nội dung của cải cách Khúc Hảo ? Ý nghĩa ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK-
Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp. Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp và xã).tham khảo
Nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo:
Nội dung: Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán...Ý nghĩa: Xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt cai quản, tự quyết định tương lai của mình.Ngoài ra, việc làm đó còn chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.
Nội dung cải cách:
- Năm 1868, Trần Đình Trúc, Nguyễn Huy Tế: xin mở của biển Trà Lí (Nam Định).
- Năm 1872, Đinh Văn Điền: xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chình quốc phòng.
- Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ: gửi lên triều dình 30 bản điều trần; yêu cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại; phát triển công, thương nghiệp, tài chính; chình đốn võ bị; mở rộng ngoại giao; cải tiến giáo dục.
- Các năm 1877 và năm 1882, Nguyễn Lộ Trạch: dâng 2 bảng "Thời vụ sách", đề nghị chấn chỉnh hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
* Ý nghĩa:
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết thức thời.
- Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Tăng cường quyền lực của nhà vua, chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời Vua Lê Thánh Tông đạt mức cao độ và hoàn thiện.
- Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
Đáp án B
Sau khi lên cầm quyền thay Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo đã tiến hành một loạt các cải cách như tổ chức lại bộ máy hành chính, miễn giảm các loại thuế, lập lại sổ hộ tịch…Nhờ vậy, tình hình kinh tế, xã hội nhanh chóng ổn định, nền tự chủ của dân tộc giành được từ cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ tiếp tục được phát huy, đồng thời đặt cơ sở cho chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền
Tham khảo!!!
- Nội dung: từ cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã từng bước tiến hành nhiều chính sách cải cách khá hệ thống trên hầu hết các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục,…) nhằm củng cố chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiện cuối thời Trần.
- Kết quả: bước đầu ổn định được tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước; tuy nhiên, một số chính sách còn bộc lộ điểm hạn chế, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ.
Tham khảo:
*Bảng nội dung của các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
* Ý nghĩa của những đề nghị cải cách:
- Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
- Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
*Những hạn chế của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
- Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ đã được tiến hành ở Nhật Bản như:
+ Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.
+ Thực hiện cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình hình trị - xã hội.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng...).
- Ý nghĩa : Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp -nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
ý nghĩa:
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi nhận chính sách mà Khúc Hạo áp dụng "cốt khoan dung giản dị, nhân dân đều được yên vui".] Đó là chính sách giảm phiền hà, nhiễu dân, không bắt buộc, không quá khắt khe như thời Bắc thuộc
Chính sách cải cách mà Khúc Hạo áp dụng được các sử gia nhìn nhận là chính sách thân dân, cố kết toàn dân. Cải cách đã đổi mới bước đầu bộ mặt đất nước, đổi mới bộ máy chính trị, thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc và quyết tâm lớn của dân tộc Việt, nhằm thoát hẳn khỏi sự ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc. Qua cải cách, đời sống nhân dân được cải thiện
Riêng về lĩnh vực hành chính, Đào Duy Anh căn cứ vào những ghi chép trong sử sách những giai đoạn sau cho rằng Khúc Hạo đương thời chưa thể thực hiện cải cách thật chu đáo và toàn diện
Vì nhu cầu chống ngoại xâm, các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương nhưng vẫn có xu hướng cát cứ và họ Khúc cũng như các triều đại kế tiếp vẫn phải dựa vào các hào trưởng địa phương để củng cố chính quyền các cơ sở. Nhưng từ cuộc cải cách của Khúc Hạo, xu thế độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia ngày càng được biểu hiện rõ nét
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, công cuộc cải cách của Khúc Hạo mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành
Cuộc cải cách tạo ra sự ổn định, vững vàng cho Việt Nam trước hoàn cảnh lịch sử khi đó; đoàn kết sức mạnh toàn dân để đứng vững trước những cuộc xâm lăng tiếp theo của phương Bắc, giữ vững nền độc lập, tự chủ. Dù sau thời Khúc Hạo, Nam Hán lại tiến vào chiếm Tĩnh Hải quân, nhưng nhanh chóng bị đẩy lui trở lại Quảng Châu. Các sử gia cho rằng việc người Việt đánh lui liên tiếp hai cuộc tấn công của Nam Hán thời Tự chủ để tiến đến từ bỏ chức vị Tiết độ sứ của phương Bắc và xưng vương hiệu, đế hiệu – những chuỗi chiến thắng mang tính liên tục trong lịch sử Việt Nam - có công lao gây dựng, tạo tiền đề của cuộc cải cách do Khúc Hạo tiến hành cho đời sau.
Sử gia Lê Tung nhà Hậu Lê thế kỷ 16 đánh giá rất cao công lao của Khúc Hạo:
Khúc Trung Chúa (tức Khúc Hạo) nối nghiệp mở nước, khoan hòa, có phong thái trù mưu định kế quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, thật là bậc chúa hiền của nước Việt.
Kết quả có được từ cuộc cải cách này là nền móng cho những thành tựu lớn hơn trong tương lai của các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê
Khúc Hạo đã đưa ra những cải cách gì cho đất nước ?
+ Hành chính: - Ông lấy lộ thay châu, lấy phủ châu thay cho huyện
- Khúc Hạo chủ trương xây dựng một bộ máy gần dân, nắm từ dưới lên, tại đơn vị cơ sở là xã
- Mỗi xã, Khúc Hạo đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng . Mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế.
+ Kinh tế:
- Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế. Ông thực hiện chính sách "bình quân thuế ruộng". Các sử gia xem chính sách của Khúc Hạo là Khúc Hạo căn cứ vào cách phân phối ruộng đất theo chế độ công xã của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, đánh thuế bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia.
=> Ý nghĩa: Chính sách cải cách mà Khúc Hạo áp dụng được các sử gia nhìn nhận là chính sách thân dân, cố kết toàn dân. Cải cách đã đổi mới bước đầu bộ mặt đất nước, đổi mới bộ máy chính trị thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc và quyết tâm lớn của dân tộc Việt, nhằm thoát hẳn khỏi sự ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc. Qua cải cách, đời sống nhân dân được cải thiện.