K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2019

I) Tiêu hoá :

1. Lớp cá :

- Ống tiêu hoá : Miệng -> Hầu -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột -> Hậu môn

- Tuyến tiêu hoá : gan, mật

2. Lưỡng cư :

- Ống tiêu hoá :

Miệng ( có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi ) -> Thực quản -> Dạ dày ( lớn ) -> Ruột ( ngắn ) -> Hậu môn

- Tuyến tiêu hoá :

+ Tuyến gan ( gan - mật lớn )

+ Tuyến tụy

+ Tuyến dạ dày

3. Bò sát

- Cơ quan tiêu hoá phân hoá rõ rệt hơn ếch

- Ruột già : hấp thụ lại nước -> phân đặc -> ở cạn

4. Chim :

- Cấu tạo hoàn chỉnh : có diều, dạ dày cơ, dạ dày tuyến

- Tốc độ tiêu hoá cao

5. Thú :

- Có ruột tịt ( manh trùng lớn ) => Tiêu hoá xenlulôzơ

- Răng cửa sắc, thiếu răng nanh => Gặm nhấm

II) Tuần hoàn

1. Lớp cá :

Tim, mạch máu

- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu nghèo ôxi nuôi cơ thể

2. Lưỡng cư :

- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể

3. Bò sát :

- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt

- 2 vòng tuần hoàn, máu ít pha nuôi cơ thể

4. Chim :

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu giàu ôxi nuôi cơ thể

=> Sự hằng nhiệt

5. Thú :

- ( giống chim bồ câu )

III) Hô hấp :

1. Lớp cá :

- Mang cá ; gồm nhiều lá mang, tập trung nhiều mạch máu, tại đây diễn ra quán trình lấy khí ôxi và thải khí cacbonic

2. Lưỡng cư :

- Phổi đơn giản -> hô hấp kém

- Động tác : nuốt khí

3. Bò sát :

- Hoàn toàn bằng phổi

- Phổi cấu tạo hoàn chỉnh, nhiều vách ngăn

=> Bề mặt trao đổi khí rộng

-> Nhiều ôxi

4. Chim :

- Phổi có mạng ống khí dày đặc => Bề mặt trao đổi khí rộng

- Ống khí thông 9 túi khí

+ Giảm trọng lượng

+ Giảm ma sát nội quan

+ Hô hấp kém

=> Bay

5. Thú :

- Phổi nhiều phế nang => Trao đổi khí dễ, nhiều

- Có cơ hoành tham gia hô hấp

IV) Bài tiết

1. Lớp cá :

- Thận -> khả năng lọc máu kém

2. Lưỡng cư :

- Thận, bóng đái, lỗ huyệt

3. Bò sát :

Thằn lằn có thận sau ( hậu thận ) tiếng bộ hơn thận giữa của ếch, có khả năng hấp thụ lại nước. Nước tiểu đặc

4. Chim :

Không có bóng đái => Giảm trọng lượng

5. Thú :

- Đôi thận sau rất phát triển, có bóng đái

V) Sinh sản

1. Lớp cá :

Đến mùa sinh sản, cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15-20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng ( thụ tinh ngoài ). Những trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.

2. Lưỡng cư :

- Mùa sinh sản : cuối xuân, đầu hạ, có mưa

- Đẻ trứng thụ tinh ngoài

- Trứng thụ tinh -> nòng nọc ( nước ) -> phát triển ếch con

=> Phát triển qua biến thái

3. Bò sát :

- Con đực có cơ quan giao phối

- Trứng thụ tinh trong, đẻ 5-10 trứng, có vỏ dai, giàu noăn hoàng

- Trứng phát triển trực tiếp

4. Chim :

- Chim trống không có cơ quan giao phối ( có cơ quan giao phối tạm thời )

- Trứng thụ tinh trong ; đẻ 2 trứng / lứa, có vỏ đá voi, giàu noãn hoàng

- Ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều

5. Thú :

- Có hiện tượng thai sinh

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

VI) Thần kinh

1. Lớp cá :

- Bộ não, tủy sống, dây thần kinh, hành khứu giác

2. Lưỡng cư :

- Não trước, thuỳ thị giác phát triển

- Tiểu não kém phát triển

- Hành tủy

- Tuỷ sống

3. Bò sát :

Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với ếch, có não trước và tiểu não phát triển liên quan với đời sống và hoạt động phức tạp hơn

4. Chim :

Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng. Trong bộ não thì não trước ( đại não ), não giữa ( 2 Thuỳ thị giác ) và não sau ( tiểu não ) phát triển hơn ở bò sát

5. Thú :

- Não trước lớn

- Tiểu não nhiều nếp nhăn

11 tháng 5 2016

-Lớp lưỡng cư:

-Tuần hoàn: hệ tuần hoàn kín, có tâm nhĩ và tâm thất.

-Hô hấp:hô hấp bằng da và phổi.

-Bài tiết: gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái.

-Lớp bò sát:

+Tuần hoàn: hệ tuần hoàn kín, có tâm nhĩ và tâm thất.

+Hô hấp: hô hấp bằng phổi.

+Bài tiết: bài tiết bằng thận, có thận sau, có khả năng hấp thụ lại nước.

-Lớp chim:

+Tuần hoàn: hệ tuần hoàn kín, có tâm nhĩ và tâm thất.

+Hô hấp: hô hấp bằng phổi và túi khí.

+Bài tiết: gồm thận và xoang huyệt.

-Lớp thú:

+Tuần hoàn: hệ tuần hoàn kín, có tâm nhĩ và tâm thất.

+Hô hấp: hô hấp bằng phổi.

+Bài tiết: gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và đường tiểu.

Câu 38: Sắp xếp các lớp động vật : cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú theo thứ tự tiến hóa dần từ trái qua phải:

A. Cá - bò sát- lưỡng cư – thú – chim

B. Lưỡng cư - bò sát – cá – chim – thú

C. Cá – lưỡng cư – bò sát – chim – thú

D. Bò sát – cá – chim – thú- lưỡng cư

20 tháng 5 2016

Sự khác nhau về hệ tiêu hóa của lớp lưỡng cư,bò sát và lớp thú là:

Lưỡng cưBò sátThú

-Miệng có lưỡi phóng ra bắt mồi.

-Có dạ dày,ruột ngắn,gan-mật lớn,có tuyến tụy.

-Ruột già có khả năng hập thụ lại nước.Thải ra phân đặc.

-Bộ răng có 2 loại.

-Ruột và manh tràng lớn.

 

Sự khác nhau về hệ tuần hoàn của lớp lưỡng cư,bò sát và lớp thú là:

Lưỡng cưBò sátThú

-Tim có 3 ngăn:

+ 2 tâm nhĩ.

+1 tâm thất.

-Có 2 vòng tuần hoàn.

-Máu đi nuôi cơ thể là máu pha

-Tim có 3 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+1 tâm thất

+ Có vách hụt.

-Có 2 vòng tuần hoàn

-Máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha

-Tim có 4 ngăn:

+ 2 tâm nhĩ

+2 tâm thất

-Có 2 vòng tuần hoàn.

-Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

 

Sự khác nhau về hệ hô hấp của lớp lưỡng cư,bò sát và lớp thú là:

Lưỡng cưBò sátThú

-Xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng bạ của thềm miệng.

-Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.

-Phổi có nhiều vách ngăn.-Có nhiều túi phổi.

 

4 tháng 9 2018

Đáp án C.

Chỉ có phát biểu số III đúng.

I sai, lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi.

II sai, loài hô hấp được như ống khi hoặc khí quản thuộc lớp côn trùng. Lớp cá hô hấp bằng mang.

IV sai, chỉ có lớp cá và giáp xác hô hấp bằng mang. (Giáp xác thấp không có cơ quan hô hấp riêng biệt mà hô hấp qua bề mặt cơ thể). Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí.

14 tháng 3 2019

Đáp án C

Chỉ có phát biểu số III đúng.

I sai, lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi.

II sai, loài hô hấp được như ống khi hoặc khí quản thuộc lớp côn trùng. Lớp cá hô hấp bằng mang.

IV sai, chỉ có lớp cá và giáp xác hô hấp bằng mang. (Giáp xác thấp không có cơ quan hô hấp riêng biệt mà hô hấp qua bề mặt cơ thể). Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí.

10 tháng 5 2016

Đặc điểm hệ tuần hoàn lớp cá:

-Tim có 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.

-Có 1 vòng tuần hoàn.

- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Đặc điểm hệ tuần hoàn của ếch(lưỡng cư):

-Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ,1 tâm thất.

-Có 2 vòng tuần hoàn.

-Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

Đặc điểm hệ tuần hoàn của thằn lằn(bò sát):

-Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ,1 tâm thất và vách hụt,.

-Có 2 vòng tuần hoàn.

-Máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

Đặc điểm hệ tuần hoàn của chim:

-Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất.

-Có 2 vòng tuần hoàn.

-Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Đặc điểm hệ tuần hoàn của thú:

-Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất.

-Có 2 vòng tuần hoàn.

-Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

10 tháng 5 2016

HUỲNH CHÂU GIAO cái j cũng bít thế

20 tháng 4 2016

 hô hấp của lưỡng cư và tuần hoàn :

+hô hấp bằng phổi và da

​+tim 4 ngăn, 

23 tháng 4 2016

Lớp bò sát với lưỡng cư:
+bò sát: có nhiều vách ngăn và mao mạch máu. cử động hô hấp nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn
+lưỡng cư: có phổi, hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng, da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.
Lớp chim với bò sát:
+Bò sát: như mình đã nói ở trên
+chim:phổi:gồm một mạng ống khí dày đặc, một số thông với các túi khí, hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí.-> thích ngi với đời sống bay.
có gì sai hay thiếu bạn sử lại và góp ý giúp mình nha.hihiok

27 tháng 3 2018

trước hết ta tìm hiểu một chút về hệ tuần hoàn kín nhé! 
Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn. Các tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng tắm trong dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch. 
Ở động vật có xương sống trong đó có cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú là những loài đã có hệ thống mạch máu phát triển khá phức tạp. Ở những loài động vật này, đa số dịch mô quay trở lại mao mạch với áp suất thấp hơn nhưng một số lại được gom lại vào một hệ thống dẫn riêng biệt gọi là các mạch bạch huyết. Chúng sẽ đem dịch mô trở lại vòng tuần hoàn với áp lực thấp hơn áp lực của dịch mô. Hệ thống tuần hoàn kiểu này hoạt động rất có hiệu quả và là nhân tố quan trọng trong quá trình tiến hóa của các loài động vật có xương sống cỡ lớn. 
Chúc vui!

27 tháng 3 2018

Chiều hướng tiến hoá hệ tuần hoàn của động vật là từ: Cá có tim 1 ngăn và 1 vòng tuần hoàn, máu pha. Đến lưỡng cư tim 2 ngăn : gồm 2 tâm nhĩ 1 tâm thất và 2 vòng tuần hoàn, máu pha nhiều. Tiếp theo là bò sát tim đã có vách ngăn hụt ở tâm thất và 2 vòng tuần hoàn, máu pha ít. Ở chim tim đã có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Ở thú thì tim đã hoàn chỉnh, tim gồm 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

9 tháng 1 2022

TK

Cá : tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín

*Bò sát: 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín

*Lưỡng cư: 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín

*Chim: 2 vòng tuần hoàn, tim bốn ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể

*Lớp thú:2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu tươi, hệ tuần hoàn kín

12 tháng 3 2022

A

12 tháng 3 2022

A