K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2019

9

Mỗi nhóm hãy đọc lại 1 phần của văn bản Thuế máu và thực hiện các yêu cầu sau:

â) Chỉ ra những yếu tố biểu cảm được sử dụng trong phần văn bản vừa đọc.

b) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để tạo nên những yếu tố biểu cảm đó?

c) Tác dụng của những yếu tố biểu cảm đó trong việc thể hiện thái độ của tác giả?

Yếu tố biểu cảm trong đoạn trích “Thuế máu”:
- Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức biểu cảm cao. Các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do... đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nêu ra các từ ấy nhằm mục đích vạch trần bản chất dối trá của bọn thực dân, tạo nên hiệu quả mỉa mai. Nhờ vậy văn bản đã đạt hiệu quả tốcáo và lên án của mình.
- Tác giả còn dùng nhiều hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Một sốcâu trong đoạn trích được tác giả sử dụng hết sức hiệu quả: đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơithây trên các chiến trường châu Âu. ...nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế... Những ngôn từ mĩ miều trên không che đậy được một bản chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.

24 tháng 3 2019

Trong văn bản "Thuế máu", Nguyễn Ái Quốc đã có cách đạt tên chương, tên các phần rất ấn tượng. Chúng đã phản ánh chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc đối với bè lũ thực dân đế quốc. Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. "Thuế" là phần thu bắt buộc cố định theo kì hạn mà chính quyền yêu cầu người dân phải nộp. Ở các nước thuộc địa, nhân dân phải đóng thuế đất, thuế lúa, thuế muối,... rồi bất công hơn là thuế thân. Nhưng xót xa hơn cả, tàn nhẫn hơn cả là khi họ rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, phải đem máu và mạng sống của mình cống nạp cho chính quyền cai trị. Lúc ấy, thứ thuế họ phải đóng chính là dòng máu của mình - "Thuế máu". Trong chương sách, trình tự và tên gọi các phần cũng rất mạch lạc và biểu cảm. Nó gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ. Chiến tranh và những người bản xứ phản ánh tình trạng người dân thuộc địa trong thời kì trước và khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra. Phần Chế độ lính tình nguyện phân tích bản chất chế độ lính mà khi chiến tranh nổ ra, người dân thuộc địa "tình nguyện" đầu quân. Và rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa trong cuộc chiến ấy đồng thời chua xót lên án cách đối xử của chính quyền đối với binh lính thuộc địa sau mỗi cuộc chiến tranh ăn cướp. Cách đặt tên chương, tên các phần văn bản chẳng những tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe mà còn khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Ái Quốc trong lĩnh vực văn học.



 

27 tháng 8 2017

- Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ với nhau. Thực ra, bản thân yếu tố tự sự đã bao hàm yếu tố biểu cảm.

- Các sự kiện, con số nêu lên một cách chính xác, những hình ảnh xác thực, sinh động, giàu tính thuyết phục đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn trích.

- Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao: "chiến tranh tươi vui", "Chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi", "Những miền hoang vu mộng mơ", "quan phụ mẫu nhân hậu".

→ Qua đó làm rõ thêm số phận đáng thương của người dân thuộc địa và bộ mặt giả nhân giả nghĩa, tàn ác của chính quyền thực dân. Thông qua những hình ảnh đó, người đọc cũng nhận ra lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người dàn nồ lộ của tác giả.

18 tháng 9 2018

Những yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và "Người bản xứ" được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, hoặc mang tính chất mỉa mai, châm biếm.

  Những yếu tố biểu cảm trong " Chiến tranh và người bản xứ" ( Thuế máu) được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập hoặc mang tính chất mỉa mai châm biếm.

    + Những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu >< những đứa con yêu và những người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do.

    + Chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột >< đột ngột lìa xa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường.

    + Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, >< xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái.

    + Bỏ xác tại những miền hoang vu, thơ mộng.

    + Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy.

    + Khạc ra từng miếng phổi.

  - Tác dụng của những từ ngữ này:

    + Giúp người đọc thấy được bản chất lọc lõi, lừa đảo và bộ mặt thâm độc, quỷ quyệt của bọn thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn cho chúng.

7 tháng 11 2016

a) Cảnh khuya

-Tự sự : kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc bác chưa ngủ

-Miêu tả : miêu tả tiếng suối, trăng , cây ở rừng Việt Bắc

_Ý nghĩa : làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước ( t/cảm , cảm xúc tác giả muốn gửi gắm)

b)Tuổi thơ im lặng ( Duy khán)

_tự sự : kể về việc bố ngâm chân , đi làm từ sáng => khuya

Miêu tả : MT bàn chân bố , công việc của bố

Cảm nghĩ : về đôi bàn chân

_ Không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tác giả sẽ không bộc lộ được tình cảm của mình , vì không có đối tượng để tác giả gửi gắm cảm xúc

c) Mục đích

_ Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc

_ Tự sự , miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ ko nhằm mục đích kể , tả lại sự việc , phong cảnh

Chúc bạn học tập vui vẻ!

 

7 tháng 11 2016

đoạn trích nào bn ơi

4 tháng 4 2018

* Yếu tốbiểu cảm trong đoạn trích “Thuế máu”:

- Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức biểu cảm cao. Các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do... đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nêu ra các từ ấy nhằm mục đích vạch trần bản chất dối trá của bọn thực dân, tạo nên hiệu quả mỉa mai. Nhờ vậy văn bản đã đạt hiệu quả tố cáo và lên án của mình.

- Tác giả còn dùng nhiều hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Một sốcâu trong đoạn trích được tác giả sử dụng hết sức hiệu quả: đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơithây trên các chiến trường châu Âu. ...nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế... Những ngôn từ mĩ miều trên không che đậy được một bản chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.

4 tháng 4 2018

Phần III bạn ơi

27 tháng 3 2017

Nhận xét nhan đề và tên các phần trong văn bản

- Thuế máu - một thứ thuế lạ, khơi gợi sự tò mò của người đọc, là những thứ thuế nặng nề, vô lí gông vào cổ của nhân dân An Nam. Họ phải dùng cả nước mắt, máu xương, tính mạng của mình để đóng cho đủ những thứ thuế ấy

- Tên của các phần trong văn bản: Chiến tranh và "Người bản xứ" - Chế độ lính tình nguyện - Kết quả của sự hi sinh là quá trình lừa bịp trắng trợn, vắt đến tận xương tủy nhân dân của thực dân Pháp

- Cách đặt tên nhan đề và các phần trong văn bản cho ta thấy được một niềm phẫn uất, căm hận, cả sự bất bình, đau đớn của một người khi chứng kiến cảnh nhân dân, đất nước, quê cha đất tổ bị chà đạp, phỉ nhổ. Đó cũng là cơ sở tiền đề cho những lí luận sắc bén và lời kết tội đanh thép của Bác sau này.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.

- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

14 tháng 9 2018

Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.