Viết đoạn văn 8 đến 10 câu về nhân vật ông giáo (theo lối quy nạp)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Game onl có rất nhiều tác hại cho người chơi. Khi mà thời đại hiện nay, internet hay mạng xã hội trở nên phổ biến rộng rãi, ai mà không biết đến game còn bị gọi là quê mùa, hai lúa. Có thể nói rằng cái gì cũng có hai mặt, các trò chơi giải trí trên mạng không hẳn là có hại hết. Nếu dùng game để xả street sau việc học hành hoặc việc gì áp lực trong 1 thời gian vừa phải chuẩn mực thì điều đó hoàn toàn là đúng. Nhưng ở chiều khác, nếu quá nghiện game thì thật sự là sẽ sinh ra nhiều tác hại. Trước tiên, ta giải thích "nghiện game" là gì ?. Nghiện game là đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ về các trò chơi, hoạt động hay những gì liên quan ở trong trò chơi đó, luôn muốn chơi game, không bao giờ muốn ngừng việc chơi mà làm điều gì khác. Tình trạng đó cực kỳ phổ biến hơn ở lứa tuổi giới trẻ hiện nay, nguyên nhân cũng là do không biết kiểm soát bản thân, ham mê ham chơ. Và điều đó là không hề tốt!. Khi chơi game quá nhiều sẽ có hại về sức khỏe, lo chơi mà không hoạt động ăn uống lành manh và hại nhất là về mắt của mình. Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng điện thoại, máy tính quá nhiều thì ta sẽ bị nhức mắt, mỏi mắt và việc mắt phải làm việc quá nhiều như vậy sẽ dẫn đến cận thị ở độ nặng sớm. Bằng chứng là cứ đi ra đường gặp học sinh, 5 người thì có 1 người đeo mắt kính. Chơi game quá nhiều làm cho người chơi sinh ra ảo giác khi sống trong thế giới ảo quá nhiều, không phân biệt được đâu là ngoài đời đâu là trong game dẫn đến một số sự việc đáng tiếc xảy ra về tính mạng con người. Game làm cho người chơi bị mệt mỏi, bị kiệt sức không còn ham thú với học hành, công việc của bản thân. Ngoài ra, khi quá mê game thì điện thoại sài trong mấy tiếng sẽ hết pin, khi đó người chơi không có máy dẫn đến việc vừa sạc vừa chơi. Và qua sự việc đó, có một số người đã bị nổ, cháy tay mắt. Game online còn khiến cho tương lai ta mờ mịt đi, thử hỏi chơi game suốt ngày thì liệu con người ta làm sao có thể thành công?. Trên đời không có việc vô lý như vậy. Giải pháp cho tình trạng này là chuyển chữ online thành chữ lành mạng. Tức trò chơi lành mạnh, tức những trò chơi cần đến hoạt động tay chân, đầu óc. Hoặc chúng ta có thể thử tìm thú vui mới lành mạnh mà không phải là game, quản lý thời gian chơi game và hạn chế lại. Khép lại đoạn văn, chơi gam online không xấu mà không biết cách quản lí mình mới xấu.
✿T.Lam ☕
Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O. Hen - ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới về tình yêu thương con người. Và hình tượng "chiếc lá" chính là hình tượng xuyên suốt đã làm nên thành công cho tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn - xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào. Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn - xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn - xi. Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men.
THAM KHẢO
tham khảo:
Từ một tác phẩm bình thường của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du, với thiên tài nghệ thuật của mình, đã tạo nên “Truyện Kiều” bất hủ, niềm tự hào của văn học Việt Nam. Trong những đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Du, có nghệ thuật tả người. Đoạn trích "chị em Thúy Kiều" có thể được coi là một đoạn thơ tiêu biểu của nghệ thuật ấy. Thúy Kiều và Thúy Vân đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại. Họ mang cái cốt cách thanh cao của cây mai và cái tinh thần trắng trong của tuyêt. Tuy thế, dẫu “mười phân vẹn mười”, cái đẹp của hai chị em vẫn là “mỗi người một vẻ”. Khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã bắt đầu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng Thúy Kiều lên chỗ tuyệt vời. Kiều có tất cả những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn. Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng dùng phương pháp ước lệ, với những thành ngữ quen thuộc “làn thu thuỷ” để chỉ đôi mắt, “nét xuân sơn” để chỉ đôi lông mày; tuy thế với nhưng từ ngữ “ghen”, “hờn” gắn cho tạo vật, nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều là nhan sắc độc đáo, kì lạ, vượt lên trên sự bình thường. Tài của Kiều là cái tài toàn diện của nghề phong lưu: cầm, kì, thi, họa, mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn. sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Người hiếm có như thế thì có thể gặp tột cùng hanh phúc, hoặc có thể tột cùng đau khổ. Tả tài sắc Thúy Kiều, thật ra Nguyễn Du đã dự báo cho thân phận của nàng. Không đi vào chi tiết, Nguyễn Du chỉ nói lên cái thần của nhân vật bằng những nét tiêu biểu nhất, đó chính là điều đặc sắc trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du
Tham khảo !
Người ta thường nói : "Tự học là việc làm cần thiết đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..
*Tham khảo
Viết theo lối diễn dịch
Người ta thường nói : "Tự học là 1 phương pháp học tập cực kì hiệu quả đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..
Tham Khảo
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.
Trang web hoc24 là nơi giúp cho các bạn học sinh có thể hỏi những thắc mắc của mình. Nó rất hữu ích, ngoài ra, khi các bạn trả lời cũng giúp lĩnh hội được kiến thức cũ cũng như là mới. Khi vào hoc24, giúp em có nhiều bạn bè hơn, được học những điều bổ ích mỗi ngày khiến em cảm thấy rất vui. Mỗi ngày, các thầy cô giáo đều cho chúng ta hiểu thêm được nhiều thứ mới mẻ hơn. Em yêu trang web hoc24 nhiều lắm.
=> Đây là đoạn văn quy nạp. Có câu chủ đề ở cuối " Em yêu trang web hoc24 nhiều lắm "
Em tham khảo:
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, ông được nghe tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ(Câu bị động). "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Em tham khảo:
Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người.Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê" ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
Ông giáo-một người có tri thức,có học thức,là người hàng xóm,người bạn tri kỉ của lão Hạc.Ông giáo luôn quan tâm lão Hạc,biết mọi chuyện về lão,con lão đi làm ăn ở đồn điền,lão bán cho,...chuyện gì ông giáo cũng đều biết.Ông luôn thương xót cho cuộc đời của lão Hạc,đã về già cần nơi nương tựa nhưng không có ai chăm sóc.Khi hạn hán đến,khiến mất mùa liên miên,ông thấy lão Hạc nhịn đói,lâu lâu mới kiếm được củ khoai,củ ráy lót dạ.Ông liền mời lão ăn khoai,mời lão uống nước chè.Nhưng lão không ăn,không uống,từ chối đến hách dịch.Ông giáo cũng không giận dỗi,chán ghét người bạn hàng xóm,ông cũng biết và cũng hiểu cho hoàn cảnh của lão.Ông giáo quả thật là một người bạn tri kỉ tốt bụng!Đến một ngày,ông thấy Binh Tư kể lão Hạc sang xin bả chó,ông giáo lúc đầu cũng không tin nhưng rồi cũng cảm thấy buồn.Ông buồn cho lão Hạc,ông nghĩ một người đã chót khóc vì con chó mà giờ đây lại biến chất,trở thành người xấu.Nhưng rồi,khi chứng kiến cái chết của lão Hạc,ông mới nhận ra được tất cả.Ông nghĩ cuộc đời không đáng buồn vì lão Hạc vẫn giữ đc phẩm chất trong sạch,không bị tha hóa biến chất.Nhưng ông vẫn buồn,buồn vì bản thân mình,một người có học,có tri thức,hiểu biết nhưng cũng không thể cứu vớt được những con người có số phận bi thảm như lão Hạc.