Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”. “Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”. | Bài văn 9 điểm của Đào Hoàng Anh. |
Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta. Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ. Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó? Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn". Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình. Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn. Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó. Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được. Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân. Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ. Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình. Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn). Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình. “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác. Bài văn trên có mấy chữ ? Ai nhanh thì mik k cho. |
1- Giải thích ý kiến: Đây là một ý kiến xác đáng, đã khái quát được chủ đề tư tưởng sâu sắc của bài thơ Bếp lửa mà Bằng Việt muốn gửi gắm: những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
– Sức tỏa sáng: đây là ánh sáng của cái đẹp, của những điều thiêng liêng cao đẹp, ánh sáng ấy soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người. Nó là thứ ánh sáng bất diệt
– Nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: đây là sự nâng đỡ về tinh thần, là sự bồi đắp tâm hồn con người. Từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thậm chí đến khi con người ta đi hết cuộc đời, những điều cao đẹp ấy vẫn nâng đỡ, là điểm tựa, là sức mạnh tinh thần.
2- Phân tích bài thơ Bếp lửa để chứng minh cho ý kiến: Việc phân tích bài thơ phải hướng vào, làm nổi bật chủ đề tư tưởng như lời nhận định, để thấy rằng lời nhận định mà đề bài nêu ra là đúng.
* Khái quát:
– Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa: bài thơ được sáng tác khi Bằng Việt du học ở nước ngoài, xa quê hương, xa tổ quốc.
– Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, từ bếp lửa, cháu nhớ về bà, suy ngẫm về cuộc đời bà, về tình bà cháu, về những điều thiêng liêng cao đẹp. => Hình ảnh bếp lửa và bà là cặp hình tượng nghệ thuật sóng đôi trong suốt bài thơ.
* Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và bên bếp lửa. Bà và bếp lửa là những gì thân thiết nhất đối với cháu: Bà là người thân, là người đã nuôi nấng, dạy bảo, nâng đỡ cháu từ những ngày thơ ấu cho tới khi trưởng thành; còn bếp lửa là hình ảnh bình thường, giản dị, cũng thân thiết, gắn bó với cháu từ thời thơ ấu.
* Sức tỏa sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa:
– Hình ảnh bếp lửa tỏa sáng có thể hiểu với cả hai nghĩa:
+ Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
+ Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi. Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thử thách của cuộc sống…
(phân tích, chứng minh)
– Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chất cao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả)…
( phân tích, chứng minh)
* Bà và bếp lửa nâng đỡ cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời:
( hiểu và phân tích, bình luận để làm rõ sự nâng đỡ về tinh thần của bà và bếp lửa đối với cháu, chú ý làm nổi bật được điều sau đây:
– Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi…, trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh. Tâm hồn cháu được bồi đắp… Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu…
( lấy dẫn chững thơ và phân tích. Chú ý đi sâu vào đoạn thơ:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
………………………………………….
Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa! )
– Khi cháu đã trưởng thành, đã bay cao bay xa, được tiếp xúc với những điều mới lạ, nhưng cháu vẫn không thể quên hình ảnh bà và bếp lửa. Bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa tinh thần cho cháu
(Phân tích 4 câu thơ kết bài để làm rõ điều này)
* Liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (hoặc những bài thơ mà b biết):
Bài thơ Tiềng gà trưa cũng ghi lại những cảm xúc của người cháu khi hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, với đàn gà bà nuôi. Hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, yêu thương cháu hết mực, rồi hình ảnh những chú gà mái, ổ trứng hồng…, tất cả đều là những hình ảnh giản dị, nhưng lại đem đến cho cháu niềm hạnh phúc, để khi cháu trưởng thành, khi cháu đã là một người chiến sĩ thì những hình ảnh ấy vẫn là điểm tựa tinh thần, là động lực thôi thúc cháu chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước…)
* có thể liên hệ từ thực tế cuộc sống, từ những suy nghĩ của bản thân về vấn đề này, từ đó khái quát được ý nghĩa: mỗi chúng ta cần biết trân trọng ân tình với quá khứ, với quê hương và với những người thân yêu, biết trân trọng những điều bình thường giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta.
1- Giải thích ý kiến: Đây là một ý kiến xác đáng, đã khái quát được chủ đề tư tưởng sâu sắc của bài thơ Bếp lửa mà Bằng Việt muốn gửi gắm: những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
- Sức tỏa sáng: đây là ánh sáng của cái đẹp, của những điều thiêng liêng cao đẹp, ánh sáng ấy soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người. Nó là thứ ánh sáng bất diệt
- Nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: đây là sự nâng đỡ về tinh thần, là sự bồi đắp tâm hồn con người. Từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thậm chí đến khi con người ta đi hết cuộc đời, những điều cao đẹp ấy vẫn nâng đỡ, là điểm tựa, là sức mạnh tinh thần.
2- Phân tích bài thơ Bếp lửa để chứng minh cho ý kiến: Việc phân tích bài thơ phải hướng vào, làm nổi bật chủ đề tư tưởng như lời nhận định, để thấy rằng lời nhận định mà đề bài nêu ra là đúng.
* Khái quát:
- Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa: bài thơ được sáng tác khi Bằng Việt du học ở nước ngoài, xa quê hương, xa tổ quốc.
- Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, từ bếp lửa, cháu nhớ về bà, suy ngẫm về cuộc đời bà, về tình bà cháu, về những điều thiêng liêng cao đẹp. => Hình ảnh bếp lửa và bà là cặp hình tượng nghệ thuật sóng đôi trong suốt bài thơ.
* Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và bên bếp lửa. Bà và bếp lửa là những gì thân thiết nhất đối với cháu: Bà là người thân, là người đã nuôi nấng, dạy bảo, nâng đỡ cháu từ những ngày thơ ấu cho tới khi trưởng thành; còn bếp lửa là hình ảnh bình thường, giản dị, cũng thân thiết, gắn bó với cháu từ thời thơ ấu.
* Sức tỏa sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa:
- Hình ảnh bếp lửa tỏa sáng có thể hiểu với cả hai nghĩa:
+ Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
+ Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi. Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thử thách của cuộc sống...
( phân tích, chứng minh)
- Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chất cao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả)...
(phân tích, chứng minh)
* Bà và bếp lửa nâng đỡ cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời:
(HS hiểu và phân tích, bình luận để làm rõ sự nâng đỡ về tinh thần của bà và bếp lửa đối với cháu, chú ý làm nổi bật được điều sau đây:
- Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi..., trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh. Tâm hồn cháu được bồi đắp... Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu...
( lấy dẫn chững thơ và phân tích. Chú ý đi sâu vào đoạn thơ:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
.................................................
Ôi kì là và thiêng liêng - bếp lửa! )
- Khi cháu đã trưởng thành, đã bay cao bay xa, được tiếp xúc với những điều mới lạ, nhưng cháu vẫn không thể quên hình ảnh bà và bếp lửa. Bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa tinh thần cho cháu
(Phân tích 4 câu thơ kết bài để làm rõ điều này)
* Liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (hoặc những bài thơ đã biết):
Bài thơ Tiềng gà trưa cũng ghi lại những cảm xúc của người cháu khi hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, với đàn gà bà nuôi. Hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, yêu thương cháu hết mực, rồi hình ảnh những chú gà mái, ổ trứng hồng..., tất cả đều là những hình ảnh giản dị, nhưng lại đem đến cho cháu niềm hạnh phúc, để khi cháu trưởng thành, khi cháu đã là một người chiến sĩ thì những hình ảnh ấy vẫn là điểm tựa tinh thần, là động lực thôi thúc cháu chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước...)