K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2019

1. Mở bài:

- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.

- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.

2. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

- Ngoài bốn mươi tuổi.

- Dáng người cao

- Nước da ngăm đen

- Mái tóc bạc nhiều

- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.

- Thường đeo kính trắng

- Đôi mắt sâu, hiền từ.

- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.

- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.

b) Tả tính tình:

- Quan tâm đến học sinh

- Quan tâm đến tất cả mọi người.

- Giúp đỡ đồng nghiệp.

- Yêu nghề dạy học

- Tận tụy với công việc.

- Mong học trò khôn lớn, nên người

- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.

3. Kết bài:

- Em luôn nhớ về thầy

- Xem thầy như người cha thứ hai của mình

- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.

            hk tốt _ Giang

7 tháng 5 2019

I. Mở bài: giới thiệu người mà em muốn tả
Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua quãng đời học sinh, những kỉ niệm vui buồn, những người bạn tốt gắn bó suốt đời với ta. Ngoài những người bạn thì thầy cô cũng là một trong những người gắn bó với ta trong quảng đời học sinh. Ai cũng có một thầy cô giáo cho riêng mình. Đối với tôi thì thời học sinh, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 1 là người tôi vô cùng yêu thương và trân trọng, đó là cô Bích.

II. Thân bài:
1. Tả ngoại hình

- Năm nay cô 46 tuổi
- Cô không có thân hình đẹp như siêu mẫu nhưng đối với em cô là siêu mẫu của lòng em
- Cô mũm mỉm
- Đi dạy cô thường mặc áo dài
- Cô có giọng nói rât truyền cảm và thân thiện
- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyên
- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh
- Khuôn mặt tròn
- Mái tóc dài ngang lung, trông rất đẹp
- Mũi cô cao
- Cô hay đi dép cao khi mặc áo dài
2. Tả tính tình
- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc
- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc
- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay gét bất kì ai
- Cô rất yêu thương chúng em
- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban
3. Tả hoạt động
- Khi đến lớp cô luôn đi tới chỗ học sinh để chỉ dạy
- Cô dạy rất chân tình va chu đáo với chúng em
- Cô luôn dạy học sinh từ cái dễ đến cái khó, phần nào khó cô sẽ chỉ dạy cặn kẽ hay gợi mở cho chúng em tự làm.
- Cô viết chữ rất đẹp, chính vì thế mà nét chữ của bọn em dần đẹp khi cô dạy
- Cô kể truyện rất hay, khi cô kể chuyện bọ em luôn lắng nghe và chú ý như bị mê hoặc
- Cô rất yêu thương và quan tâm đồng nghiệp’
- Cô là một hình mẫu lí tưởng cho chúng em học theo

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô giáo
- Em rất yêu thương và quý mến cô
- Em sẽ cố gắng để trở thành một người như cô

21 tháng 10 2016

Mở bài: Giới thiệu về trường THPT Tăng Tiến và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)

  • Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
  • Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
  • Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

  • Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)
  • Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
  • Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

  • Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
  • Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
  • Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.

21 tháng 10 2016

Có lẽ tôi đã yêu ngôi trường này từ ngày tôi bước vào cánh cổng lớp bảy đây.. Mới đây thôi không dài nhưng bao nhiêu đó đã làm cho tôi luôn ghi sâu kỉ niệm bên ngôi trường này. Những kỉ niệm hằng sâu trong tim kí ức tuổi học trò tôi, biết khi nào nó sẽ rời xa tôi, nếu một ngày tôi nhỡ quên nó thì tôi không là đứa con ngoan của ngôi trường yêu dấu ấy.....!

Chẳng có ai mà không có kỉ niệm bên ngôi trường của mình ... chỉ trừ khi những bạn tuổi hồng bất hạnh không được đi học. Thật thương cho số phận của họ, họ luôn ước mơ một ngày đến trường vui đùa , luôn muốn ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình , coi thầy cô như cha mẹ. Thế mà tại sao giờ đây có một ít người không coi trọng thầy cô ngôi trường mình .. phải chăng điều đó khó làm hay sao? Nó có quá khó không? - tôi tự hỏi . Không đâu các bạn ạ! Hãy thử một lần dù một lần để yêu thương thầy cô, ngôi trường thì bạn sẽ thấy mình thay đổi hoàn toàn . Cảm giác được ở trường thật sự rất thú vị. Bên ánh nắng sân trường từng nụ cười rạng rỡ , hồn nhiên trên gương mặt thanh thoát của những cô cậu học trò nhỏ làm sân trường thêm rộn rã . Từng hàng ghế đá thân thương chan chứa kỉ niệm phượng hồng với tà áo dài duyên dáng đỗi thướt tha của sinh viên Việt Nam làm tôi đỗi tự hào . Ngôi trường đã để lại ấn tượng lớn cho tôi còn thầy cô thì tôi không thể bao giờ quên được. Nhớ những ngày thầy đã dạy cho tôi từng chút một, một nguời thầy bao dung nhân ái , đôi lúc nghiêm nghị nhưng ai biết đâu thầy đã khó nhọc sương phai. Còn các cô luôn quan tâm học trò nhỏ như chúng tôi , yêu thương từ ánh mắt trìu mến kia. Họ đã làm cho tôi thêm cảm xúc lân lân khó tả , làm sao biết đến bao giờ tôi mới có thể đền đáp công lao to lớn giáo dục chúng tôi. Tôi mãi khắc ghi những dấu ấn sâu đậm bên ngôi trường thân thương này.

Người ta thường ví thời gian như dòng sông trôi, nó cứ trôi mãi trôi mãi chẳng có bến dừng. Và tình yêu của tôi dành cho ngôi trường cũng thế nó sẽ mãi không bao giờ hết. Dẫu các bạn xem ngôi trường của mình như thế nào chứ riêng tôi tôi xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của chúng tôi . Một ngôi trường luôn dang rộng đón nhận các đàn con thân yêu, những đứa con ngây thơ của tuổi mới lớn, những đứa con còn bộc trực cần những người cha người mẹ dạy dỗ. Ngôi trường đã là ngôi nhà thứ hai thì những người thầy, người cô như cha mẹ của chúng tôi. Họ lúc nào cũng tận tụy bên những trang giáo án. Những trang giáo án chứa bao tâm quyết, hi sinh của những bậc làm cha mẹ nơi đây dành cho chúng tôi. Tôi không biết trường các bạn ra sao nhưng ngôi tường của chính tôi đang học thì tôi yêu quý nhất. Yêu mái trường ngói đỏ lung linh, yêu hàng phượng vĩ thắp sáng tuổi học trò, yêu thầy cô, bạn bè quí mến.

Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi đặt chân vào ngôi trường này, tất cả, tất cả dường như lạ lẫm. Tôi cũng như các bạn khác thôi, đôi lúc rụt rè , sợ hãi có lúc còn nép sau lưng người thân. Dần năm tháng trôi qua tôi càng thấy ngôi trường rất thân thương, luôn yêu thương chúng tôi, yêu các đàn con bé nhỏ, ngây thơ.

Tôi vẫn thường tự hỏi: " Tại sao thầy cô lại luôn mang đến cho chúng em tất cả kiến thức mà thầy cô có được" . Đến bây giờ tôi mới hiểu được thầy cô luôn muốn chúng tôi thành tài, luôn mong chúng tôi nên người giữa biển đời mênh mông rộng lớn. Một biển đời còn lắm chông gai, gian khổ, đang cần những đôi tay của thầy cô dìu dắt trên con đường lạ lẫm kia. Con đường ấy đang ở tương lại và tôi sẽ mãi hướng về nơi ấy , một nơi hy vọng cho tương lai tốt đẹp.

Giờ đây không gì sánh bằng đi học cả. Tôi đã học được rất nhiều điều ở ngôi trường này. Tôi được bạn bè quý mến , được thầy cô yêu thương , quan tâm tôi rất nhiều , nhưng người muốn chúng tôi thành đạt là ngôi trường và thầy cô đây. Thầy cô ơi biết đến khi nào con mới đền đáp được công ơn của các thầy cô dành cho con. Điều ấy con luôn khắc ghi trong tim của con , dù mai này thời gian cứ trôi mãi , cuộc sống và chính con sẽ đổi thay nhưng con vẫn luôn khắc ghi sâu công lao của thầy cô. Công lao to lớn nhường nào. Bây giờ con mới biết rằng dù có dùng tiền để đền đáp công ơn của thầy cô thì cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Nếu một ngày tôi nhỡ quên đi kỉ niệm bên ngôi trường , tôi có dùng tiền đền đáp thì có lẽ cũng chỉ là vô dụng thôi. Nhưng điều ấy sẽ không xảy ra đối với tôi, tôi luôn luôn mãi ghi nhớ về ngôi trường này . Ngôi trường thân yêu ơi con mong sao trường sẽ mãi dang rộng cánh cổng để đón các đàn con thân yêu, những người con còn ngây thơ bộc trực của tuổi mới lớn. Trường sẽ mãi là trường này đây , một ngôi trường đang ở trước mắt con, ngôi trường thân thương , luôn yêu các đàn con nhỏ. Thầy cô ơi , thầy cô cũng mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con kiến thức rộng mở đưa con đến tương lai còn xa kia ấy. Nơi được gọi là bờ bến tương lai.

Tôi nguyện làm đứa con ngoan của trường những biết là sẽ không thể nào được thế. Những con chỉ mong một điều rằng trường thân yêu ơi hãy luôn dang rộng vòng tay đón những đứa con thân yêu , mới lớn . Luôn đưa đàn con đến bờ bến tương lai rộng mở tri thức .Con mãi khắc ghi sâu kỉ niệm bên trường yêu dấu. Tôi sẽ không bao giờ quên một kỉ niệm vô giá không có vật giá trị nào sánh bằng.Trường tôi là thế đấy , tôi yêu trường tôi lắm......!

8 tháng 10 2016

 Văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm, trước hết khác nhau ở nhu cầu tạo lập. Xuất phát từ những nhu cầu biểu đạt khác nhau sẽ cho ra những bài văn thuộc những loại khác nhau: từ nhu cầu kể lại sự việc mà chúng ta có văn tự sự; từ nhu cầu tái hiện người, vật, cảnh vật mà chúng ta có văn miêu tả; từ nhu cầu bộc lộ tình cảm mà chúng ta có văn biểu cảm.

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác (miêu tả, tự sự, nghị luận); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hóa linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.
 

 

8 tháng 10 2016

- tks=> lovely <3 <3

 

12 tháng 5 2020

I. Mở bài

– Tuần trước trường em tổ chức tiêm vắc-xin cho học sinh trong trường

– Có rất nhiều cô chú bác sĩ đến nhưng em ấn tượng nhất với cô bác sĩ Hoa người đã khám bệnh cho em.

II. Thân bài

Tả hình dáng

– Dáng người cô thon gọn, hơi cao

– Nước da cô trắng hồng

– Mái tóc đen dài đến ngang lưng được cô cột gọn gàng

– Khuôn mặt cô hình trái xoan

– Đôi mắt cô đen ánh lên vẻ hiền từ

– Đôi môi đỏ đỏ

– Đầu của cô đội một chiếc mũ của các cô chú bác sĩ hay đội, có màu trắng

– Cô mặc trên người bộ quần áo bác sĩ, nhìn cô lại càng đẹp hơn

Thái độ của cô khi khám bệnh

– Cô ân cần khi khám bệnh cho em và các bạn

– Cô hỏi han các bạn về việc học

– Cô nói chuyện vui để các bạn quên đi nỗi sợ phải tiêm

– Cách cô quan tâm hỏi han khi tiêm xong cho các bạn

III. Kết bài

Cô bác sĩ Hoa để lại trong lòng em một ấn tượng rất tốt.

Em cũng mong ước sau này được trở thành một bác sĩ

13 tháng 5 2020

I. Mở bài: giới thiệu mẹ em lúc chăm sóc em khi bị ốm

Ví dụ: Trong gia đình, em rất yêu mẹ. Mẹ là người luôn ân cần chăm sóc em mỗi khi bị ốm.

II. Thân bài: tả mẹ chăm sóc em khi bị ốm

1. Tả dáng vẻ mẹ lúc em bị ốm

  • Mẹ rất lo lắng và hoảng hốt
  • Khi em lên cơn sốt mẹ em chạy đôn chạy đáo
  • Mẹ chạy đôn chạy đáo để mua thuốc, nấu cháo cho em

2. Tả hành động của mẹ lúc em bị ốm

  • Mẹ nấu cháo và bón cho em ăn
  • Mẹ mua thuốc cho em
  • Mẹ lau người cho em mỗi khi em bị sốt
  • Mẹ nhìn em trìu mến
  • Mẹ xin cô cho em nghỉ học
  • Mẹ chạy tất bật, mẹ vừa chăm sóc em vừa phải làm việc
  • Mẹ rất mệt nhưng vẫn không than vãn
  • Mẹ luôn luôn quan sát em

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mẹ khi chăm sóc em bị ốm

1. Mở bài:

Trong phần mở bài các em cần có các nội dung chủ yếu sau:

- Giới thiệu qua về tác giả.

- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.

- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra đoạn, câu thơ)

- Bắt vào phần đề bài yêu cầu.

Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.

2. Thân bài:

Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất và trong bài viết của các em cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để khắc phục được tình trạng này trước khi làm bài các em nên lập dàn ý theo cách:

- Soi chiếu bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm đã nêu ở phần I. để rút ra điều các em cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.

- Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.

- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.

- Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.

- Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết.

3. Kết bài:

- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.

- Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.

12 tháng 10 2020

Lãnh Hàn Thiên Y trả lời đúng nhưng hơn dài

2 tháng 10 2016

a) Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng luôn gắn bó với trường, người học sinh như thế hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thể hiện tìn cảm xao xuyến và nỗi buồn da diết với kĩ niệm thân thương của tuổi học trò 
- Trong bài văn, tác giả có thể hiện nhiều câu văn biểu cảm trực tiếp như: Nhớ người sắp xa trực tiếp, nhớ trua hè gà gáy, buồn xiết bao. v.v..... tuy vậy tác giả dùng hoa phượng nói lên lòng người 
- Biểu cảm trực tiếp nha bạn 
HỌC TỐT NHÉ

2 tháng 10 2016

Cảm ơn bn

22 tháng 7 2018

Gợi ý
1/ Đặt vấn đề:

- Dẫn dắt, nêu ý kiến.

- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.

- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.

2/ Giải quyết vấn đề:

2.1/ Giải thích ý kiến:

- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.

- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.

+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm:

a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:

* Tình huống truyện:

- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.

- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.

+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.

+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.

+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...

+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam.

b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:

* Tình huống truyện:

- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:

+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.

+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.

- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.

- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.

3/ Đánh giá chung:

- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.

22 tháng 7 2018

Có những tác phẩm đọc xong là ta quên ngay nhưng có những tác phẩm đọc xong mà để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua để lại lớp phù sa màu mỡ. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định: "Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật".
Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc họa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc có một cái nhìn rõ hơn về nhân vật cũng như tác phẩm. Tác phẩm Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật.
Tác phẩm xoay quanh một sự việc là tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước, trong và sau sự việc độ. Chính vì thế tình huống trong tác phẩm cũng chia làm ba giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin, khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc và sau khi nghe tin cải chính. Trong mỗi tình huống, nhân vật ông Hai bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình thông qua việc xử lí các tình huống. Trước khi nghe tin, ông Hai là một người nông dân với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tánh cách khá đặc biệt. Ông yêu làng nên đi đâu cũng khoe về cái làng của mình, ông tự hào và yêu tất cả mọi thứ của làng Chợ Dầu nên khi tình huống phải đi tản cư xảy ra, ông Hai vẫn còn rất quyến luyến cái nơi "chôn rau, cắt rốn" của mình, khi rời xa làng ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình những người ở nơi khác đến. Đặc biệt, với tình huống thứ hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, nhân vật ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình. Từng hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi đến quyết định vô cùng khó khăn "Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù", Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì, đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết định "thù" làng. Tình huống này đã làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc con người của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng lại đó mà còn muốn nói một điều gì "mới mẻ hơn" khi tạo ra tình huống thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, rất "người" của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.
Phải chăng người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Thật vậy, nhà văn Kim Lân đã đi vào miêu tả rất sâu và kĩ tâm trạng của nhân vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây, ông yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông hay khoe làng: "Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu mà không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng". Cho nên khi nhận lệnh phải đi tản cư ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa lại muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng, nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù ở làng hay rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ông. Những ngày sau ông không dám ra đường bởi ông sợ, ông lo lắng và cảm thấy chẳng còn mặt mũi để nhìn ai. Một quyết định đau đớn mà ông Hai phải dằn lòng đưa ra: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù", ông đã đặt tình vêu nước lên trên tình yêu làng, hi sinh cá nhân vì dân tộc. Nhưng ông vẫn muôn một lần nữa khẳng định sự trung thành với Đảng, với cách mạng của mình qua cuộc trò chuyện với đứa con thơ. Ông Hai đã thực sự có những suy nghĩ đúng đắn. Sau khi nghe tin cải chính, ông Hai lại được yêu làng, tự hào về làng đúng với tình yêu trong trái tim ông. Vì thế ông lại được bản tính hồn nhiên, mộc mạc của mình. Tình yêu làng của ông giờ đã quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến. Có thể trong sâu sắc nội tâm nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thực sự thành công để người đọc hiểu hơn về nhân vật.
Với thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật của ngòi bút Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, với tình yêu làng mộc mạc, giản dị mà sâu nặng hòa quyện với tình yêu đất nước, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm!.. mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!
Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân chỉ là một hạt cát trên sa mạc trong nền văn học bấy giờ. Nhưng tác phẩm vẫn có những nét riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt với việc thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật, Kim Lân đã đưa nhân vật ông Hai trở thành người nông dân điển hình sống mãi trong lòng người đọc.

27 tháng 11 2015

Bn tham khao phan giai trag 164

27 tháng 11 2015

bạn vào câu hỏi tương tự nhé ( tìm song  tick tui nhăn )

12 tháng 3 2019

Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.

Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng bố đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Bố có dáng người cân đối, thân hình khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị. Nụ cười tươi tắn và có duyên làm cho khuôn mặt bố thêm rạng ngời. Thêm vào đó là mái tóc dày và đen càng khiến cho bố trẻ hơn so với tuổi thật của mình.

Bàn tay của bố to và ấm áp. Trên đó có những vết chai nổi lên do phải lao động hàng ngày. Bố có bờ vai rộng cùng với cánh tay cơ bắp nên những việc nặng nhọc trong gia đình đều qua tay bố. Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. 

Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. Bố hiểu biết rất rộng nên em hỏi điều gì bố cũng đều trả lời ngay. Nếu có thời gian là bố lại ngồi kiểm tra việc học của hai anh em. Bố thường giảng cho em những bài văn hay, hướng dẫn những bài toán khó. Giọng bố trầm ấm và ôn tồn giảng lại khi em chưa hiểu bài. 

Bố yêu cả gia đình và luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho mọi người. Với những người xung quanh, bố thân thiện và hay giúp đỡ nên ai cũng quý bố. Đặc biệt, bố rất vui tính. Những câu chuyện bố kể rất có duyên và ai nghe xong cũng phải bật cười. Sở thích của bố là xem thời sự quốc tế, chơi vợt cầu lông và đưa cả nhà đi du lịch.

Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi không phụ công ơn của bố.

Trong gia đình tôi, bố là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.

Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.

Hôm nào tôi đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn tôi. Bố dặn dò tôi rất kỹ, nào là “đi học hôm nay phải…”, rồi thì “phải nghe lời cô giáo…”, nhưng câu cuối cùng vẫn là “con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào tôi mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt tôi làm bản kiểm điểm. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn yêu bố.

Bố tôi! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với tôi, bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua. Bố tôi là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố con như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình tôi. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố được rất nhiều người kính trọng.

Tôi rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.