Làm bài 3 giúp mình, ĐỪNG CHÉP MẠNG NHA!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm nay, trời oi ả rồi chuyển đông. Từng mảng mây đen kéo đến che kín mặt trời. Không gian một màu xám xịt. Thế rồi, cơn mưa rào ập đến.
Một làn gió mạnh thổi qua. Cây côi ngả nghiêng, lay chuyển. Mặt đất như rùng mình bởi những cơn gió lốc, cát bụi bay mù mịt. Trời như giận dữ, sấm chớp nhóa nhòa. Sau đó là những tiếng sét dữ dội như muốn xé nát bầu trời. Một vài giọt nước lăn xuống từ những mái hiên, những cành cây, kẽ lá. Rồi một hồi, hạt mưa nặng dần ùn ùn lao xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây... Những chiếc lá lúc đầu còn hớn hở nhưng sau đó lại run rẩy, sợ sệt. Chúng ủ rủ bàn chuyện sắp phải lìa cành, phải chênh chếch bay nghiêng. Những chú chim ngật ngưỡng bay đi tìm chỗ trú. Mặc sức, mưa vẫn ào ào trút xuống, giọt ngả, giọt bay. Nước đọng từng vũng trắng xóa rồi ào ào kéo nhau đổ vào rãnh công. Ngoài đường đã vắng người qua lại, chỉ có những mái hiên hai bên đường là đông đúc người. Kẻ ngồi, người đứng, có người thì khúm núm trong bộ quần áo ướt lỗ chỗ. Mọi người trú mưa có vẻ nôn nao, mắt đăm đăm nhìn ra đường và như thầm mong mưa ngớt hạt. Cũng có người rạp mình trên xe vun vút phóng qua, quần áo ướt sũng. Hai bên lề đường, trẻ em chạy nhảy tung tăng, chúng đá bóng, tắm mưa mới đầu mùa.
Thế rồi, màn mây xám xịt trên cao cũng phải trôi dạt về một phương, những mảng trời xanh thấp thoáng lộ ra. Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Những tia nắng mừng rỡ rọi xuống vạn vật. Hoa lá lại vươn lên đón ánh mặt trời. Từ những chỗ trú mưa, mọi người lại đố’ ra đường. Tiếng "leng keng" của những người đi bán hàng rong lại khua lên giòn giã.
Ôi! Cơn mưa mùa hạ đã giúp cho cảnh vật tươi mát. Hoa lá, cây cỏ như vừa được tắm gội và được ánh mặt trời sưởi ấm. Chúng tràn ngập niềm hạnh phúc sau cơn mưa đầu mùa. Mưa giúp ích cho mọi người, giúp ích cho nhà nông.
Mùa thu kiều diễm đã về. Lòng tôi chợt dâng lên cảm xúc khó tả khi chia tay mùa hạ.Mùa thu đến thật nhẹ nhàng tình cảm, đem theo không khí mát lành bao trùm cả đất trời. Bầu trời trong xanh cao vời vợi, từng đám mây trắng như những chiếc thuyền bông trôi lững lờ trên không trung. Mùa thu hoa phượng đã tàn phai để dưỡng sức sau một mùa hè sôi động rực lửa. Phượng tàn báo hiệu mùa tựu trường mới. Đường phố cũng trở nên tấp nập rộn ràng và đông đúc hơn bởi những tà áo dài trắng của nữ sinh trung học và bóng dáng của mấy cô cậu học trò nhỏ lưng mang cặp, khăn quàng thắm đỏ đang trở lại trường sau mấy tháng hè xa trường xa lớp thân thương
chỉ có mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp thui chứ k có mở bài mở rộng nha bn
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.
Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.\k cho mình nha bạn hiền ~~~
Chim muông, loài vật ở sở thú không phải là ít. Từ con cọp đường bệ đến một con thỏ hiền lành đều được chăm sóc, tỉa lông để cho khách tham quan chiêm ngưỡng. Sặc sỡ và đẹp nhất, chính là bầy công.
Trong bầy công ở sở thú, nổi bật nhất là chàng công. Chàng công cao độ bảy mươi xăng-ti-mét, đầu to bằng quả nắm đấm lớn, mắt hơi xếch. Chàng ta khoác một áo choàng lông màu lục ánh đồng. Dầu và ức của chàng có màu vàng xanh. Mỏ chàng công hơi khoằm. Mào của chàng hẹp và thẳng đứng. Khi chàng công xếp đuôi lại, chàng ta trông giống một con vịt xiêm lông sặc sỡ, có đôi chân giống chân gà. Chàng công đẹp nhất khi múa. Công lúc nào cũng múa có đôi: có trống, có mái. Khi chàng công múa, lông đuôi xòe ra hình nan quạt. Lông đuôi có nhiều hình sao màu vàng, nâu, xanh, đỏ đồng rất đẹp. Mỗi hình sao trên bộ lông đuôi của chàng công lấp lánh dưới ánh sáng như một viên thạch bích màu lục ánh đồne tuyệt đẹp. Khi múa, chàng công kêu “ực ực”, đuôi xòe dài độ một sải tay, lông đuôi uốn cong cầu vồng, cuối chiếc đuôi nào cũng có một hình sao màu ngũ sắc. Đuôi công xòe ra như chiếc ô màu rực rỡ, nhịp nhàng đôi chân xoay theo hình vòng cung.
Người chăm sóc thú cho em biết là sống ở trong chuồng, công ít múa. Có lẽ vì chật hẹp và thiếu tự do. Công chỉ múa vào mùa giao phối là nhiều. Hôm em đi sở thú, rất may đúng dịp Tết. Mùa xuân chính là mùa công múa. Vì thế, em có dịp ngắm đôi công múa.
Ở sở thú, công được cho ăn nước uống đầy đủ; khách tham quan trầm trồ thán phục. Riêng chàng công, hình như chàng cũng quen cảnh đông người nên chàng ta cũng điềm nhiên ría lông, rỉa cánh. Chàng nghệ sĩ của rừng xanh rúc đầu vào cánh chẳng cần coi mọi người xung quanh đang bàn tán gì về mình.
Nhìn bộ lông tuyệt đẹp của chàng công, em liên tưởng đến ngành hội họa. Nếu em là họa sĩ, em sẽ vẽ lại hình ảnh chàng công múa. Chim công múa thật đẹp làm sao!
ns đi ròi lại ns lại ....
nếu vậy thì chẳng ai rảnh tay chép bài của mk cho bn đâu
lên mạng mà tham khảo , đằng nào cx vậy
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ cua tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục.Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuân bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.
Ở miền Bắc, đào phai là loài hoa biểu tượng của mùa xuân, của ngày Tết. Chỉ cần thấy cành đào bắt đầu nở phơn phớt hồng, nghĩa là mùa xuân đã về.
Cây đào phai thường cao độ mét rưỡi đến gần hai mét. Từ gốc đào lớn chừng cổ tay, các nhánh đào bắt đầu tỏa dần ra. Từ các nhánh lớn lại tỏa ra các nhánh con, đan xen chi chít. Các nhánh, cành của cây đào bé lắm, chỉ tầm một ngón tay mà thôi. Ấy thế mà vẫn dẻo dai, kiên cường chống chọi với cái rét đậm rét hại của miền Bắc mà đơm hoa trổ lá.
Vào mùa ra hoa, tức là mùa xuân, nhìn từ xa cây đào phai chỉ toàn là hoa. Hiếm hoi lắm mới thấy một vài chiếc lá nhỏ màu xanh non xinh xắn. Đẹp nhất và được mong chờ nhất của cây đào đương nhiên là hoa đào. Khi mùa đông đi vào cuối, cây bắt đầu cho nụ. Nụ đào nhỏ xíu như nụ hồng, e thẹn phơn phớt ở đầu chóp. Các nụ hoa mọc thẳng ra từ chạc hoa, gần nhau đến mức tưởng như nó mọc thành chùm. Chờ xuân sang, hoa bắt đầu bung nở. Đóa hoa đào khi nở rộ lớn chừng chén trà. Cánh hoa nhỏ, mỏng manh như cánh ve, màu hồng phơn phớt, và đậm hơn ở gần nhụy. Cánh hoa xếp thành hai tầng, che chở những nhị hoa cuống trắng đầu vàng tươi ở giữa. Đẹp một cách mong manh như cánh môi người thiếu nữ mới lớn. Từ đằng xa nhìn lại, cả cây đào bồng bềnh như một chiếc kẹo bông lớn. Nhưng chỉ cần gió khẽ mơn man đi qua, thì nó lại như ngàn chú bướm nhỏ đang chập chờn đôi cánh chực bay lên,
Vẻ đẹp của cây hoa đào là một vẻ đẹp rất riêng, rất Tết. Đó là vẻ đẹp khơi gợi lên trong lòng người ta khát vọng về sự đoàn tụ và sum họp của năm mới đến. Cũng như cánh én, cành đào phai chính là biểu tượng của mùa xuân trong lòng người dân xứ Bắc.
Bài làm:
Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba bông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mười chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.
Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!
Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: Vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.
Cảm ơn bạn nhé nhưng hình như bạn nhầm đề rồi câu hỏi của mình là Biểu cảm về bồn hoa lớp em cơ mà. Bồn hoa chứ k phải là hoa bạn ạ
Giết thời gian! Tôi đang nghĩ, liệu có khi nào xuất hiện một tội danh như thế mà phải vào nhà tù không nhỉ? Lúc đó, có lẽ nhiều người sẽ chạy trốn vì chắc chắn, chúng ta sẽ bị bắt giam!
Đôi khi tôi thấy có chút bất công. Giết người, bị quy về một tội của luân lý. Nhưng giết thời gian lại được coi gần như là một thú vui: “làm chi đâu bay, đang giết thời gian thôi!” Người ta thường chọn đi câu cá, chơi game, nghe nhạc hay làm gì đó với mục đích giết thời gian mà chẳng ai thấy mình có tội lỗi gì!
Thời gian đối với bạn là gì? Phải chăng là một kẻ thù? Cớ chi lại giết hại thời gian?
Trong bài chia sẻ gợi ý tĩnh tâm tháng của chúng tôi với chủ đề: niềm vui thiêng liêng. Vị linh mục đồng hành đã chia sẻ với chúng tôi về thứ niềm vui thiêng liêng trong mầu nhiệm Nhập Thể. Nhập thể là một mầu nhiệm kỳ diệu, lớn lao, nhưng cũng là một bước đi liều lình của Thiên Chúa. Có lẽ vì nó đụng chạm tới khung thời gian vô tận của Ngài, để bước vào cái hữu hạn của thời gian. Vậy nếu thời gian đáng ghét như thế, tại sao Đức Kito đến? Tại sao Ngôi Lời Nhập Thể trong thời gian như một sứ mạng cao quý của chính Thiên Chúa?
“Đi xuống - ra đi- trao ban - dâng hiến - đi tìm” là những động từ ở thế chủ động. Đó như là những chất liệu làm nên nội hàm của Nhập Thể, điều mà mỗi người hiện diện trên thế gian này cần mang lấy cùng với quỹ thời gian của riêng mình.
Với tôi, “trao ban” trong Nhập Thể tựa như một sự năng động thiêng liêng quan trọng trong cuộc đời dâng hiến. Để trao ban, tôi thường suy nghĩ xem mình có gì để trao? Cái tôi có mà tôi thường bỏ quên nó, là THỜI GIAN! Vì quả thực, món quà vô giá Thiên Chúa ban tặng và gửi gắm cho tôi chính là những nén bạc thời gian.
Thời gian cho tôi được thai nghén đủ trong lòng mẹ, cho tôi chào đời với hình hài một sinh linh tròn đầy, xinh đẹp. Thời gian cho tôi lớn dần và nhận diện từng khuôn mặt quen thuộc của cha mẹ, anh chị. Thời gian cho tôi biết bao ngạc nhiên, bất ngờ trong cuộc đời khi tôi có thể gọi “bố ơi, mẹ ơi”, tôi có thể bước đi những bước đầu tiên. Thời gian cưu mang tôi, huấn luyện tôi, cho tôi những cơ hội để sửa mình, vực tôi đứng lên sau những lần vấp ngã. Thời gian chữa lành những vết thương lòng cho tôi và cho tôi cơ hội được bắt đầu lại. Thời gian cho tôi cơ hội để tôi thấy mình thực sụ hiện hữu và có giá trị!
Chúng ta đều được yêu như nhau, cùng được trao ban những quỹ thời gian quý giá trong khung thời gian của vũ trụ. Ấy thế mà tôi thường nghe người ta “giết” thời gian. Nếu không nói đây là một tội ác thì tôi coi đó là một lối sống bị động khờ dại. Cha đồng hành từng chia sẻ với chúng tôi: “chúng ta đừng suy nghĩ về cái vô biên của thời gian, nhưng tốt nhất hãy ngĩ về ‘độ ngắn’ của nó! Vì thời gian vô biên là của Thiên Chúa, chỉ có ‘cái ngắn’ của thời gian mới là thứ chúng ta được sở hữu”. Điều này thực sự đúng. Khi nhìn một bệnh nhân thoi thóp trên giường bệnh, níu giữ từng thời khắc cuối cùng đang qua đi trong cuộc đời; hay một cụ già đáng thương đang hấp hối muốn kéo dài cuộc đời thêm ít ngày nữa để chờ đứa con trai ở nhà tù trở về… Có lẽ khi đó chúng ta mới thấy trân trọng những khoảnh khắc mình đang có. Tôi đã từng nghe có người nói: “thời gian thật tàn nhẫn với tôi!”. Thực sự thì thời gian tàn nhẫn với bạn hay chính bạn đang tàn nhẫn với thời gian? Thời gian chưa bao giớ có sức giết chết một ai đó, còn chúng ta thì có đủ khả năng để giết chết thời gian.
Tại sao thế? Thưa, có lẽ cách nào đó, tôi và bạn cũng đang tạo ra thứ tội “tàn nhẫn” đó. Khi chúng ta sống một cuộc đời thiếu “nhựa”! Sống mà như chẳng phải mình đang hiện hữu! Sống mà như đang ký sinh trong một kiếp phù du không mục đích, không định hướng…
Thời gian đáng quý, thời gian không phải mớ giấy lộn cho chúng ta phung phí. Thời gian là những tấm vé đem lại cho chúng ta vô số những điều bí ẩn, bất ngờ và tuyệt vời trong cuộc sống. Vì vậy, trao ban thời gian là cách để chúng ta sinh lợi, chứ không phải giết đi!
Khi dành cho người khác một cuộc gặp gỡ, viếng thăm hay những phút hiện diện bên nhau,… quỹ thời gian của chúng ta sẽ bị đụng chạm, bị mất mát! Trong đời tu, tôi trao ban, dâng hiến toàn bộ thời gian của cuộc đời mình cho Thiên Chúa, cho lý tưởng sống, cho con người… Tôi không còn thời gian để lo cho sự nghiệp hay hạnh phúc riêng của mình nữa! Trao ban cái quý giá nhất đời mình đối với tôi, có lẽ chính là thời gian của mình! Dấu hiệu cho thấy tôi có đang Nhập Thể? Tôi có đang trân trọng thời gian của cuộc đời này.
Cuộc sống chỉ có ý nghĩa, khi tôi và bạn biết trân trọng thời gian. Đừng quên, Ngôi Lời đã Nhập Thể và bước vào thời gian như một ân sủng cho chúng ta. Ngài chấp nhận “độ ngắn” của nó thay vì đáng ra Ngài có quyền sở hữu cái vô tận của nó!
Đừng bao giờ giết thời gian. Trái lại, hãy làm cho nó “sống” tròn đầy, để chúng ta cũng thực sự tròn đầy trong thời gian…
Ngày nay Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như đối với công việc của hầu hết mọi người. Cùng với sự phát triển của Internet, các trang mạng xã hội (social networks) ra đời như Yahoo, Twitter, Facebook… đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gây ra nhiều tác hại cho cuộc sống của người sử dụng.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Facebook được xem là một trong những trang mạng được nhiều người sử dụng nhất, đặc biệt là giới trẻ. Facebook đã đem lại một giá trị to lớn, chẳng hạn như, nó là một công cụ kết nối mọi người rất tiện lợi và miễn phí hay để chúng ta tìm kiếm những người bạn cũ, cũng như chia sẻ các thông tin về cuộc sống, công việc.
Ngoài ra, người sử dụng Facebook có thể tạo ra các nhóm, trang riêng để chia sẻ, trao đổi những vấn đề về học tập, công việc, cuộc sống với những người trong nhóm…sinh viên có thể sử dụng Facebook cho việc học nhóm, thông tin bài tập về nhà, hạn nộp bài kiểm tra…
Hơn nữa, Facebook tạo ra một môi trường để mọi người thảo luận, bàn luận, đưa ra các ý kiến về các vấn đề xảy ra trong xã hội. Từ đó, có thể giúp người sử dụng cập nhật các thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Nhiều người cũng nhờ Facebook để kinh doanh, buôn bán. Với số lượng người sử dụng rất lớn đến từ mọi nơi trên toàn cầu, Facebook là một kênh hiệu quả để nhiều tập đoàn, công ty quảng bá hình ảnh, sản phẩm đến người tiêu dùng. Cũng như, những người nổi tiếng, các câu lạc bộ bóng đá… quảng bá hình ảnh, gần gũi hơn với người hâm mộ thông qua việc cập nhật hàng ngày các tin tức.
Mặc dù việc sử dụng Facebook đem lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng khi chúng ta lãng phí quá nhiều thời gian quý giá thì nó trở nên có hại. Và có lẽ, điều có hại nhất của Facebook là nó khiến chúng ta bị “nghiện”. Ở Việt Nam, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook được nhìn thấy dễ dàng ở giới trẻ. Có thể nói, nhiều bạn trẻ đang “ăn Facebook, uống Facebook, và ngủ cũng Facebook”.
Tất nhiên, thật khó để đưa ra khái niệm thế nào là “dành thời gian quá nhiều” nhưng buổi sáng ngủ dậy cố chụp một bức ảnh, rồi photoshop và đưa lên facebook, ngồi “canh” xem có bao nhiêu người thích (), bình luận (comment). Hay cứ tới bữa ăn chụp ảnh các món ăn và với các việc tương tự như vậy, cũng như vào giờ học, khi thầy giáo ngoảnh lên bảng thì cố lướt Facebook xem có gì mới trên Facebook không, hay mở một cuốn sách, mới được 2 phút thì ngó Facebook một lần thì quả thực đó là thời gian đang bị lãng phí cho Facebook.
Mặc dù, vẫn chưa có thống kê con số cụ thể nhưng tôi nhận thấy rằng chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng Facebook chỉ với mục đích đăng ảnh, chát chít hoặc chia sẻ việc ăn uống…là chủ yếu.
Facebook là một kênh mang lại cho chúng ta giá trị giải trí. Việc đăng ảnh, chia sẻ ăn uống cũng được coi là tốt để giải trí nhưng như đã phân tích ở trên, việc dành thời gian quá nhiều dẫn đến nghiện là có hại. Có thể, gián tiếp ảnh hưởng tới học hành, công việc và cuộc sống của người sử dụng.
Ngoài ra, có một số tác hại không hề nhỏ khác từ việc sử dụng không đúng Facebook, ví dụ như: Việc chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều dẫn đến việc bị đánh cắp thông tin cá nhân, mà nhiều đối tượng sử dụng cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hay một số người lập các trang nhóm để chỉ trích, mạt sát hay bình luận tiêu cực về người khác.
Ở một khía cạnh nào đó, Facebook là một trang mạng ảo. Chúng ta không nên “sống” trên thế giới ảo quá nhiều, chẳng hạn như, lạm dụng việc trò chuyện qua Facebook sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp…
Để khắc phục những hạn chế này, có thể nói nhận thức của người sử dụng đóng vai trò quyết định nên có câu “Tự mình cứu lấy mình”. Tuy nhiên, mỗi người một hoàn cảnh, một nhận thức, một suy nghĩ khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ, với nhận thức, kiến thức còn hạn chế. Do vậy, giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng internet nói chung, hay đối với Facebook nói riêng. Giáo dục về việc sử dụng Facebook không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường, mà còn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh, hay các cơ quan, công sở. Chẳng hạn như, các trường học, gia đình, công ty, công sở có thể khóa trang Facebook vào những giờ nhất định (có thể là giờ hành chính). Điều này hạn chế học sinh, sinh viên vào Facebook vào các giờ học, hạn chế nhân viên, công chức “lấy” giờ cơ quan để vào Facebook.
Có thể nói, Facebook là sự thống nhất của hai mặt đối lập, lợi và hại. Nếu chúng ta biết khai thác các giá trị của nó để sử dụng đúng mục đích thì nó mang lại các giá trị rất đáng kể.
1) Mở bài:
Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.
2) Thân bài:
- Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.
- Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.
- Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.
- Mặt số màu trắng.
- Quanh mặt số có viền màu đen.
- Có bốn kim.
• Kim giờ to, ngắn.
• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.
• Kim giây bé nhất.
• Kim báo thức màu xanh nhạt
- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.
- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.
- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.
3) Kết bài:
- Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.
- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc
- Không để thời gian trôi đi vô ích.
Dàn ý tả đồng hồ báo thức
I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức mà em có.
Đồng hồ báo thức người bạn thân thiết, với em chiếc đồng hồ báo thức là quà tặng của mẹ trong lần sinh nhật đầy ý nghĩa.
II. Thân bài
Miêu tả bao quát về chiếc đồng hồ
– Hình dáng chiếc đồng hồ ?
– Chiếc đồng hồ báo thức do nước nào sản xuất ?
Tả chi tiết
– Miêu tả chất liệu làm ra vỏ đồng hồ (nhựa, sắt,…)
– Mặt đồng hồ hình gì (hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông), các chữ số viết thế nào ? (viết thường hay viết chữ số La Mã).
– Phía sau đồng hồ có bộ phận nào ? (điều chỉnh giờ)
– Đồng hồ báo thức dùng năng lượng gì để hoạt động (sử dụng pin), phía sau có giá đỡ giúp không bị ngã.
– Bảo quản đồng hồ thế nào để sử dụng lâu dài. Vài ví dụ cho các em: không để rơi, không va đạp mạnh với vật cứng, không để nước thấm vào đồng hồ….
Tác dụng đồng hồ
– Báo thức mỗi buổi sáng giúp em đi học đúng giờ.
– Chiếc đồng hồ báo thức giúp em học tập khoa học, nề nếp hơn.
III. Kết bài Nêu một số cảm nghĩ của bản thân về chiếc đồng hồ.
Chiếc đồng hồ là quà tặng của mẹ, em rất yêu quý nó, nhờ có nó mà em biết quý trọng thời gian và học tập đúng giờ giấc cũng như khoa học hơn. Em sẽ cố gắng giữ gìn, trân trọng chiếc đồng hồ này.