Viết 1 bài văn tả người ( thầy hiệu trưởng)
K chép mạng nha Mọi người giúp mình với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mọi người ơi trả lời nhanh tui với tui đang cần gấp đó
Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen: “Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: “Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ: “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: “Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo: “Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc: “Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.
tui sao chép đấy
cuộc đời như những nốt nhạc, lúc trầm, lúc bổng, lúc vui, lúc buồn. người luôn được em yêu mến, kính trọng, người luôn ở bên em những lúc vui buồn là bà em.
bà em đã ngoài 80 tuổi.sức nặng thời gian thể hiện nhiều nhất trên đôi lưng bà, nó cong hình cánh cung. bà có mái tóc dài và mượt. từ hồi còn lớp mẫu giáo, em đã ao ước lớn lên có một mái tóc như bà. mỗi lần gội đầu bà toàn phải đứng lên ghế mới gội được. khi mái tóc bà thả ra, trông rất hiền hậu và dịu dàng. lúc bà búi lên thì mang đậm chất Việt. đôi mặt của bà bây giờ không còn minh mẫn như trước nữa. mỗi lần đọc báo bà đều phải đeo kính. em thích nhất là những lúc bà cười. vì khi bà cười , chán bà lại hiện ra chiếc cầu vồng tí hon vô cùng đáng yêu.bà em hiền lắm! mỗi lần vào mùa quả chín, bà đều phần em những quả thơm ngon nhất. mỗi tối, bà đều kể cho em nghe những câu chuyện hay. từ lúc đi học mẫu giáo, em như cảm thấy bà là kho tàng cổ tích của em. mỗi lúc rảnh, bà thường dạy em nấu cơm, làm thức ăn. thời gian thắm thoắt thoi đưa, bà em ngày càng lú lẫn nhưng em vẫn rất yêu quý bà em
em rất yêu quý bà! bà là tấm gương sáng cho em noi theo và học hỏi.
bà ơi bà cháu yêu bà lắm
tóc bà trắng màu trắng như mây
.
.
.
Câu 2:
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
Mỗi tuần một lần, vào sáng thứ hai, sau lễ chào cờ, chúng em được nghe thầy hiệu trưởng dặn dò nền nếp thi đua trong tuần.
Thầy hiệu trưởng trường em còn khá trẻ, thầy khoảng trên ba mươi tuổi. Dáng thầy cao, gầy. Mái tóc đen nhánh, cắt gọn gàng khiến gương mặt thầy có vẻ nghiêm nghị với khuôn mặt chữ điền: cằm vuông, nở nang cân đối, sống mũi thẳng và đôi mắt to, tia mắt thẳng thắn, độ lượng. Thầy hiệu trưởng trường em là một người gốc Huế. Giọng nói của thầy êm ái du dương, dịu dàng, rất lôi cuốn người nghe. Thầy dặn dò một tuần học tập thi đua mới rất rành mạch, rõ ràng. Hết giờ chào cờ, thầy đi về phòng hiệu trưởng của mình, dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Gót giầy của thầy đi êm, tiếng đế giầy gõ lên hành lang vang lên khe khẽ.
Thầy thường mặc áo sơ-mi trắng dài tay, quần âu màu đen ủi li thẳng cứng. Vào những ngày lễ lớn, thầy đeo cà-vạt sẫm màu rất lịch sự, trang trọng. Với chất giọng đặc thù của xứ Huế, thầy đọc lịch sử của các ngày lễ lớn một cách truyền cảm, hùng tráng. Lắng nghe thầy đọc lịch sử ngày lễ Hai Bà Trưng, em nghe như đâu đây vang lên tiếng voi ra trận của Hai Bà hoà với tiếng sóng nước âm vang của dòng sông Hát.
Thầy rất yêu học sinh nên dù thầy có vẻ mặt nghiêm nghị, tình yêu nghề, yêu học sinh của thầy vẫn toát lên trong cái nhìn ấm áp, trong sự ân cần hỏi han chúng em. Trong suốt những năm học đã qua, em chưa thấy thầy hiệu trưởng phạt học sinh bao giờ. Trái lại, khi nhà bạn Khanh lớp 5B bị hoả hoạn, thầy đích thân đến lớp hỏi han tỉ mỉ. Thầy đã ưu ái tặng bạn Khanh phần thưởng cuối năm với rất nhiều sách vở, dụng cụ học tập và cả một phần quà cứu trợ cho gia đình Khanh. Trong những năm qua, thầy hiệu trưởng đã lãnh đạo trường em đi lên vững vàng, đạt nhiều thành tích trong phong trào học tập, văn nghệ, thể thao. Tất cả các thầy cô giáo trong trường đều kính trọng thầy hiệu trưởng.
Thầyhiệu trưởng trường em là một người thầy khả ái và đáng kính. Em yêu ngôi trường Tiểu học của mình và rất kính mến thầy hiệu trưởng. Mai này lên Trung học, chắc chắn hình ảnh của thầy trong tim em sẽ luôn ấm áp, khắc sâu không phai mờ. Hình ảnh ấy là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.
Có một người em luôn luôn gặp ở trường, từ giờ ra chơi đến giờ ra về. một người rất yêu quý chúng em. đó là thầy hiệu trưởng.
Thầy năm nay cũng đã hơn năm mươi tuổi. hằng ngày, thầy đều mặc áo sơ mi và quần tây hoặc quần Jeans. vóc dáng thầy cao ráo, thầy ốm nhưng bù lại thầy có một khuôn mặt rạng rỡ, phúc hậu. thầy có một sóng mũi hài hòa với khuôn mặt. thầy luôn luôn mỉm cười khi được chúng em lễ phép nói “con chào thầy ạ!”. Tóc thầy đã gần bạc hết. mắt của thầy luôn luôn phát ra những tia nắng ấm áp.
Thầy luôn là người đến trường sớm nhất và cũng là người về trễ nhất. thầy rất thương chúng em. Lúc chúng em học bài, thầy thường đi xem từng lớp một, có khi thầy còn tham gia truy bài cùng chúng em. Khi chúng em trả bài lưu loát hoặc trả lời được những câu hỏi của cô giáo thì thầy lại gật gù tỏ vẻ hài lòng. Còn những ai không trả bài lưu loát hay không trả lời được câu hỏi thì thầy lại nhắc nhở là về nhà phải chăm chỉ học bài cô giao về nhà, không được lười biếng. thầy không bao giờ la mắng chúng em. Chúng em rất mến và yêu quý thầy.
Cả trường, ai cũng mến thầy, kể cả cô giáo và thầy giáo dạy ở trường. chỉ còn vài một tháng nữa là chúng chúng em đã phải xa thầy rồi, nhưng em sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm bốn năm về thầy. em hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi hơn nữa để xứng đáng là học trò của thầy.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.
Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Gợi ý cho em dàn ý chung: (Em có thể làm với bất kì lễ hội nào cũng được nha)
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
Dàn ý nhé (mình ko tiện viết cả bài)
Mở bài : Giới thiệu về lễ hội đó.
Thân bài :
+) Thời điểm , địa điểm diễn ra lễ hội.
+) Giới thiệu về các hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Ví dụ :
+) Bài phát biểu lễ hội , khai mạc ,...
+) Ý nghĩa của lễ hội?
+) Các hoạt động vui chơi, giải trí trong hội.
+) Nêu ý nghĩa của từng trò chơi (hoạt động).
+) Cảm xúc của mọi người tham gia , ở đó ?
Kết bài :
+) Đánh giá về toàn lễ hội .
+) Tình cảm của mình dành cho lễ hội.
Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày
Tôi làm con gái
Một lần qua đây
Rồi không trở lại
Ôi mùa xuân này
(Nhã Ca - Bài Nhã Ca thứ nhất)
Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả.
Bò ơi, bò nghỉ
Sau buổi cày mai
Có gì ngẫm nghĩ
Nhai mãi, nhai hoài...
Trong suốt những tháng ngày đi học, có lẽ chúng ta sau này khi nhớ lại, chỉ nhớ tới người thầy, người cô đã dạy dỗ ta, những người lái đò đã chở chúng ta qua dòng sông kiến thức. Chính sự có lẽ đó, chúng ta nhiều khi lại quên mất những người thầy người cô khác, những người không giảng dạy chúng ta, những người chỉ làm công việc tài chính trong trường hay là người lãnh đạo. Ngày ngày cắp sách đến trường, liệu sau này tôi và bạn, chúng ta có từng nhớ tới người thầy/ người cô hiệu trưởng - người cũng đã vất vả không kém để điều hành đưa ngôi trường đi lên hay không? Có thể bạn có, có thể bạn không.
Thầy hiệu trưởng trường tôi năm nay đã hơn 40 tuổi. Thầy có dáng người cao, thân hình cân đối và làn da màu bánh mật. Mái tóc thầy được chải chuốt gọn gàng càng làm tăng vẻ trí thức.
Mỗi ngày đến trường, thầy đều lịch sự trong chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần tây đen cùng chiếc cà vạt. Thầy có khuôn mặt vuông chữ điền với ánh nhìn cương nghị và nghiêm túc. Trong đôi mắt thầy, em nhìn thấy cả một biển trời yêu thương thầy dành cho học sinh và cả nhiệt huyết thầy dành cho nghề.
Em ấn tượng nhất với đôi bàn tay của thầy, đôi bàn tay gầy gầy với những vết chai sạn do nhiều năm cầm phấn. Thầy có giọng nói trầm ấm và truyền cảm. Thầy hiền lành nhưng cũng rất nghiêm khắc, đặc biệt là trong vấn đề học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. Khi có học sinh vi phạm, thầy sẽ luôn nhắc nhở khuyên nhủ để học sinh đó tự nhận ra cái sai trong hành vi của mình sau đó tự tìm cách sử lỗi. Không chỉ thế thầy còn rất tâm lí.
Thầy luôn yêu thương học sinh như con của mình, đối xử với tất cả các học sinh một cách bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, học giỏi hay không học giỏi. Chính vì vậy mà học sinh ai cũng yêu quý thầy.
Em cũng rất yêu quý thầy và coi thầy là người cha thứ hai của mình. Em mong thầy luôn khỏe mạnh, tận tâm và nhiệt huyết với công việc.