K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2019

Nói tới Nguyễn Du là nói tới một hiện tượng vô song của văn học Việt Nam. Với “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, Truyện Kiều đến bây giờ vẫn là mẫu mực cho nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đoạn trích “Trao duyên” có thể được xem là một minh chứng cụ thể cho tài năng ngôn ngữ bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du.

Vấn đề sử dụng ngôn từ bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu của người cầm bút. Nhà văn chỉ có thế gửi gắm những suy nghĩ, những quan điểm của mình qua ngôn ngữ. Không rèn câu, luyện chữ thì không thế tạo ra những tác phẩm có giá trị. Nhưng những từ ngữ cầu kì, gọt rũa một cách không cần thiết lại trở nên vô duyên và sáo rỗng. Chính vì vậy để ngôn ngữ thăng hoa cần đến cả cái “tài” và cái “tâm”.

Ngôn ngữ nghệ thuật hay còn gọi là ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học đòi hỏi phải có tính gợi hình, gợi cảm. Đó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ để đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ cao.

Cũng như các phong cách ngôn ngữ khác, ngôn ngữ nghệ thuật trước hết đảm bảo chức năng thông tin. Gia đình Kiều gặp cơn tai biến. Bao ngày tháng êm đềm. hạnh phúc bỗng chốc trở thành ảo ảnh xa xôi. Kiều buộc phải bán mình chuộc cha, gác lại mối tình đầu vừa mới chớm nở với chàng Kim. Trong hoàn cảnh đó, nàng đã trao duyên cho em là Thúy Vân, mong Thúy Vân giúp nàng làm tròn nghĩa tình với Kim Trọng. Những chi tiết ấy, người đọc chỉ biết được khi tiếp cận với tác phẩm, qua lớp ngôn từ. Nhưng Truyện Kiều hấp dẫn người đọc không phải ở nội dung mà nó thông báo. Hơn bao giờ hết, Nguyễn Du đã để lại cho văn học dàn tộc những trang thơ tuyệt tác. Nếu Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ nôm thì Nguyễn Du là người đưa nó đến đỉnh cao. Ngôn ngữ Truyện Kiều trong sáng, giản dị mà tinh tế. Nỗi đau khổ, dằn vặt của Thúy Kiều, sự xót xa cay đấng cho thân phận, sự nuối tiếc một tình yêu, sự băn khoăn cảm thấy có lỗi với chàng Kim..., tất cả những tâm trạng đó đã được Nguyễn Du miêu tả rất thành công. Bởi lẽ ông hoàn toàn nhập thân vào nhân vật, đồng cảm và thấu hiểu. Chẳng phải thế mà Mộng Liên Đường chủ nhân đã nhận xét: “Nguyễn Tố Như viết Kiều như có máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy”.

Vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích trước hết thể hiện ở tính hình tượng. Đó là khả năng ngôn ngữ gợi lên những hình ảnh làm các nhân vật như chuyển động và hiện hữu như ngoài đời. Chỉ với hai câu thơ:

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Tác giả không những khắc họa được cử chỉ, hành động của Kiều mà còn thể hiện được suy nghĩ, ý nguyện của nàng. Thúy Kiều là chị nhưng khi nhờ em lại dùng từ “cậy”. Kiều lại dùng từ “chịu” chứ không dùng từ “nhận” để hỏi ý kiến Thúy Vân. Đó hẳn không phải là cách dùng từ “ngẫu hứng”. Thúy Kiều hiểu rằng việc nàng sắp nói ra là một điều hệ trọng mà Thúy Vân khòng có quyền lựa chọn. Và Nguyễn Du đã để nàng kể lại câu chuyện ấy... Chuyện tình yêu vốn của riêng hai người nên khi phải kể cho người thứ ba, Thúy Kiều đã cố lược di những chi tiết rườm rà. Đó là sự tế nhị của một người con gái sâu sắc, Nguyễn Du đã truyền tải điều đó như thế nào? Chỉ với hai hình ảnh: “quạt ước”, “chén thề”, tác giả đà vẽ nên một không gian tình ái mà chỉ Kiều và Kim mới biết, chỉ “vầng trăng vằng vặc giữa trời” là nhân chứng. Rồi “chiếc vành với bức tờ mây”, hay “phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”... những đồ vật ý nghĩa tưởng chừng rất giản đơn ấy đã gợi dậy trong Kiều những kỉ niệm mãnh liệt của thời yêu thương. Và dường như chúng khiến Kiều không còn đủ sáng suốt. Nàng “Trao duyên” cho Thúy Vân nhưng “tình” thỉ không.

“Duyên này thì giữ, vật này của chung”.

Kể cả khi Kiều nghĩ đến cái chết, thì tình nghĩa ấy vẫn không thôi rực cháy:

“Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghi trúc mai”...

“Bồ liễu”, “trúc mai” vốn là những hình ảnh tượng trưng quen thuộc trong văn thơ bác học. Nó xuất hiện trong câu thơ mang lại tính hàm súc. Cũng một nghĩa là đền đáp tình cảm của Kim Trọng nhưng câu thơ còn gợi lên cả dáng điệu mảnh mai. yếu ớt của Kiều, cả mối tình hai người vun đắp.

Tác giả không nói với chúng ta về sự đau khổ, không nói về tình yêu thiết tha của Thúy Kiều nhưng tiếng kêu: "Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!” đã nói lên tất cả. Kim Trọng với Kiều đã không đơn thuần là người yêu mà là một đức lang quân, một người chồng mà nàng trao thân gửi phận. Vị trí của Kim Trọng trong trái tim nàng thật vô cùng to lớn.

Cứ hiện lên trên từng cầu chữ một bóng dáng tội nghiệp, vật vã của nàng thiếu nữ xinh đẹp mà bạc phận. Cứ hiện lên trong trang thơ những giọt nước mắt đắng cay cho thân phận của nàng Kiều. Điều mà chúng ta cảm nhận được chính là do tính hình tượng của ngôn từ nghệ thuật và tính truyền cảm của nó. Hẳn rằng Nguyễn Du cũng đã khóc rất nhiều cùng nhân vật, hẳn rằng nhà thơ đã xót xa đau khổ rất nhiều. Để bây giờ trở thành “người cho máu" nói như En-xa Tri-Ô-Iê, làm rung động tâm hồn bạn đọc nhiều thế hệ. Chắc chắn rằng không chỉ có một Nguyễn Du mà còn có muôn triệu con người cùng chung nhịp đập với tác giả và nhân vật của ông. Thương cho cuộc tình duyên của Kiều, lại càng thấm thía những điều:

“Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”

Càng căm ghét xã hội mà con người phải chịu tước bỏ những giá trị tinh thần đẹp đẽ, thiêng liêng nhất chỉ về thế lực “cường quyền” và “đồng tiền”.

Vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích còn thể hiện ở tính cá thể hóa. Cả đoạn trích là lời Thúy Kiều cùng những giằng xé nội tâm đau đớn. Kiều tỏ ra là người sâu sắc, có ý chi khi trao duyên cho Thúy Vân. Nhưng rồi nàng lại chìm sâu vào dòng tâm tưởng với những hồi ức, với viễn cảnh tương lai và bi kịch tinh thần, để rồi sau tiếng gọi tưởng chừng đứt ruột “Ôi, Kim lang, hỡi Kim lang!”. Nàng hoàn toàn khủng hoảng, sụp đổ vì nỗi đau đứt ruột:

“Cạn lời hồn ngất máu say

Một hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng”

Nguyễn Du rất tài tình khi khắc họa nhân vật của mình. Một Thúy Kiều thông minh, sắc sảo, tinh tế, ý nhị nhưng nàng vẫn là một con người, một người con gái yếu đuối, một người trong lưới tình giăng mắc Trong Thúy Kiều ta thấy mọi phụ nữ, nhưng cũng lại không thể nhầm Kiều với ai khác được. Đó chính là nhờ tính cá thể của ngôn ngữ nghệ thuật. Qua đoạn trích, ta cũng phần nào thấy được phong cách nghệ thuật Nguyễn Du. Một giọng điệu rất riêng: thiết tha, đằm thắm mà chỉ Tố Như bằng ngọn gió yêu thương của tâm hồn mình mới tạo ra được.

Còn nhớ Nguyễn Du Trong Truyện Kiều từng mượn lời nhân vật khác để khen Thúy Kiều:

“Khen tài nhả ngọc phun châu

Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này ".

Thiết nghĩ lời ấy dành cho Truyện Kiều cũng hoàn toàn xứng đáng. Truyện Kiều - một hòn ngọc vô giá trong kho tàng văn học dân tộc.

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)
Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

1

Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....

- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng: 

+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế. 

Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới. 

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau. 

+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta. 

+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian. 

Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc. 

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

Mình đang cần gấp trong ngày hôm nay, ai nhanh mình k cho nha

11
29 tháng 8 2020

Không chép mạng nha

29 tháng 8 2020

1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...

 Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:

+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.

2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.

Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.

Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .

3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:

+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.

+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.

+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.

4.

 Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.

- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam

- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.

16 tháng 3 2019

Bài làm:

Trao Duyên là một trong những đoạn thơ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du. Đoạn thơ khắc họa được rõ nét nhất tấn bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều. Khi vì chữ Hiếu mà nàng phải quên đi chữ Tình quên đi hạnh phúc của đời mình đành dang dở. Bằng bút pháp miêu tả nội tâm tài tình Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy được tâm trạng giằng xé đầy đau khổ của Thúy Kiều.

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Trong không gian tĩnh mịch đêm khuya vắng. Thúy Kiều gọi Thúy Vân đến khẩn thiết cậy nhờ em. Nàng biết rằng điều mình nói ra đây thật sự rất khó khăn nên mới phải sử dụng từ “cậy em”. Sau đó rồi đưa Thúy Vân lên một tầm cao hơn đó là ngồi lên trên để chị “lạy rồi sẽ thưa”. Chỉ hai câu thơ đầu thôi mà chúng ta đã thấy được Thúy Kiều là người hiểu chuyện như thế nào khi lường trước được việc mình cậy nhờ em sẽ thật sự khó khăn nên muốn đưa em vào thế không thể chối từ.

Trong niềm đau đớn của bản thân, Thúy Kiều cố gắng phân bày với em việc tại sao mới có lý do cậy nhờ ngày hôm nay:

Giữa đường đứt mối tương tư.

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ.

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài.

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn.

Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”

Nàng kể về mối tình nồng thắm của mình với Kim Trọng vừa mới chớm nở nay đã phải lụi tàn vì hoàn cảnh gia đình. Không còn nỗi đau khổ nào hơn khi vì chữ Hiếu mà phải dứt bỏ chữ Tình với chàng Kim. Vì thế Thúy Kiều cũng mong Thúy Vân thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà nhận lời chắp nối tơ duyên với Kim Trọng. Nếu Thúy Vân nhận lời làm việc đó thì dù có chết Thúy Kiều cũng vẫn biết ơn em. “Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”. Nàng đã lấy cả cái chết ra để thuyết phục em gái nhận lời cậy nhờ của mình.

Sau khi Thúy Vân đã nhận lời giúp chị Thúy Kiều bắt đầu trao cho em những kỷ vật tình yêu. Lúc này tâm trạng đau khổ giằng xé của nàng được tác giả Nguyễn Du khắc họa rất rõ nét.

Chiếc trâm với bức tờ mây.

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng.

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin.

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Trong giờ phút trao duyên mọi kỷ niệm lại sống dậy mãnh liệt trong tâm trí Thúy Kiều. Ngỡ như tình yêu chỉ mới hôm qua đây khi nàng vừa gặp Kim Trọng vừa trao nhau những lời thề nguyền ước hẹn. Trao duyên nhưng kỷ vật đấy được xem là của chung. Và sau này khi em có nên vợ nên chồng với chàng Kim cũng đừng quên chị. Càng nói Thúy Kiều càng xót xa cho thân phận hồng nhan bạc mệnh của mình. Khi mà có được tình yêu trong tay rồi mà vì biến cố gia đình lại bị tuột mất. Nàng chới với không biết bám víu vào đâu nên tưởng tượng đến lúc Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau mà lúc đấy nàng chỉ như một oan hồn vật vờ trong gió vương vấn trên phím đàn và mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ.

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây.

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Nếu như ở đoạn thơ đầu Thúy Kiều nói chỉ cần Thúy Vân nhận lời trao duyên thì mình ở nơi chín suối cũng ngậm cười thơm lây. Thì đến đoạn thơ này khi nhắc đến những kỷ niệm tình yêu với chàng Kim nàng càng day dứt. Nàng day dứt vì tình yêu không trọn vẹn. Thúy Kiều cảm thấy nỗi xót xa vô hạn dù chỉ là tưởng tượng thôi cũng khiến người ta cảm thấy thương cảm. Đúng là “trâm gãy bình tan” tơ duyên ngắn ngủi vừa nở đã tàn. Thúy Kiều chỉ xin em dù có thế nào nếu có âm dương cách biệt hãy cho chị xin giọt nước cho người thác oan.

Hồn còn mang nặng lời thề.

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời.

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Với Thúy Kiều dù có chết nàng cũng không bao giờ quên được tình yêu với Kim Trọng. Nên dù “thác xuống” nàng vẫn đau đáu với tình yêu chưa trọn vẹn. Nàng đã phải thốt lên:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang.

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây.

Cạn lời hồn ngất máu say

Một hơi lặng ngát đôi tay giá đồng

Thúy Kiều đã phải thốt lên “ôi Kim Lang” nghĩa là nàng đã coi chàng Kim Trọng như phu quân của mình là tình lang trong mộng. Nhưng từ nay cũng chỉ vì chữ Hiếu mà phải phụ chàng từ đây.

Đoạn thơ kết thúc với tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều. Ta thấy Nguyễn Du thật sự rất tài tình khi đã lột ta chân thực được nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên. Ở đó có cả sự mạnh mẽ của quân tử cũng có sự yếu đuối của nữ nhi thường tình khi phải rời xa tình yêu khắc cốt ghi tâm của mình. Một tâm trạng giằng xe đau khổ mà không phải ngòi bút nào cũng có thể lột tả được.

28 tháng 8 2020

- Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...

- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:

+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế. 

18 tháng 2 2016

I. Tác phẩm

Đoạn trích thể hiện bi kịch của tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.

Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong truyện Kiều biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hy sinh của Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hy sinh. Đoạn trích không chỉ thể hiện "nỗi cảm thông lạ lùng" của Nguyễn Du với số phận con người mà đã thức tỉnh ý thức về tình yêu, hạnh phúc, cá nhân. Đó là tư tưởng nhân đạo cao cả và sâu sắc.

Đoạn trích được viết: "như có máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy”. Đó là khả năng thấu hiểu và khắc hoạ tâm lý nhân vật một cách tài tình. Trong đoạn trích Nguyễn Du đã sử dụng thành công lời đối thoại nội tâm, lời độc thoại nội tâm và lời nửa trực tiếp của nhân vật.

II. Tác phẩm

1. Việc Kiều nhắc đến những kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?

Trong khi nói với Thuý Vân, Kiều tưởng như sống lại với những kỉ niệm tình yêu:

- Cảnh hai người tặng nhau quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm ("khi ngày quạt ước"). - Cảnh hai người uống chén rượu thề để nguyện chung thuỷ ("khi đêm chén thề").

 

- Những kỉ vật của tình yêu ("chiếc vành với bức tờ mây") Đặc biệt là Kiều tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng: - Cảnh Kim Trọng cho thêm hương vào lò hương ("mảnh hương nguyền", "đốt lò hương ấy")

. - Cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe ("phím đàn", "so tơ phím này").

Thuý Kiều nói với Thuý Vân mà như nói với chính mình và nói cùng chàng Kim. Những từ ngữ trên cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt. Thuý Kiều hi sinh tình yêu, trao duyên cho Thuý Vân nhưng con người lí trí không ngăn được con người tình cảm. Thuý Kiều đã để trái tim mình thuộc về tình yêu, sống với tình yêu. Trong tình yêu, Thuý Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế. Tất cả những kỉ niệm tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận. Nàng trao duyên cho Thuý Vân nhưng không thể trao tình. Nàng trao cho Thuý vân những kỉ vật nhưng không thể trao những kỉ niệm tình yêu. Bi kịch đó khiến Kiều vô cùng đau đớn.

2. Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ ấy có ý nghĩa gì? 

 Trong suốt đoạn trích, Kiều đã nhiều lần nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên, Kiều đã lấy cái chết làm lời uỷ thác ("Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."). Trao kỉ vật cho Thuý Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thuý Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"; "hồn"; "dạ đài cách mặt khuất lời"; "người thác oan";... Thuý Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thuý Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu mà không được sống trong tình yêu, nguyện chung thuỷ với mối tình đầu mà đành chấp nhận "đứt gánh tương tư", "trâm gãy gương tan". Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là một cái chết đầy oan nghiệt.

Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí,... ta sẽ nhận thấy một mô-típ nghệ thuật, mô-típ chiêu hồn, gọi hồn, tri âm cùng hồn người đã khuất. Sở dĩ có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết "luân hồi" trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi "kì oan" (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hoá, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.

3. Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích.

Toàn bộ đoạn trích, về hình thức là lời Kiều nói với Thuý Vân. Tuy nhiên, nếu lắng nghe thật kĩ ta sẽ thấy nhiều khi Kiều như đang nói với chính mình và đến đoạn cuối thì nàng lại quay ra nói với Kim Trọng. Việc chuyển đối tượng đối thoại thể hiện khả năng nắm bắt một cách tinh tế qui luật diễn biến tâm trạng nhân vật của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là những lời dặn dò Thuý Vân thì cảm xúc của nhân vật không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều không có điều kiện bộc lộ rõ.

- Trước hết, Thuý Kiều đề cao Thuý Vân (hai chữ "cậy" và "chịu" cùng cử chỉ "lạy"). Kiều coi việc nhận lời của em là một sự hy sinh và Kiều đã "lạy" sự hy sinh ấy.

- Tiếp theo, Thuý Kiều phân tích cho em hiểu về tình cảnh hiện tại khiến nàng không còn cách lựa chọn nào khác ("Sóng gió bất kỳ", "hiếu tình" không thể vẹn). - Rồi Kiều động viên, an ủi em: "Tuổi xuân em hãy còn dài”.

- Kiều viện đến tình máu mủ ruột rà:"Xót tình máu mủ” để làm một công việc tình nghĩa sâu nặng: “ thay lời nước non”

- Cuối cùng, Thuý Kiều lấy cả cái chết của bản thân ra để uỷ thác (“Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”).

Như vậy, Nguyễn Du đã để cho Kiều nói bằng ngôn ngữ của lí trí còn rất tỉnh táo. Kiều không để Vân có cơ hội từ chối, cứ sau một giây thăm dò Kiều lại viện thêm lý lẽ, lý lẽ nào cũng vừa có tình vừa có lý, trên hết vẫn là tình, cách nói, lời nói, cử chỉ thiết tha, cầu khẩn như vậy khiến Thuý Vân không thể từ chối.

- Tâm trạng Thuý Kiều hết sức mâu thuẫn. Điều đó được thể hiện trong thời khắc trao kỉ vật cho Thuý Vân: Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung. Mâu thuẫn nằm trong hai chữ "của chung”. Mới đọc tưởng Kiều nói của em với Kim Trọng nhưng lắng nghe từ trong đau khổ của con tim rớm máu sẽ thấy trong "của chung” có một phần của Kiều. Về lí trí Kiều muốn em nên vợ nên chồng, về tình cảm, Kiều không thể nói đoạn tuyệt là đoạn tuyệt. Kỉ vật là hiện thân của mối tình vàng đá. Với Thuý Vân nó chỉ là vật làm tin nhưng với Thuý Kiều kỉ vật gắn với kỉ niệm, với những rung động đầu đời, cầm kỉ vật là kỉ niệm sống dậy. Nhưng kỉ vật còn đó mà mối tình đành trao, kỉ vật chỉ gợi xót xa, đau khổ mà thôi.

- Sau khi trao kỉ vật, Kiều như người mất hồn, lời Kiều không còn tỉnh táo nữa mà nửa phần người sống nửa phần hồn ma. Trong lời dặn dò Thuý Vân, Kiều tưởng tượng ra tương lai, nàng là một oan hồ vật vờ, nàng xin em hãy "Tưới xin giọt lệ cho người thác oan”. Nỗi đau trong tâm hồn đến cùng cực, nàng mong với sự trở về (dù là hồn ma) có thể gặp được Kim Trọng nhưng cả sự trở về ấy cũng không thể an ủi được khiến nàng càng đau đớn hơn.

- Tám câu cuối, Kiều quay sang tâm sự với Kim Trọng trong tưởng tượng. Lời tâm sự chứa đầy mâu thuẫn, đối lập giữa khát vọng tình yêu mãnh liệt và hiện thực phũ phàng. Khát vọng là "kể làm sao xiết muôn vàn ái ân” còn hiện thực là "trâm gãy gương tan”, là "tơ duyên ngắn ngủi” là "phận bạc như vôi”, đau đớn tan nát, hiện thực đã trùm lên khát vọng. Hai câu cuối: Ôi Kim Lang / hỡi Kim lang/ Thôi thôi/ thiếp đã phụ chàng/ từ đây/ Hai dòng thơ là tiếng gọi tuyệt vọng của Kiều đối với Kim Trọng. Kiều đã ngất lịm đi trong hình bóng bao trùm của chàng Kim.

4. Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.

Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong truyện Kiều biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hy sinh của Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hy sinh. Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều đã được Nguyễn Du thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế.

Kiều yêu Kim Trọng tha thiết. Nhưng vì chữ "hiếu" nàng buộc phải lựa chọn và nàng đã hi sinh tình yêu. Về lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Thuý Vân; nhưng về tình cảm, nàng vẫn đang có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. Kiều phải thuyết phục bằng mọi cách để Thuý Vân nhận lời; nhưng Kiều cũng không sao ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn. Kiều sẽ thanh thản về lí trí nhưng trái tim thì rớm máu. Mâu thuẫn giưa lí trí và tình cảm chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến với tâm hồn con người. Với Thúy Kiều, cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách của nàng. Đó là một nhân cách trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, sâu sắc...

Nhà thơ, bằng cái "tài” và cái "tâm” của mình đã thể hiện sự giằng xé nội tâm giữa đạo đức và trái tim, giữa tình cảm và lí trí, qua đó bộc lộ một nhân cách đa tình, đa tài, đa cảm của nhân vật Kiều. Chính vì lẽ đó mà nhân vật của Nguyễn Du mang tính chân thực và sống động hơn, có tầm cỡ hơn trên phương diện chủ nghĩa nhân văn so với nhân vật Kiều trong trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân