cánh đồng lúa chín hơn 200 mẫu đã được gặt xong. Hình ảnh các cô gái, chàng trai bơi trong nước để gặt lúa trông thật cảm động. Sức dân thật là vô địch. Bộ đội Biên phòng đồn 105 đã kéo quân về. Các anh đi trong mưa bão để sơ tán các cụ, em nhỏ đêh đình Vệ an toàn. Các sĩ quan, các chiến sĩ quân y có mặt những nơi khó khăn nhất. Chị Hòa đẻ con trong đêm mưa bão. Đứa con của chị sắp chào đời thì nhà hộ sinh xã bị tốc mái. Thiếu tá Dũng đồn trưởng, cô Mỹ bác sĩ quân y và hai nữ hộ sinh đã cáng chị Hòa đi trong mưa đêm. Chị Hòa đẻ trong mưa bão mà may quá, mẹ tròn con vuông. Chị xin đặt tên con là Mỹ để nhớ ơn cô bác sĩ đã hết lòng cứu hai mẹ con chị qua cơn nguy kịch. Trường Tiểu học bị tốc mái, đổ tường, sổ sách nhà trường, sách thư viện, bàn ghế các lớp học bị bão tàn phá tan hoang. Nhiều em nhỏ nhìn ngôi trường thân yêu của mình mà khóc. Các thầy cô giáo đứng lặng nhìn ngôi trường đổ nát. Các cán bộ về hưu, hội viên hội Cứu chiến binh, trai tráng trong xã đã kéo đến hỗ trợ các thầy, cô giáo. Bộ đội Biên phòng chở tôn tráng kẽm đến lợp lại các lớp học. Sau bốn ngày bị mưa bão, ngôi trường đã được sửa sang lại, học sinh được đi học lại, bà con ai cũng vui mừng. Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã quần xắn cao, lội trong mưa bão, có mặt những nơi khó khăn nhất, huy động thanh niên, dân quân toàn xã chặt tre đóng cọc hàn đê. Mặt mũi người nào cũng hốc hác, nhưng tiếng nói vẫn oang oang. Mùa xuân này, Ngọc Hải đã hồi sinh. Đê ngăn mặn, bãi sú, bãi vẹt phòng hộ đã hoàn thành. Trường kiên cố hai tầng đã xây xong... Qua cơn hoạn nạn, tình quân dân càng bền chặt. Cháu Mỹ con chị Hòa đã biết đi rồi đó. Có điều là cái rốn của nó hơi lồi, to như hạt ngô nếp.

Trần Xuân Thùy, 5C Trường Tiểu học Hải Hậu - Nam Định

23 tháng 4 2019

cố giúp mình nha mấy bạn

25 tháng 3 2019

2 câu chuyện luôn hả bạn

25 tháng 3 2019

Chỉ kể một câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo thôi.

31 tháng 10 2017

Chưa bao giờ em đi xa như lần ấy. Đó là chuyến tham quan du lịch tại thành phố Đà Lạt do cơ quan bố tố chức vào dịp hè năm ngoái.

Em và bé Mi được bố mẹ cho đi theo. Một chuyến du lịch lí thú mà chẳng bao giờ em quên được.

Nhìn phía trước, con đường nhựa tí tẹo vắt lên, lượn xuống trông như một đường chì ngoằn nghèo kẻ trên tấm bản đồ. Bây giờ, em mới thực sự hiểu được khái niệm “đồi núi” mà trước đây trong giờ từ ngữ cô đã giải thích: Rừng cây bạt ngàn ngút cả tầm mắt. Trên các ngọn núi cao, những dải mây trắng vắt ngang như một tấm lụa trắng, nổi bật trên màu xanh thẳm của lá rừng. Xe đã đến địa phận của thành phố. Điểm tham quan đầu tiên mà bác tài đỗ xe lại nằm ngay trên con đường đi vào thành phố: Thác Pren. Ôi! Thác Pren đây rồi! Đẹp quá! Giống hệt như trong tivi mà em đả từng được thấy trong chương trình Dự báo thời tiết. Nước từ trên cao đố xuống hồ thành một đường cầu vồng trắng xóa. Hơi nước bốc lên lành lạnh như tiết trời có gió mùa đông bắc. Bé Mi ngắm mãi dòng thác không chán. Bố dản cả ba mẹ con bước đi lên một chiếc cầu nổi dạo một vòng quanh hồ. Khi đi qua chỗ thác đổ, Mi sợ quá, níu lấy tay bô không muốn bước tiếp. Bố bảo: “Con đừng sợ, thác nó đổ vượt qua đầu mình, con cứ tự nhiên mà đi!” Đến chỗ tránh nắng, bô gọi thợ chụp hình, bấm cho mỗi chị em hai kiểu, cả nhà một kiểu Lúc này, các cô chú trong đoàn ai cũng chụp một số kiểu làm kĩ niệm. Sau đó, đoàn rời thác Pren lên xe vào thành phố. Đến nhà nghĩ Công đoàn đúng mười một giờ trưa. Cả đoàn xuống xe tạm nghĩ ở hành lang chờ bác trương đoàn liên hệ phòng nghỉ.

Như kế hoạch đã định, chiều hôm ấy, xe đưa đoàn đến tham quan Thung Lũng Tình Yêu. Đứng trên đồi cao nhìn xuống thung lũng, em có cảm giác như mình đã bắt gặp cảnh này đâu đó trong một truyện cổ xa xưa của nước mình. Chẳng khác gì một “bồng lai tiên cảnh”. Một tiếng đồng hồ sau, xe lại đưa đoàn đến với Đồi Thông Hai Mộ, Hồ Than Thở trữ tình, ở đó có Đồi Ái Ân và xung quanh là một rừng thông bạt ngàn suốt đêm ngày vi vu cùng gió núi sương ngàn. Cảnh thơ mộng đến thế mà sao có cái tên âu sầu, buồn bã như vậy.

Đứng trên Đồi Ái Ân ai cũng muốn ghi lại nơi đây một kĩ niệm đẹp, nên các thợ chụp hình liên tục bấm máy. Em và bé Mi cũng được bố mẹ cho chụp hai pô. Bé nói: “Hình em sẽ đẹp hơn hình chị đấy! Nghe chú thợ chụp hình nói: Cười lên! Tươi lên nào!. “Em cười tươi lắm đó!”. Nó nhí nhảnh như một con chim, lại đòi cưỡi ngựa đi dạo nữa. Ngồi trên mình ngựa bé xinh như một con búp bê.

Qua ngày thứ hai, xe lại đưa đoàn đến với Đồi Cù, với thác Cam Li, nhà Toàn quyền, dinh thự Bảo Đại... Mỗi nơi đều có một vẻ đẹp riêng, một sự mới lạ, hấp dẫn khách tham quan du lịch.

Tạm biệt thành phố Đà Lạt trong một cảm giác lâng lâng, một trạng thái luyến tiếc.. Ôi, một chuyến tham quan du lịch đầy hấp dẫn và thú vị!

Rồi đây, em sẽ có bao nhiêu là chuyện đế kế cho các bạn trong lớp cùng nghe về cảnh vật, con người... của xứ Cao nguyên đẹp và thơ mộng này.

21 tháng 10 2021

(1)nhân vật

(2)thứ 1

(3)ngôi 3

(4) biết hết mọi chuyện

6 tháng 6 2023

nhân vật,thứ 1,ngôi 3, biết hết mọi chuyện

21 tháng 2 2016

Ckưa làmgianroi

 

3 tháng 9 2018

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

24 tháng 12 2019

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.