K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2019

Tả cây bàng

                                Bài làm

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay en ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. 

Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nẩy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nỏn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. 

Ẩn mình sau kẻ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

26 tháng 3 2019

Tả cây bàng

Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.

Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.

Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.

Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.

Tả gấu bông

Trong số những món đồ chơi của em, em thích nhất là chú gấu bông Mi-sa. Đây cũng là một món đồ chơi gắn bó và có nhiều kỉ niệm với em nhất.

Mi-sa chỉ to như con mèo thật, nhưng hình dáng thì tròn trịa, mập mạp hơn. Chú trong tư thế chễm chệ ngồi, hai cái tay ngắn ngủn dang rộng về hai phía lúc nào cũng như đón chào em. Toàn thân chú khoác lên mình một bộ lông màu vàng chanh, chỉ ở tai, mõm, bàn chân và cái bụng phệ là pha những mảng màu trắng ngà.

Gương mặt Mi-sa toát lên vẻ hiền hậu và vui vẻ. Tuy đã cũ nhưng hai mắt chú đen láy như mắt thật, lộ nét tinh nghịch và thông minh. Cái mũi chú nhỏ, nhàn nhạt nâu trông khá buồn cười. Trên cổ lại thắt cái nơ đỏ đã bạc mầu, còn thêm một bông hoa màu trắng trên đôi tay tuy không còn mới nhưng trông chú thật duyên dáng.

Em rất yêu Mi-sa. Em không biết chú có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em nhớ được thì Mi-sa đã ở bên em rồi. Mẹ em bảo rằng, Mi-sa có từ trước khi em ra đời. Hàng ngày, em chơi cùng và ngủ cùng Mi-sa, không có chú là em không sao ngủ được, nên đi đâu xa nhà là em cũng mang chú theo.
Giờ đây em có thêm rất nhiều gấu bông mới, nhưng không chú gấu bông nào có thể thay thế được Mi-sa yêu quý của em.


hk tốt

7 tháng 2 2018
  • Mở bài:

Thật không có loài hoa nào có vẻ đẹp cao sang và lộng lẫy như hoa mai. Trong mỗi dịp tết đến xuân về, hoa mai bung nở vàng cả thôn làng, dệt nên sắc xuân tươi thắm. Sắc vàng rực rỡ làm không gian tết trở nên sống động khác thường.

  • Thân bài:

Nếu người miền Bắc yêu chuộng cái sắc hồng son phơn phớt của hoa đào thì người miền Nam lại say mê cái sắc vàng ươm tươi tắn của hoa mai. Cả hai loài hoa đều mang đến cho cái tết cổ truyền Việt Nam nét xuân quyến rũ và sức sống mãnh liệt trong nghìn năm qua.

Ở nước ta, mai có hai loại: mai xuân và mai tứ quý. Mai xuân chỉ nở khi mùa xuân đến. Mai tứ quý là hoa mai nở rải rác quanh năm. Mai tứ quý là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen). Bởi vậy khi hoa đã tàn mà người ta còn ngỡ như cây mai đang chuyển sang một vận hội khác.

Còn có một loại hoa mai khác nở hai lần trong năm. Chính vì vậy loài mai này còn có tên là “Nhị độ mai” (tức “mai nở hai lần”). 

Cây mai có dáng vẻ thanh cao đến kì lạ. Thân cây mềm mại, lá xanh thắm biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Để cho hoa nở đúng vào ngày mùng một đầu năm người ta thường bẻ lá đồng loạt và tưới cây. Việc làm ấy nhằm kích thích nụ hoa bung nở và lộc biếc vươn cành. Ngày đầu năm mới, một vài đóa mai nở chen lẫn trong lộc non chồi biếc là dấu hiệu của sự an lành, thịnh vượng, niềm may mắn sẽ đến.

Hoa mai nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa mai thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín cánh, mười cánh. Những cánh hoa vàng kết dính vào tâm, xếp đều trên đài hoa màu xanh khỏe khoắn tạo nên nét tương phản hài hòa làm nổi bậc sắc vàng tươi. Nhị hoa bé xíu rung rinh trong gió. Từng chùm lá non khoe khuẩy trong nắng. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của an lành, của một năm thịnh vượng, an khang.

Ấn tượng nhất là khi hoa mai nở. Mới đêm qua, búp nụ còn e ấp, thế mà sáng ra, cả cây mai rực rỡ sắc vàng. Nhìn xa xa giống như một chiếc đèn lồng khổng lồ. Những cánh hoa bé xíu dịu dàng đu đưa trước gió cho ta cảm giác thanh bình, ấm áp ngày xuân. Có lẽ, hoa mai là loài hoa thắng thế trong cuộc đua sắc màu. Nó là loài hoa nở trong ngày đầu tiên của năm, là loài hoa nhiều hoa và rực rỡ nhất.

Tươi đẹp là thế. Rực rỡ là thế. Tuy nhiên, hoa mai nhanh nở chóng tàn. Hoa nở trong tuần là bắt đầu rụng cánh. Từng cánh hoa thưa thớt rụng xuống. Rồi bỗng một sớm nào đó, toàn bộ cây mai trút bỏ chiếc áo vàng chỉ còn trơ trọi cành. Mấy búp chồi xanh cũng đứng trầm tư trong im lặng như tiếc nuối sắc hoa. Thế nên, người xưa hoa mai thường ví như cái đẹp mỏng manh, dễ vỡ.

Nếu hoa cúc bình dị, hoa đào tươi tắn thì hoa mai lại mang vẻ đẹp cao sang hiếm có. Thế nhưng, cái cao sang ấy không kiêu hãnh như hoa hồng, thược dược, lay ơn,… mà âm thầm lặng lẽ đến khiêm nhường. Bởi thế, hoa mai rất dễ hòa hợp với mọi không gian. Từ vườn quê thanh bình đến phố thị náo nhiệt, hoa mai luôn giữ vị trí không thể thay thế được trong mọi gia đình vào ngày tết đến xuân về.

Có mai là có xuân. Xuân đến tết về. Một cành mai cắm vào lọ độc bình để ở chính giữa nhà là đã có cả một mùa xuân rực rỡ, một cái Tết đầy hi vọng đang ngự trị trong gia đình. Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn. Chơi mai là để trân quý cái đẹp của đất trời xứ sở. Mỗi cành hoa mai còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình sum vầy trong năm mới sắp đến.

Bằng một cây mai, người Việt đã đưa vũ trụ nhân sinh vào trong thú chơi tao nhã này. Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu; bao gồm cả thiên, địa, nhân. Lại có cả ngũ hành tương sinh tương khắc hòa quyện triết lí Đông phương. Nếu phần thân rễ biểu hiện cho cốt cách cứng cỏi của người quân tử thì phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát là nguồn hạnh phúc, là tài lộc vượng phát, sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.

  • Kết bài:

Đến rồi đi, nở rồi tàn nhanh chóng theo thời gian. Đời hoa ngắn ngủi vô thường. Bởi vậy, hoa mai được xem như là biểu trưng sâu sắc cho cái vòng xoay tuần hoàn đầy khắc nghiệt của vũ trụ. Từ nghìn năm qua, hoa mai vẫn giữ một vai trò trọng yếu trong tâm linh người Việt. Hoa mai trở thành biểu tượng của mùa xuân, của cái đẹp đất trời, của tâm hồn Việt Nam bình dị mà hòa thắm yêu thương.

7 tháng 2 2018

Tết đến xuân về, em và bố cùng đi chợ hoa sắn Tết. Ở chợ, ai nấy đều nô nức chọn về cho gia đình mình một cây đào, cây quất để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mình. Cây đào ngày Tết mang đến sự may mắn cho cả gia đình trong dịp năm mới. Bởi vậy mà em và bố phải chọn cây thật đẹp.

Đi cả ngày thì cuối cùng em và bố cũng đã chọn được một cây đào phai trông rất đẹp. Cả gia đình em đều rất thích và thống nhất đặt cây đào ở phòng khách để cả nhà cùng ngắm. Nếu chỉ tả cây đào ngày Tết thì cũng không khó để hình dung ra. Dáng cây đào tỏa thành hình tròn, thân uốn lượn hình rồng bay. Thân cây màu nâu sẫm, những cành cây cong vút nhưng mềm mại, chìa ra thành từng nhánh nhỏ. Lá đào mọc tập trung chủ yếu ở trên ngọn cành, màu xanh non. Nụ hoa hé nở, mập mạp đậu trên cành cây khẳng khiu nhìn mới đẹp mắt làm sao! Một số bông hoa đã nở trước thành những điểm nhấn của cành đào. Cánh đào màu hồng nhạt, những cánh hoa xếp trồng lên nhau. Nhị hoa màu vàng tươi được nâng niu trên đài hoa xanh non. Hương hoa đào mùi thơm thoang thoảng nhưng lại rất quyến rũ đối với các loài ong bướm.

Đã cận kề ngày Tết, gia đình em ai ai cũng bận rộn với các công việc trong nhà. Còn riêng em và các anh chị thì quấn quýt bên cây đào ngày Tết bằng những sợi dây kim tuyến, đèn màu xanh đỏ. Hình ảnh cây đào ngày Tết đã khiến cả căn phòng bừng sáng, rực rỡ và trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Đã có lần em hỏi bà nội rằng tại sao cây đào ngày Tết lại tượng trưng cho sự may mắn trong dịp năm mới. Bà trả lời em rằng chính sắc thắm của hoa là sự may mắn vì thế mà mọi người thường trưng bày ngày tết để mang đến sự may mắn cho cả năm. Vì vậy mà họ đã chọn cây đào là cây tượng trưng cho ngày Tết. Nghe bà giải thích xong, em lại càng cảm thấy quý cây đào ngày Tết hơn.

Em thầm ước sang năm cả gia đình sẽ gặp may mắn cả năm, đúng như ý nghĩa tuyệt vời của cây đào ngày Tết mang lại. Cho tới bây giờ, kì nghỉ Tết cũng sắp hết nhưng ấn tượng về cây đào ngày Tết vẫn in sâu trong tâm trí em. Mong sao hình ảnh cây đào ngày Tết và ý nghĩa của nó sẽ được mọi gia đình lưu truyền cho con cháu, để phong tục ngày Tết này sẽ được giữ mãi đến mai sau.

  

Mùa thu đã qua. Sang mùa đông. Một buổi sáng cũng như bao nhiêu buổi sáng khác, em bước trên giường xuống thấy trong người giá lạnh. Mẹ em bảo: “Hôm nay đi học con mặc chếc áo đồng phục mùa đông vào cho ấm”. Nhìn chiếc áo, em thấy dáng áo bo mặc trông rất khoẻ.

Chiếc áo đồng phục của em có hai màu: phần trên áo có màu trắng, phần dưới áo là màu xanh thẫm. Vải áo mềm mại, mặc chiếc áo lên em thấy rất tiện cho các hoạt động của lớp của trường. Áo có hai lớp mặc nên rất ấm. Áo kéo phec – mơ – tuya rất tiện kéo lên kín cổ rất ấm. Chiếc áo đồng phục của em, phần dưới của áo có hai túi chéo có viền màu trắng nổi bật trên nền vải màu xanh. Nách áo rộng, tay áo không qúa dài nên đủ để mặc một chiếc áo len ở trong. Phái bên tay trái áo có gắn phù hiệu của trường.

Mỗi khi lấy chiếc áo ra khỏi tủ và mặc, em rất hãnh diện vì mình là học sinh trường tiểu học Quỳnh Lôi.

26 tháng 3 2019

xin lỗi nha ! nửa mà mk ghi là nữa!

16 tháng 12 2016

Đất nước ta có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng em thích nhất là hoa phượng – một loài hoa gần gũi và thân quen gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò chúng em.

Không ai biết bác phượng đã được trồng từ bao giờ? Nhưng nay bác đã già, già lắm. Nhìn từ xa, bác phượng như một chiếc dù xanh khổng lồ che mát cả một góc sân. Thân bác xù xì, nứt nẻ. Cách mặt đất khoảng chừng ba mét, thân cây chia ra làm ba nhánh lớn, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành, các cành cây uốn lượn đan xen nhau trông thật đoàn kết. Lá phượng xanh um tựa lá me non, ngon lành như những hạt cốm. Vào mùa thu, tán lá chuyển dần sang màu vàng úa, chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua thôi là lá đã rơi như mưa bụi. Đông đến, phượng trông thật khẳng khiu, chỉ trơ những cành cây đã trụi hết lá. Nhìn phượng mà thương biết mấy! Mùa xuân đến, các mầm xanh đua nhau mọc lên, màu xanh nõn nà của lá báo hiệu một sức sống mới đang dâng trào. Thời gian trôi qua, thấm thoắt mà đã đến mùa thi. Lúc này, nhìn lên cây phượng, cây đã lấp ló mấy đốm lửa hồng. Phượng bắt đầu ra hoa! Hoa phượng nở cũng là lúc sắp phải chia tay. Nhìn hoa phượng nở, trong chúng em trào dâng một cảm giác bồi hồi, xao xuyến: vừa buồn mà lại vừa vui: vui vì sắp được nghỉ hè, buồn vì sắp phải xa thầy cô, bè bạn… Hoa phượng có năm cánh, đỏ rực như những con bướm lửa. Giữa những cánh bướm đó là nhị hoa dài phủ phấn vàng e lệ. Hương phượng không nồng nàn như hoa hồng, hoa huệ mà là một mùi thơm thoang thoảng trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất, tạo thành một thảm hoa đỏ thắm quanh gốc phượng. Chúng em thường hay nhặt những cánh hoa ấy ép vào vở.

Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng em vui vẻ đón chào một mùa hè phía trước đầy thú vị. Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít tiếng khóc sụt sùi khi phải xa mái trường, xa thầy cô, bè bạn… Ba tháng hè trôi qua dài đằng đẵng, không một tiếng cười nói, chuyện trò; không tiếng trống trường. Phượng buồn, phượng nhớ. Hoa phượng lác đác rụng xuống sân trường. Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hẳn là phượng đang khóc! Phượng đẹp, phượng rực rỡ, nhưng nhiều khi phượng hờn, phượng tủi vì chính mình. Bởi vẻ đẹp đó có được ai chiêm ngưỡng khi mà học trò đã nghỉ hè hết…

Hoa phượng đã gắn bó với những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò. Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Em yêu hoa phượng – loài hoa học trò thân thương.

4 tháng 3 2022

tham khảo

Tết đến, nhà nhà háo hức chuẩn bị đón một năm mới sắp đến. Dù đây là một ngày lễ cổ truyền từ ngàn năm nhưng mỗi miền lại có những phong tục tập quán khác nhau. Người miền Bắc thích bánh chưng vuông chằn chặn, thích hoa đào giản dị mộc mạc nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Còn người miền Nam chúng tôi luôn đón tết với những chiếc bánh tét và cũng không thể thiếu một cây hoa mai thật lộng lẫy.

4 tháng 3 2022

tham khảo

Mùa xuân đó, không khí Tết làm nao lòng người, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Khắp nơi trong vườn, ngàn hoa khoe sắc thắm. Em và bố cùng chăm chút cho biểu tượng của ngày Tết - cây hoa mai được bố trồng trước sân nhà.

24 tháng 2 2019

Khó thế ?

24 tháng 2 2019
Cứ mỗi lần tết đến, xuân về là trên khắp miền quê đều rực rỡ các loại hoa, từ hoa mai, hoa đào, hoa ly, hoa cúc…Nhưng hoa đào luôn là loài hoa được mọi người yêu thích nhất bởi nó chính là biểu tượng của mùa xuân ở miền Bắc nước ta. Màu sắc hồng tươi rực rỡ của hoa đào làm cho không khí mùa xuân càng thêm ấm áp, sinh động hơn bao giờ hết. Cứ mỗi dịp đón Tết Nguyên Đán gia đình em lại mua về một cây đào. Cây đào được trồng trong bình gốm, được cắt tỉa gọn gàng theo hình chóp nón trông vô cùng thích thú. Cây đào có đủ cả lá nụ, hoa và lộc non, mang biểu tượng may mắn cho gia đình nên hoa đào luôn được tôn thờ trong mỗi gia đình trong dịp Tết. Cây đào cao gần bằng cái đầu của em, khi em đứng cạnh nó thì nhìn hai chúng em như một cặp song sinh. Những cánh hoa đào màu hồng tươi, rực rỡ khoe sắc trong nắng mai, thân đào màu nâu sẫm. Từ chiếc thân mọc ra rất nhiều những cành nhánh nhỏ, tí hon. Những cành nhỏ này vươn cao, vươn cao và có rất nhiều nụ đào còn đang chúm chím chờ ngày nở tung khoe mình trong nắng gió. Những lá non xanh mơn mởn như những cô gái thiếu nữ tới tuổi dậy thì đang e ấp, núp mình bên bên dưới. tả cây hoa đào tả cây hoa đào Những bông hoa đào khi đã nở rộ thì bên trong có những nhụy vàng, những cánh hoa mong manh yếu đuối nhưng lại có vẻ đẹp vô cùng quyến rũ làm say đắm lòng người. Hoa đào cũng có sức mạnh riêng của nó bởi nó luôn được trân trọng yêu mến. Màu đỏ, hồng tươi của hoa đào là biểu tượng của sự may mắn. Nên khi Tết đến xuân về nhà nào cũng phải mua một cành đào như thể đem may mắn về nhà. Xung quanh cây hoa đào bố em thường treo những giàn đèn nháy lấp lánh buổi tối khi bật đèn lên thì những ánh đèn xanh đỏ làm cho cây hoa đào càng thêm phần kiêu sa quyến rũ. Cây đào là biểu tượng của sự phú quý, sự đầm ấm trong gia đình nên năm nào bố mẹ em cũng chọn một cây vô cùng độc đáo, có đủ cánh lá, lộc non, nụ và quả. Những quả đào lú nhú bé tí ti, như những ngón tay út của em, có màu xanh nhạt trong đáng yêu vô cùng. Em thường ước gì quả đào to hơn để em có thể hái chúng xuống thưởng thức. Hoa đào đã trở thành biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán ở miền Bắc nước ta, nếu không nhìn thấy hoa đào trong nhà cứ như không nhìn thấy Tết vậy. Tết cũng là dịp để cho những người con đi xa trở về đoàn tụ với gia đình mình, nó biểu tượng của sự sum vầy tình thân. Vì vậy, khi nhìn thấy hoa đào rực rỡ khoe sắc là trong lòng em lại cho tâm trạng bồi hồi xao xuyến.
12 tháng 5 2016

Dàn ý

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bài làm

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với  cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà  nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

12 tháng 5 2016

MB: Giới thiệu cây tre:

- Cây tre loài cây rất quen thuộc,gần gũi, xuất hiện trên khắp nẻo đường đất nước.

- Đặc biệt hơn, cây tre còn là tâm hồn của người dân Việt, được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt.

TB:* Miêu tả cây tre:

- Nhìn từ xa, lũy tre như một bức tường thành bao quanh thôn xóm

- Tới gần mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre gầy guộc, khẳng khiu

- Cây này tựa cây kia, bất chấp nắng mưa, giông bão, vươn lên đón ánh mặt trời

- Các cụ già thường bảo:Cây tre cx như người dân quê mk, hai sương 1 nắng, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường.

- Thân tre tròn lằn lại, nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh như những cánh tay vươn dài

- Dưới gốc, chi chít những búp măng non

- Búp thì ms nhú, búp thì cao ngang ts ngực, có búp vượt quá đầu người

- Từng năm, từng tháng, những búp măng non ấy đc mẹ tre chăm chút ngày 1 lớn lên, ngày 1 trưởng thành trong bóng mát yêu thương...

KB: Bn tự viết nha!!!

 

24 tháng 3 2018

Hàng ngày, chăm sóc cây trong khu vườn nhỏ xanh lá đã trở thành niềm đam mê của ông tôi.
Khu vườn không rộng lắm nhưng có bao nhiêu là cây. Nào hàng cây ngọc giá, xương rồng, song mây. Thêm vào đó, hàng phong lan khoe sắc hoà cùng vẻ đẹp của những khóm hồng nhung đang độ chớm nở...

Thoạt nhìn có lẽ ít ai nghĩ ông tôi đã ngoài sáu mươi, vẫn bộ pijama cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông chậm rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng khom khom cúi xuống, ông bắt tay vào công việc của mình. Tỉa lá bắt sâu vẫn là những công việc ông yêu thích nhất. Tiếng kéo cắt lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi nheo lại, cố tìm những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông tóm lấy nó. Gã sâu ấy có nguy trang khéo thế nào đi nữa thì vẫn không qua nổi mặt ông. Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa trên tay tưới cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu. Nước tuôn xuống như cơn mưa thu nhỏ. Cành lá vươn ra uống dòng nước trong vắt, mát lành để được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Trên cái trán đầy nếp nhăn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng hình như ông không cảm thấy mệt, vẫn cặm cụi với khu vườn, với niềm dam mê muôn thuở. Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chỉ biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ bàn tay ấy cả. Những ngón tay gân guốc, rắn chắc khéo éo nắn sửa từng cây thế vịn. Nắng lên cao, ông cũng đã thấm mệt. Tựa mình vào chiếc ghế mây, thưởng thức tách trà nóng, ông khẽ đẩy cặp kính lên ngắm lại “tác phẩm” của mình. Cơn gió thoảng qua, dịu mát như làm vơi đi mệt mỏi, chưa bao giờ ông ngắm “tác phẩm” lâu đến thế. vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện.
Dường như cái dáng gầy gầy cặm cụi với khu vườn của ông đã khắc sâu vào :rí nhớ tôi như một điều kì diệu. Mỗi lần xem ông chăm sóc khu vườn là một lần tôi được cảm nhận một lần ông được say mê với tuổi già.

24 tháng 3 2018

I. Mở bài: giới thiệu ông nội
Gia đình em có 5 người, ba mẹ em, ông bà nội và em. Người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội. ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em. Ông luôn là người tiếp lửa, là người cho em niềm tin để phấn đấu trong cuộc sống và học tập. bên cạnh đó, ông nội còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống của em. Em rất yêu quý ông nội.

II. Thân bài
1. Giới thiệu bao quát
Ông nội năm này 72 tuổi. ông là một thầy giáo về hưu. Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông. Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh. Từ khi nghỉ hưu ong buồn hẳn, nhưng điều đó là diều hiển nhiên mà ông phải chấp nhận.

2. Giới thiệu chi tiết.
a. Tả ngoại hình
- Năm nay, ông nội em 75 tuổi
- Nội cao khoảng gần mét bảy. Khuôn mặt nội hơi tròn.
- Mái tóc nội màu muôi tiêu, dày và cứng
- Lông mày đậm, hơi xếch.
- Ông nội luôn tươi cười
- Nội già nên phải đi khom khom
b. Tả tính tình
- Ông rất tận tụy với công việc và hòa nhã với dồng nghiệp.
- Cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hang đầu
- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
- Yêu thương mọi người.
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về ông nội và tình cảm dành cho ông
- Em rất tự hào về ông.
- Ông là chỗ dựa vững chắc của em.
- Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
- Ông là tượng đài tráng lệ trong em.
 

lap dan y han hoi nhá

ok

14 tháng 3 2018

Bài làm:

Nhà em có rất nhiều cây leo như: bầu, bí,…Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp hương mà bố em trồng ở sau vườn.

Khung giàn mướp được làm bằng tre dài năm mét, rộng hai mét. Mới hôm nào, cây mướp còn nhỏ xíu. Chỉ mấy hôm sau, ngọn mướp đã bò khắp giàn. Tay mướp chỉ nhỏ bằng que tăm, mới chiều hôm nay tay mướp chỉ dài khoảng năm phân mà sáng mai tay đã dài mười năm phân quấn chặt vào giàn. Thật là kì lạ phải không các bạn!

Chẳng mấy chốc một màu xanh tươi đã phủ kín mặt giàn. Khi đã leo khắp giàn thì mướp bắt đầu ra hoa. Hoa mướp màu vàng tươi như mời gọi ong bướm đến hút mật. Rồi quả mướp bé xíu thi nhau chồi ra như muốn mở lời chào ngày mới. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột, bằng con cá chuối to. Quả thì thẳng, quả thì cong như vầng trăng gần giữa tháng. Quả này chen với quả kia lúc lỉu khắp giàn. Sáng nào, em cũng ra vườn hái mướp về ăn. Mướp nhiều quá, mẹ sai em cắt mang biếu họ hàng, hàng xóm mỗi người vài quả. Ai cũng khen mướp nhà em ngon và thơm.

Cây mướp nhà em rất nhiều tác dụng, vào mùa hè mà có bát canh cua hoa mướp thì thật là tuyệt! Lá mướp tươi để lau nhựa mít. Ai bị nước ăn chân thì dùng lá mướp khô sẽ khỏi. Em sẽ chăm sóc cây mướp thật tốt để cây cho nhiều quả.



 



 

14 tháng 3 2018

Bài văn tả giàn cây leo lớp 5:
Vườn nhà ông em được mệnh danh là xứ sở của các loài cây, nó xuất phát từ sự đa dạng trong các loài cây mà ông trồng, từ cây ăn quả đến cây rau. Trong số tất cả các loài cây ấy, em thích nhất là giàn cây lá mơ của ông.

Cây lá mơ là loại cây thuộc nhóm thân leo, vậy nên giàn lá mơ nhà ông em lúc nào cũng um tùm lá. Giàn cây không quá to mà chỉ nhỏ một góc vườn, từ gốc cây trở lên, những cành cây nhỏ đua nhau mọc ra, quấn lấy từng thanh tre nứa trên giàn như cuộc chạy đua không có hồi kết . Vậy nên, trên giàn, thanh tre nào thanh tre nấy đêu chi chít những sợi cành uốn chặt lấy. Lá mơ nở um tùm, chen nhau đón ánh sáng mặt trời, lấp kín những khoảng trống trên giàn . Từng chiếc lá vừa nhỏ, vừa to, chi chít nhau, tạo thành những khóm cây lớn đung đưa trong gió. Ông em kể rằng, ngày ông mới trồng cây lá mơ này, nó còn bé lắm, ban đầu chỉ lưa thưa một vài lá nhỏ, rồi dần dần phát triển đến ngày hôm nay. Giàn cây lá mơ ấy có thể nói chính là niềm tự hào của ông em.

Lá mơ mềm mại, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trước có màu xanh ngắt, mặt sau lại có màu đỏ thẫm, trên mặt lá có lớp bông mỏng mềm mại và những đường gân lá nổi lên rõ nét như những chiếc xương cá. Lá mơ có mùi thơm nhè nhẹ, do đó mà khi đứng dưới giàn cây ấy, ta có thể dễ dàng ngửi thấy hương thơm thoang thoảng, dễ chịu trong không gian. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng ra, mùi hương ấy lại càng tỏa ra xung quanh, khiến người ta dù ở cách đó cũng ngửi thấy. Đã bao năm qua, ngày ngày lúc nào cây lá mơ cũng um tùm lá. Ông em thường nói lá mơ nhiều quá nên ông ăn không xuể, chỉ biết để đó coi như tạo không gian , đôi khi ông lại hái một ít đem đi biếu hàng xóm xung quanh.

Giàn lá mơ ấy giờ đây như một cái mái hiên nhỏ nơi góc vườn của ông em, để tận dụng sự thuận lợi của giàn lá mơ ấy, ông đã đặt một bộ bàn ghế ngay dưới giàn cây. Do đó, bây giờ nó là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, để che nắng, che mưa, đặc biệt vào những ngày hè oi ả, ngồi dưới bóng râm của giàn cây lá mơ, tận hưởng những cơn gió mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Cây cứ ngày một lớn hơn, ngày một nhiều lá hơn, nó không chỉ mang đến nguồn thực phẩm bổ ích mà còn tạo một không gian lí tưởng cho vườn nhà ông em.

Bất kì một loài cây nào cũng vậy, chúng đều có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng. Giàn cây lá mơ nhà ông em cũng vậy, nó đẹp mà đặc biệt. Em mong cây sẽ luôn phát triển tươi tốt để ngày một to lớn hơn, um tùm hơn.
 

Tả con gấu bông em yêu thích 4 Em có rất nhiều đồ chơi, thú bông và búp bê các loại, nhưng em thích nhất vẫn là chú gấu bông Mary, bởi Mary rất xinh xắn và là món quà kỷ niệm của bạn em. Mary là một chú gấu bông nhỏ, kích thước chỉ bằng con lợn đất mà chị em vẫn dùng để bỏ tiền tiết kiệm. Mấy người bạn của em tới nhà chơi vẫn thường chế bai Mary nhỏ quá, ôm không thích như những chú gấu bông to cao như người lớn ở nhà các bạn. Những lúc như vậy, em cảm thấy rất buồn, bởi với em, Mary không chỉ là món đồ chơi, mà nó còn là tình cảm của người bạn thân dành cho em. Đó là món quà mà Hòa, một người bạn thân thiết với em từ nhỏ đã tặng cho em trước khi bạn ý theo gia đình vào trong Nha Trang sinh sống. Em cũng không biết Nha Trang ở đâu, nhưng nghe nói là xa lắm và từ ngày bạn ý đi đến giờ em cũng không được gặp lại bạn. Mỗi lần nhớ tới Hòa, nhớ tới kỷ niệm của hai đứa là em lại lôi Mary ra ôm ấp, ngắm nghía. Không biết có phải vì nhớ bạn hay không mà em luôn cảm thấy Mary có rất nhiều điểm giống Hòa. Giống nhất là đôi mắt to tròn, đen láy, trong veo, nhìn rất ngây thơ và đáng yêu. Mary có lông màu cà phê, gần giống với màu da nâu vì rám nắng của Hòa. Thân hình tròn trịa vì được nhồi bông của Mary càng làm em nhớ đến dáng vẻ mũm mĩm, bước đi lúc nào cũng nặng nề của bạn. Mary được em chăm chút, gìn giữ rất cẩn thận. Em lấy khăn đỏ đã cũ quảng vào cổ Mary, rồi lấy chiếc áo em mặc lúc còn đỏ hỏn mặc lên người chú gấu bông xinh xắn. Mẹ em còn mua cho em một chiếc cặp sách đồ chơi màu đỏ làm bằng nhựa, em cũng đeo lên vai Mary và cùng chú chơi trò đi học. Mary là học trò, còn em làm cô giáo, đứng trên bục cầm thước dạy Mary học bài. Nhưng mà học trò của em không biết trả lời, dù em có nói gì, Mary cũng chỉ em lặng, hướng đôi mắt trong veo về phía em và miệng lúc nào cũng như mỉm cười trìu mến. Mary đã làm bạn với em được gần hai năm. Dù hai năm qua, em được mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi mới, dịp sinh nhật, bạn bè cũng tặng em nhiều món quà xinh xắn, nhưng với em, Mary vẫn là món quà mà em yêu thích nhất. Chú gấu bông Mary đáng yêu chính là người bạn thân thiết nhất của em. Để đến khi bạn Hòa trở về, em sẽ nói với bạn, em luôn trân trọng gìn giữ Mary như gìn giữ những kỷ niệm đáng nhớ của chúng em.
17 tháng 12 2017

tự làm đê

:}