Bàn về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, tiến sỹ Chu Văn Sơn đã đánh giá: " Sang thu đa nghĩa, vì ít nhất có sự chất chồng và giao thoa của ba lớp nghĩa: đất trời sang thu, đời sống sang thu và đời người sang thu"
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên đây.
- Đất trời sang thu được nhà thơ diễn tả bằng những tín hiệu độc đáo.
+ Hương ổi chín phả trong không gian
+ Gió heo may se lạnh mỗi buổi sớm, buổi chiều.
+ Làn sương mỏng tang như khói vương vất trên ngõ xóm
+ Dòng sông trong xanh, hiền hoà lững lờ trôi.
+ Những cánh chim vội vã bay đi tránh rét
+ Đám mây bồng bềnh chuyển dần sang sắc trắng của trời thu.
--> Nhà thơ đã cảm nhận những tín hiệu đó bằng tâm trạng ngỡ ngàng rồi náo nức say mê.
- Cùng với việc đất trời sang thu, nhà thơ dường như cũng chợt nhận ra đời sống cũng bắt đầu sang thu.
+ Đó là đời sống của người lính sau chiến tranh. Bài thơ đc b\viết vào cuối năm 1977, cũng là thời điểm đất nước ta chuyển từ chiến tranh sang hoà bình. Đó cũng là một trong những mùa thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh.
+ Bởi vậy, khi đất nước thống nhất, tiếng súng không còn rung trời, những đám mây thanh thản bay thay chỗ cho những chiếc máy bay ném bom, quả là một sự quý giá vô ngần. Nghĩa là đời sống cũng đã sang thu. (những từ “chùng chình”, “dềnh dàng”kết hợp với “được lúc”, “bắt đầu” diễn tả cảnh sắc những cũng là diễn tả đời sống bước sang một trang mới….
+ “Chim bắt đầu vội vã”: có phải chỉ đơn thuần nói về các loài chim lúc sang thu đang gấp gáp bay đi lánh rét không thôi ? Xem ra, nó còn muốn nói tới đối tượng sống tuỳ thời, xu thời nào đó nữa.
+ Hình ảnh thơ “ đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu”
Dường như còn gửi gắm một tâm sự thầm kín của nhà thơ:
sự dang dở và mất mát là điều con người thường phải chấp nhận...Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại mãi mãi ở tuổi trẻ, ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ông chỉ " Vắt nửa mình sang thu" nửa còn lại đã trở thành ký ức.
- Đời sống sang thu cũng đồng nghĩa với đời người sang thu.
+ Tuy đã sang thu, nhưng lòng vẫn còn bao nhiêu nắng. Đồng thời, bao tủi sầu yếu đuối, bao cơn mưa thở than nay cũng đã vơi dần. Bước sang thu, hàng cây trẻ hồi nào giờ đã đứng tuổi. Sự từng trải đã giúp cây trưởng thành, đủ vững trãi đối đầu với mọi ba động, mọi cú giáng của cuộc đời
+ Tâm thế thi sĩ không còn ngỡ ngàng bất giác như khổ một, say sưa tri giác như khổ hai, mà lòng đã nặng hơn, đã ra chiều trầm ngâm với suy ngẫm về đời người. Lớp từ mang sắc thái đong đếm ở đây mách với ta điều đó. Hệ thống các từ còn (-hết), vơi (-đầy), bớt (-thêm) cho thấy nhà thơ đang suy xét, đúc kết, chiêm nghiệm: Cũng như thiên nhiên lúc sang thu, con người đứng tuổi đã từng trải hơn với cuộc sống, sẵn sàng đối mặt với những phong ba bão táp, những biến động của đời sống.
- Kết luận: mùa thu đâu chỉ có chuyện tiêu sơ. Mùa thu còn là chuyện trưởng thành. Mùa thu đâu chỉ có biến thiên. Mùa thu còn tàng ẩn cả những quân bình tự tại nữa. Chẳng phải đó là những nét độc đáo mà Hữu Thỉnh đã đem đến cho một thi đề tưởng đã quá ư quen thuộc hay sao