việc sử dụng từ "Lộc" để gợi tả mùa xuân trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải có gì độc đáo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong một bài thơ, nhà thơ Thanh Hải có viết:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)
Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
=>
"Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.
Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.
Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ.
Xác định các từ trong nhan đề bài thơ là thuộc từ loại nào?
=> Từ ghép
Câu chứa từ mang nghĩa chuyển là từ "lộc"
"Lộc" trong câu "Lộc giắt đầy trên lưng" không chỉ để những lá ngụy trang rừng hay những chồi non giắt trên lưng người chiến sĩ khi ra trận. Mà "lộc" còn để chỉ niềm tin niềm lạc quan của người lính vào những cuộc chiến ở phía trước.
"Lộc" trong câu "Lộc trải dài nương mạ" không chỉ để nói về những mạ cây người nông dân gieo trồng trên cánh đồng của mình mà còn để chỉ niềm lạc quan vào mùa màng bội thu, vào sự hứng khởi của người nông dân khi bắt đầu mùa vụ để có thể có mùa màng bội thu, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.
=> "Lộc" gắn với 2 lực lượng - chiến đấu và sản xuất => không chỉ mang nghĩa gốc mà còn mang nghĩa chuyển => ý nghĩa sâu sắc
Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả:
● Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.
● “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận, trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.
⇒ Con người chính là nhân tố quyết định tạo ra, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước. Hình ảnh “lộc” xuân tràn theo người ra đồng là đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước.
Những câu thơ trên cho em liên tưởng tới khổ thơ:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai đất nước, cho dù trước mắt nhiều khó khăn, gian lao. Và đất nước được hình dung bởi hình ảnh so sánh đẹp và ý nghĩa.
HS viết được đoạn văn chỉ ra được ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ:
- Biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời mỗi con người
- Sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng
- Nguyện ước muốn làm một mùa xuân cống hiến những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước một cách khiêm nhường và lặng lẽ.
Đoạn văn có sử dụng phép liên kết lặp, nối.
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!
Từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa : tả thực chồi non, nhành biếc và ẩn dụ cho sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, thành quả tốt đẹp là mùa xuân. “Lộc” trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ra trận,“lộc” trải dài trên những nương mạ theo bàn tay người ra đồng. Như thế, người chiến sĩ, người lao động đã đem mùa xuân, gieo mùa xuân đến mọi miền đất nước.Họ trở thành những con người làm ra mùa xuân, bảo vệ mùa xuân
lộc” là chồi non, nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Câu thơ vừa tả thực, vừa tượng trưng cho sức sống của mùa xuân đất nước, sức sống của mỗi con người.