các ban cho minh xin de kt 15' hóa lop 8 ve axit - bazo- muối
thank nhiu 😍😍!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Số số lập được: \(A^4_9=3024\)
Tính tổng:
Trong số 3024 số được lập ra, mỗi chữ số $1,2,3,...,9$ xuất hiện $8.7.6=336$ lần ở mỗi vị trí hàng nghìn- trăm- chục - đơn vị.
Do đó tổng các số tìm được là:
$(1+2+3+...+9).336(10^3+10^2+10+1)=16798320$
ko , nhưng mk có 1 người muốn có ny , dô hỏi thăm bn đó đi
19 BÀI TẬP AXIT – BAZO – MUỐI
I. Axit, bazơ và muối
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Lao Bảo – Quảng Trị, năm 2016)
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. HCl. B. K2SO4. C. KOH. D. NaCl.
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. HCl. B. Na2SO4. C. Ba(OH)2. D. HClO4.
Câu 4: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 5: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [CH3COO-].
C. [H+] > [CH3COO-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 6: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. C. [H+] > [NO3-].
B. [H+] < [NO3-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 7: Muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4NO3. B. Na3PO4. C. Ca(HCO3)2. D. CH3COOK.
Câu 8: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 9: Dãy gồm các axit 2 nấc là:
A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH. B. H2CO3, H2SO3, H3PO4,HNO3.
C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3. D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.
Câu 10: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11: Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ. B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit. D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 12: Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là
A. theo kiểu bazơ. B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit. D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 13: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?
A. Fe(OH)3. B. Al. C. Zn(OH)2. D. CuSO4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc, năm 2016)
Câu 14: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3. B. Ba(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Cr(OH)2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2016)
Câu 15: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3. B. (NH4)2CO3. C. Al(OH)3. D. NaHCO3.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2016)
Câu 16: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3. B. H2SO4. C. AlCl3. D. NaHCO3.
Câu 17: Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:
A. Zn(OH)2, Fe(OH)2. B. Al(OH)3, Cr(OH)2.
C. Zn(OH)2, Al(OH)3. D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.
Câu 18: Cho các hiđroxit sau: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.