Em hãy viết 1 bài văn bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mik cho dàn bài rùi bn làm nhé:
1. Nêu vấn đề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay - sự sẻ chia và gắn bó.
2. Giải thích vấn đề:
- Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ huyết thống và cùng với quan hệ vợ - chồng, anh - em. Nó cũng là mối quan hệ cơ bản cấu thành một gia đình.
- Giữa cha mẹ và con cái cần có sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia và yêu thương lẫn nhau. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành và con cái cần phải báo hiếu với cha mẹ.
3. Phân tích, bàn luận vấn đề
- Ý nghĩa mối quan hệ sẻ chia giữa cha mẹ và con cái:
+ Mối quan hệ sẻ chia giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp mọi thành viên trong gia đình thấu hiểu nhau hơn.
+ Mối quan hệ này cũng giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách thế hệ, tạo nên hơi ấm tình thương và hạnh phúc.
Điều này tạo nên sự khăng khít, gắn bó với các thành viên trong gia đình.
- Hiện trạng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay:
+ Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang gặp khủng hoảng nặng nề.
+ Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái lỏng lẻo, ít sự quan tâm, ít sự chia sẻ.
Đó là một thực trạng đáng buồn.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
+ Do những biến chuyển của xã hội về nhiều mặt, trong đó có mặt văn hóa - tư tưởng. Chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa dường như không được coi trong như xưa. Chính vì vậy con người thiếu trách nhiệm đối với gia đình và những mối quan hệ ruột thịt.
+ Sự phát triển của xã hội với nền kinh tế thị trường làm gia tăng nhu cầu muốn tự khẳng định mình của mỗi cá nhân làm cho sự cách biệt giữa các thế hệ càng lớn, mỗi người trở nên ích kỉ hơn và ít quan tâm nhau hơn trong gia đình.
+ Con cái và cha mẹ đều bận rộn, ít có thời gian bên nhau, tâm sự, chia sẻ để hiểu nhau hơn nên sự cách biệt về tâm lý càng lớn.
+ Các bậc cha mẹ nhiều khi còn nặng về tư tưởng công lao, sự áp đặt trong suy nghĩ khiến các con bị ức chế và muốn thoát ra ngoài ảnh hưởng của cha mẹ, dẫn đến mối quan hệ rạn nứt.
- Giải pháp khắc phục:
+ Rút ngắn khoảng cách thế hệ. Biện pháp này chỉ thực sự được thực hiện khi có sự cố gắng của cả cha mẹ và con cái. Cha mẹ và con cái nên dành nhiều thời gian cho nhau để chia sẻ, để tâm sự cùng nhau. Sự khác biệt về thế hệ là điều có tồn tại, tuy nhiên cha mẹ cần tìm cách khắc phục nó bằng cách thấu hiểu con trẻ và con cái cần cảm thông cho cha mẹ về những suy nghĩ đã lâu đời.
+ Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình với gia đình, với người thân, cần nhận biết rõ rằng gia đình mới là nhân tố chính tạo nên sự hạnh phúc và bình yên của mỗi cá nhân. Khi nhận thức được điều đó, mỗi người sẽ tự biết mình cần làm gì để các mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn.
+ Con cái nhận được yêu thương nhưng cũng cần được tự do để quyết định cuộc đời mình, để được viết nên ước mơ, khát vọng của mình chứ không phải đi viết ước mơ cho bố mẹ như hiện nay nhiều bạn học trường này, ngành này là vì bố mẹ. Ngược lại, bố mẹ cũng cần tận hưởng cuộc đời mình để thực sự được sống chứ không cần phải hi sinh tất cả vì con cái. Điều quan trọng là giữa bố mẹ và con luôn có sợi dây gắn kết bởi tình yêu thương không gì chia cắt nổi.
* Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để cải thiện mối quan hệ của mình với cha mẹ? Hãy chia sẻ đôi điều với bạn bè của mình về quan hệ giữa mình và cha mẹ để giúp các thế hệ cùng trang lứa với mình hiểu nhiều về gia đình mình hơn.
Viết một đoạn văn ( 8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường sau khi đã học văn bản "Cổng trường mở ra " của nhà văn Lý Lan
Cũng như cánh diều và sợi dây nó được gắn chặt chẽ với nhau mãi mãi k thể tách ra được thì cha mẹ với con cái cũng vậy . nó là 1 thứ tình cảm thiêng liêng cao quý và bất diệt , k ai có thể chia cắt được ....Đấy là theo mk nghĩ vậy....!!!
Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.
Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.
Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.
Từ truyện ngắn Tầng hai, ta có thể rút ra mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại như sau:
+ Đầu tiên, qua câu truyện ngắn này, ta có thể thấy trong xã hội hiện đại, con người ngày càng xa cách với nhau hơn do nhiều yếu tố. Như Phan - nhân vật trong truyện cùng gia đình chủ nhà cô thuê sống trên tầng hai, dù ở chung một nhà nhưng họ cứ như không quen biết nhau, mỗi một tầng nhà là một khoảng trời riêng, ai sống thế nào thì vẫn cứ vậy. Cũng do họ không thân thiết và do có sự khác biệt lớn trong tính cách và cách sống nên chuyện không hòa hợp được với nhau cũng là điều bình thường. Nhưng điều ấy hoàn toàn có thể thay đổi được nếu chúng ta chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan ngại ngùng đứng chân cầu thang định lên thăm gia đình tầng hai nhưng lưỡng lự và được họ mời lên nhà.
+ Phan cũng là một đại diện cho những lớp trẻ ngày nay, muốn tương lai rộng mở nên lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống buồn tẻ, lặp lại lặp lại và còn cô đơn hơn khi chứng kiến những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình người khác khiến cô nhớ nhà và thấy tủi thân. Tuy nhiên, họ luôn không có ý định về quê mà luôn tìm kiếm hạnh phúc ở thành phố ồn ào, náo nhiệt này. Nhưng khi chứng kiến khung cảnh tuy nhỏ hẹp nhưng hạnh phúc của gia đình tầng hai khiến Phan cảm thấy hạnh phúc đơn gian hơn cô tâm niệm. Từ đó có thể thấy ở thời hiện đại, chúng ta luôn nghĩ xa đến những điều tận đẩu tận đâu mà không biết rằng hạnh phúc đơn giản luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta.
+ Về mối quan hệ giữa con người với con người: Trong xã hội hiện đại, có thể thấy rằng do nhiều yếu tố mà con người đang ngày càng cách xa nhau hơn. Dù ở chung một nhà như Phan hay gia đình sống trên tầng hai của câu chuyện, hay sống cùng xóm, cùng thành phố, chúng ta vẫn thường không quan tâm và trò chuyện nhiều với nhau. Có thể do tính cách ngại ngùng, có thể do lối sống quá khác biệt, hay cũng có thể do cuồng quay của công việc khiến con người luôn trong trạng thái mật mỏi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan đến thăm gia đình tầng hai và được mời lên nhà. Chúng ta nên học cách quan tâm người khác hơn và tạo nhiều mối quan hệ hơn với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.
- Quan hệ che chở, bảo bọc: làm cho người con dễ có cảm giác được cha mẹ yêu thương và cha mẹ có cảm giác làm tròn nghĩa vụ đối với con cái. Tuy nhiên, mối quan hệ này dễ làm cho cha mẹ có thái độ độc đoán, áp đặt đối với con, làm cho người con dễ có thói quen dựa dẫm, ỷ lại, thụ động, không biểu hiện được năng lực, suy nghĩ, cá tính riêng. Điều này rất có hại cho con cái khi cha mẹ không còn hoặc khi con cái trưởng thành, phải sông xa cha mẹ.
- Quan hệ bình đẳng, độc lập : có những cái lợi đối với người con. Thông thường đó là quan điểm của Tây phương. Người con độc lập, tự lập, bình đẳng với cha mẹ ngay từ nhỏ. Do đó, con cái sẽ trưởng thành sớm, có khả năng vững vàng khi bước vào đời. Tuy nhiên, do độc lập, thiếu sự nâng đỡ từ người lớn, thiếu kinh nghiệm nên con cái dễ dàng bị vấp ngã nặng nề, khá đau đớn.
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái không được thân thiết như truyền thống Phương Đông. Quan hệ chia sẻ, gắn bó như biểu hiện của hình hai: vừa phù hợp với truyền thông Phương Đông, vừa có giá trị tốt nhất. Trong mối quan hệ này, cha mẹ vẫn thể hiện được tình cảm yêu thương, che chở, bảo bọc cho con cái mà con cái cũng đồng thời có được sự độc lập, có khoảng trời riêng cho cuộc sống của mình. Điều này giúp cho cha mẹ và con cái luôn luôn có sự gắn bó với nhau trong đó cha mẹ với kinh nghiệm, khả năng và tình yêu thương có thể chia sẻ và mang đến cho con cái những lời khuyên, những chỉ dạy, những điều tốt đẹp nhất. Con cái cũng gắn bó với cha mẹ, cũng tận dụng được những ưu thế của cha mẹ để bản thân độc lập, phát huy được năng lực riêng, ước mơ, hoài bão riêng mà không bị áp đặt như kiểu quan hệ thứ nhất hay đơn độc như kiểu quan hệ thứ ba.
Tóm lại: Để tạo được mối quan hệ chia sẻ, gắn bó, cha mẹ cần có nhận thức và thái độ yêu thương nhưng tôn trọng con cái với tư cách là một con người có quyền sống riêng. Còn con cái cũng cần nhận thức được tình cảm yêu thương của cha mẹ đối với mình, kính trọng cha mẹ, hiếu thảo, vâng lời nhưng cũng đồng thời thấy bản thân mình có suy nghĩ, tình cảm và quyền sống riêng phù hợp với đặc điểm của con người mình để một mặt yêu thương gắn bó với cha mẹ, một mặt vẫn có đời sống độc lập của riêng mình. Nhiều bi kịch giữa cha mẹ và con cái đã xảy ra. Phần lớn do cha mẹ quá che chở, bao bọc đối với con cái hoặc để con cái quá độc lập khi tuổi đời của chúng còn quá non trẻ, chưa đủ sức đối phó với sóng gió của cuộc đời.
Kết luận cần đưa ra: Giữa cha mẹ và con cái, từ xưa đến nay có rất nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Tuy nhiên, qua thực tế, chúng ta cần thấy sự gắn bó, chia sẻ trên cơ sở của tình cảm yêu thương đó là điều tốt nhất cho cả cha mẹ và con cái.
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi…”
Chẳng phải ngẫu nhiên mà cha ông ta đã để lại cho con cháu của mình những lời dạy ấy. Có lẽ bởi vì tình cảm giữa cha mẹ và con cái là điều đã có từ xa xưa. Công cha, nghĩa mẹ muôn đời vẫn bao la, vô bờ bến và đạo con muôn đời vẫn phải khắc ghi.
Trong tất cả những thứ tình cảm: tình bạn, tình thầy trò,… thì tình mẫu tử, phụ tử là tình cảm duy nhất khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời. Tình cảm ấy là duy nhất, là bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, cha mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một thứ gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây cha mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên.
Những người con bao giờ cũng cố gắng làm tròn đạo hiếu với tất cả niềm kính trọng và thương yêu các đấng sinh thành của mình. Thuở bé, ai cũng mong muốn mình chăm ngoan, học tốt để cha mẹ vui lòng, để bản thân hãnh diện. Mỗi lúc vui, buồn, người mà bạn muốn san sẻ nhất chính là mẹ cha. Theo thời gian, cha mẹ của bạn sẽ già yếu. Gương mặt những người con đầy lắng lo, sợ một ngày cha mẹ rời xa mình.
Tôi bỗng nghĩ đến truyện cổ tích “Chuyện cây táo”. Cây táo bao năm hi sinh cho cậu bé mọi thứ. Cho đến một ngày, cây táo nọ chỉ còn trơ lại cái gốc già cằn cỗi. Cậu bé thuở xưa giờ cũng đã mỏi mệt với cuộc đời nên chỉ mong được về bên gốc táo. Gốc táo sẵn sàng đón chờ cậu về nghỉ ngơi. Câu chuyện chính là hiện thân hoàn hảo cho tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ - con cái, gắn kết và thương yêu. Nhưng cuộc sống hiện nay lại tồn tại không ít những người mang trong mình dòng máu vô cảm. Người mẹ sẵn sàng ném con còn đỏ hỏn từ tầng cao, người cha sẵn sàng cưỡng bức đứa con gái dại thơ. Ở đâu đó, tiếng khóc van xin của con trẻ vẫn văng vẳng vang lên khi bị chính những người sinh ra mình tra tấn thể xác và tinh thần. Chao ôi! Thật đáng buồn thay! Và còn buồn hơn khi những đứa con bất hiếu sẵn sàng lăng mạ hay giết hại chính người sinh ra mình.
Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! “Máu mủ ruột rà” mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn