K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 2Câu 1. (3,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao...
Đọc tiếp

4. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 2

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

(Minh Huệ)

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

4
20 tháng 5 2021

#TK

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện?

- Lời kể trong đoạn văn của người anh trai.

Kể về sự việc gì?

- Kể từ việc cả nhà chú ý tới Mèo.

Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

Bởi vì người anh nghĩ rằng mình ko có năng khiếu gì và ghen tị với em

b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

20 tháng 5 2021

#TK

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

(Minh Huệ)

- Trong 2 câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ. 

- Tác dụng:  Vì giữa người cha và Bác Hồ có nét tương đồng, sự chăm sóc chu đáo ân cần của bác đối với các anh chiến sĩ như người cha chăm sóc đàn con, thể hiện qua những cử chỉ, hành động: " đốt lửa"; "dém chăn";.... Bằng việc phân tích phép tu từ, giúp ta hiểu được tình cảm nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác Hồ vị cha già của dân tộc.

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

Chẳng bao lâu tôi/ đã trở thành môt chàng dế thanh niên cường tráng.

          CN                                           VN

  

b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

Chợ Năm Căn/ nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

        CN                                           VN

17 tháng 3 2018

b, Câu cuối trong đoạn (b) là câu trần thuật, dùng dấu chấm than là sai.

9 tháng 12 2018

a, Các câu thứ nhất và thứ hai trong đoạn (a) là những câu kể diễn tả suy nghĩ của nhân vật, sử dụng dấu chấm hỏi là sai.

11 tháng 3 2020

Đoạn văn kể về việc người anh ghen tị với Mèo vì được mọi người chú ý và không có được năng khiếu như Mèo.

nha

11 tháng 3 2020

Đoạn văn kể sự vc:

Người anh cảm thấy buồn và tủi thân khi mk k có 1 năng khiếu gì.Từ đó người a nảy sinh lòng ganh tị vs e và k còn vui vẻ vs e đc như trc nữa

Học tốt

' tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa..Chỉ cần mỗi lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.Tôi quyết định làm việt việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm nhưng bức tranh của Mèo.Dường như ,mọi thứ trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh.Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng,nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một...
Đọc tiếp

' tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa..Chỉ cần mỗi lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

Tôi quyết định làm việt việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm nhưng bức tranh của Mèo.Dường như ,mọi thứ trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh.Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng,nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở lên ngộ nghĩnh.Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.

Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén nút trút ra một tiếng thở dài..."

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? tác giả là aii

Câu 2: Trình bày ý nghĩa của văn bản trên?

Câu 3: Câu văn Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.Sử dụng biện pháp tu từ nào?

Câu 4: Xác định chủ ngữ- vị ngữ của câu: Dường như mọi thứ trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào ảnh.Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì?

4
22 tháng 5 2021

Câu 1: Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh

Câu 2: Tác phầm giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan

Câu 3: So sánh

22 tháng 5 2021

Câu 4: Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi (C) // đều được nó đưa vào tranh.(V)

Câu trần thuật đơn

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

      Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chú ý nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi..."

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3:Em hiểu như thws nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 4: Ý nghĩa của nhan đề văn bản là gì?

Câu 5: Điều mà em học tập được ở nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì?

    Ai làm trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho. Các bạn giúp mình với nhé!

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 2 2019

1. PTBĐ chính: tự sự

2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".

3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.

4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp -  Phổ và chịu sự thống trị của Đức.

2 tháng 3 2019

Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.

Câu 3 : 

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4 :

Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :

- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho  nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp.  Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.

Câu 5: 

- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.

 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:

 +Giữ gìn sự trong sáng.

 + Sử dụng có chuẩn mực

 + Làm giàu thêm vốn từ.

- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc

+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.

+ Có thái độ yêu say các môn học.

+ Có tinh thần tự học.

- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.

.. Kể từ hôm đ, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.Tôi chẳng tìm ở tôi một năng khiếu gì, Và không hiểu sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên Tôi quyết định làm một việc mà tôi...
Đọc tiếp

.. Kể từ hôm đ, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.

Tôi chẳng tìm ở tôi một năng khiếu gì, Và không hiểu sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên 

Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm nhũng búc tranh của Mèo. Dường như mội thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mawcf dù nó vẽ những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lơn, sứt một miếng cũng trở nên ngổ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vô cùng dễ mến...

Từ nội dung đoạn trích, viết một câu văn nói về tác hại của lòng ghe tị.

 

0
bài 6 : Tìm các phó từ trong đoạn trích dưới đây và cho biết nó bổ sung ý nghĩa nào cho động từ, tính từ:         Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.         Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh : xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi...
Đọc tiếp

bài 6 : Tìm các phó từ trong đoạn trích dưới đây và cho biết nó bổ sung ý nghĩa nào cho động từ, tính từ:

         Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

         Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh : xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặn dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.

0