Hiện nay tình trạng trẻ em lang thang nhiều ở các đô thị lớn ở đó các em làm nhiều việc để kiếm sống kể cả tham gia vào tệ nạn xã hội. Vậy theo các em có thể đóng góp giải pháp gì để khắc phục hậu quả đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo em , thì nên cho các em trẻ mà đi lang thang, cơ nhỡ vào trẻ mồ côi , vì trong này sẽ được giáo dục nghiêm túc hơn. Không để cá em phải khổ cực kiếm sống hay xa vào tệ nạn xã hội .
=> Khi vào trại trẻ mồ côi , các bạn trẻ em sẽ được giáo dục thành một con người trưởng thành. Để tự kiếm tiền khi đã lớn , chứ không nên mặc kệ những em đi lang thang , cơ nhỡ để kiếm sống , hay xa vào tệ nạn xã hội ( như vậy , cuộc sống sau này của những bạn trẻ em đó sẽ càng khó khăn hơn)
Giải pháp:
- Xây dựng nơi đào tạo, giáo dục các em và có thể là nơi các em ở, trú ngụ
- Tạo điều kiện tốt để giúp đỡ những trẻ em lang thang
+ Quyên góp tiền ủng hộ
+ Cho đi học, đến lớp, đến trường
- Và có thể một số em kiếm sống, tham gia các tệ nạn xã hội, thì chúng ta nên:
+ Khuyên không nên đi theo những con đường xấu đó, nó sẽ ảnh hưởng đạo đức con người
+ Tốt nhất nên cho các em đến trường để được làm quen với bạn bè, với môi trường vừa được học tập, vừa được vui chơi thì sẽ tạo tinh thần thoải mái cho các em nhỏ hơn
=> Đây là ý kiến của mình :)
Chúng ta có thể làm các hoạt động thiện nguyện để giúp các em như kêu gọi mọi người quyên góp tiền giúp các em, mở các quán cơm miễn phí, tạo việc làm phù hợp với độ tuổi của các em,...
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết.
b. Thân bài:
- Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước.
- Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập), do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
- Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
- Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội) - Quan điểm và biện pháp nhân rộng
+ Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
+ Biện pháp nhân rộng: Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện...
c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân.
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
* Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
* Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
* - Dùng biện pháp tuyên truyền.
* - Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
* - Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
* - Thành lập đội thanh niên tình nguyện
Các bài văn mẫu
Information
Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, hoà nhập với quốc tế, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, tổ chức làm ăn rất phát đạt, họ muốn chia sẻ tình thương, lòng nhân ái với những người lao động nghèo, những người cơ nhỡ trong xã hội đặc biệt là các trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn bằng cách thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là một việc làm cao thượng, bộc lộ tính nhân đạo cao đẹp.
Ở bùng binh hàng xanh, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng. Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn chúng thì phải nai lưng sống qua ngày, đã vậy, đôi lúc còn phải cam chịu những ánh mắt thờ ơ, những sự ghẻ lạnh từ những con người không có trái tim
Bác Hồ nói:
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
Trẻ thơ là độ tuổi ăn chưa no, lo chứa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Thế nhưng, những đứa trẻ bất hạnh, không có mái ấm gia đình, không có tình thương của cha mẹ và người thân, chúng phải tự bương trải kiếm từng miếng cơm, manh áo. Hàng ngày phải tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào những con đường xấu và từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội, cho cộng đồng. Nhận thức rõ điều này, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống đó về những mái ấm tình thương. Bằng tình thương, sự đùm bọc, bằng tấm lòng nhân ái, bao dung nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Các tổ chức như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trường mái ấm Bà Chiểu,… là những ví dụ điển hình. Và có rất nhiều người đã lớn lên từ những mái ấm ấy, thành công và để lại tên tuổi cho đời như cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nghệ nhân Lương Tấn Hằng, hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy,…
Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đối xử bạo hành với trẻ em, lợi dụng những tổ chức này để tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ nhân đạo, bóc lột sức lao động của trẻ em, thái độ ghẻ lạnh, dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của trẻ em lang thang ngoài đường phố
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy! Nhưng, đất nước ta đang phải chịu sự thiếu hụt của rất nhiều tài năng đang chơi vơi giữa dòng đời. Vậy nên, cần thêm nhiều nữa những mái ấm tình thương như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, và cũng cần thêm nhiều nữa những lòng hảo tâm như nghệ nhân Lương Tấn Hằng.
Tóm lại, yêu thương, giúp đỡ, thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một hành động đáng để xã hội và quần chúng nhân dân ủng hộ và làm theo
NOTE “Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …”. Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây
những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số
những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi,
được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.
Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.
Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa
vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.
Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi
dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau lòng khác là nhiềuu vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường
hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số
tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại.
Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống
trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.
Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau
vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn
Một số tệ nạn xã hội hiện nay :
- Tệ nạn ma tuý
- Rượu chè , cờ bạc
- Mại dâm , khiêu dân
- Cờ bạc , lô đề
-.......
Hậu quả : khi sa vào tệ nạn xã hội , con người sẽ khó có thể thoát được tệ nạn này . Nó rất nguy hiểm , ảnh hướng đến cá nhân, gia đình và xã hội . Khi đâm đầu vào tệ nạn xã hội là một con đường nhắn nhất để dẫn đến cái chết hay dẫn đến vi phạm pháp luật .
Các biện pháp phòng tránh ;
- Không tham gia vào những nơi chưa thật sự tốt
- Không nghe theo lời dụ dỗ , lôi kéo vào tệ nạn xã hội
- Học hành chăm chỉ , để xứng đáng là cháu ngoan bác hồ .
-.....,..
Tình huống :
Trong tình huống này , em phải :
- Từ chối khéo léo , cẩn thận để không phải sử dụng thuốc lá điện tử hay chơi game
- Báo với bố mẹ để bố mẹ giúp đỡ
- Không tham gia vào cùng với những ngời xấu
- Chỉ chuyên tâm vào học hành , không để ý hay và bận tâm vào tệ bạn xã hội .
Nhớ là khi từ chối phải khéo léo để không phải mất thiện cảm giữa đối phương . Bằng mọi cách không được làm theo lời những người xấu dụ dỗ.
các loại tệ nạn xã hội
-Tệ nạn ma túy:
-Tệ nạn mại dâm.
-Tệ nạn cờ bạc.
-Tệ nạn mê tín dị đoan.
-Tệ nạn rượu bia.
hậu quả:
có thể gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.
biện pháp:
-Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.
-không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý.
-khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý.
-.....
khi bn bè rủ em hút thuốc là: em sẽ từ chối lời đề nghị của bạn khuyên bạn hành vi đó là sai trái.
THAM KHẢO
Đạo đức có vai trò như thế nào đối với xã hội?
Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: - Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn. - Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sống thiện, sống có ích.
Theo em hiện nay tình trạng trẻ vị thành niên lao và các tệ nạn xã hội có phải do đạo được xuống cấp không?
Tình trạng trẻ em vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội như hên nay không phải do đạo đức xuống cấp. Nguyên nhân do - Thứ nhất: là từ phía gia đình: GĐ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ. ... sẽ dẫn đến trẻ không được kìm cặp, dễ lao vào tệ nạn xã hội.
Xã hội cần phải làm gì?
là từ xã hội: do tác động phim bạo lực và tệ nạn cờ bạc bắt chước người lớn nên trẻ làm theo ,... ảnh hưởng rất nặng đến sau này
>> xã hội cần phải làm nghiêm , ba mẹ phải giám sát , nhà trường phải giáo dục tốt trẻ
Đạo Đức có vai trò :
+ Giúp xã hội ngày càng phát triển,tiên tiến....
Theo em,là không do đạo đức được xuống cấp,vì những vị thành niên lao vào tệ nạn của xã hội là do họ đã thiếu tình yêu thương,thiếu thốn sự ấm áp của người thân ( nên họ đã lao vào tệ nạn của xã hộ )
Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
* Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
Dùng biện pháp tuyên truyền.
Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
Thành lập đội thanh niên tình nguyện
Những học sinh hiện nay đa số đều không học hành, đua đòi, ăn chơi, theo những bạn xấu mà sa vào tệ nạn xã hội như hút chích ma túy, hút thuốc lá, mại dâm. Vì đa số các bạn học sinh chưa đủ tuổi và đủ nhận thức về tính nghiêm trọng của những tác hại mà tệ nạn xã hội sẽ gây ra cho chính bản thân mình và cho gia đình, xã hội. Chính vì thế mà rất nhiều những học sinh đi vào con đường sai trái, một phần cũng là do gia đình chưa quan tâm đến con cái của mình, một phần là chưa đủ nhận thức, ý thức về điều mà mình đang làm là sai.
Là học sinh thì em cần:
+Từ chối thẳng thừng khi có bạn bè xấu rủ rê tiêm chích, hút thuốc lá,..
+Không sa vào tệ nạn xã hội, luôn để cho mình tỉnh táo trước mọi trường hợp
+Vận động, tuyên truyền các học sinh và mọi người cùng phòng chống và đẩy lùi tệ nạn xã hội
...
-tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lý kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
-là học sinh em cần làm:
+ không tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy
+không sử dụng ma túy
+không hút thuốc lá
+không chơi với bạn xấu
- Khuyên nhủ và động viên các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- Khắc phục và giúp đỡ các em có cơm ăn áo mặc
- Trẻ em lang thang cần được giáo dục đàng hoàng
- Nhận nuôi và bảo vệ trẻ em
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội
Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em. Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em. Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai. Với những lí do thiết thực trên em đã chọn viết chuyên đề này. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 2 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1. Khái niệm trẻ em và một số khái niệm liên quan 2 1.1. Khái niệm trẻ em 2 1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2 1.3. Khái niệm trẻ em lang thang 3 2. Khái niệm nhu cầu và hệ thống thứ bậc nhu cầu 3 2.1. Nhu cầu của con người theo cách phân chia của Maslow 4 2.2. Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em 4 2.3. Nhu cầu của trẻ lang thang 5 3. Luật pháp quốc gia và quốc tế về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 5 3.1. Luật pháp quốc gia 5 3.1.1. Các quyền trẻ em 5 3.1.2. Bổn phận của trẻ em 5 3.2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em 6 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 6 1. Sự cần thiết phải bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc hiệt khó khăn nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 6 2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 8 2.1. Hệ thống chính sách cơ bản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCĐB 8 2.2. Chính sách chủ trương của Đảng đối với vấn đề trẻ em lang thang 9 3. Đặc điểm tình hình chung của đơn vị có liên quan 10 II. THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 11 1. Thực trạng trẻ em lang thang tại Việt Nam 11 2. Thực trạng trẻ em lang thang tại địa bàn Hà Tĩnh 13 3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang trên địa bàn 18 4. Hậu quả của tình trạng trẻ em lang thang xin ăn tại địa bàn 19 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TRẺ EM LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH 21 1. Tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang 21 2. Giải pháp cho vay vốn, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm, tìm kiếm việc làm mới nhằm xoá đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân 21 3. Nâng cao nhận thức, kết hợp nỗ lực của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, lực lượng công an, các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 22 4. Một số biện pháp khác nhằm ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng trẻ em lang thang 23 IV. KIẾN NGHỊ 23 KẾT LUẬN 26