K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2019

Bác Hồ không chỉ là một vị lãnh tụ tài ba, Bác còn là một nhà thơ một nhà văn hóa lớn đầy bản lĩnh cũng như là tấm lòng nhân ái biết bao. Bên cạnh thơ ca thì bác cũng viết nhiều truyện và truyện ngắn “Vi hành” là một trong những truyện ngắn châm biếm sâu cay đả kích vua bù nhìn Khải Đinh trong một chuyến thăm Pháp năm 1922

Truyện ngắn “Vi hành” đã như kể về chuyến xe điện ngầm đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi chính là người kể chuyện, và đó chính là một người An Nam nên tưởng đó là vua Khải Định và dường như đã coi hắn như một trò giải trí rẻ tiền. Có thể thấy đôi trai gái xuống tàu người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ về câu chuyện của các ông vua rồi như đã liên hệ về cuộc vi hành mờ ám vì mục đích riêng của vua Khải định. Ta có thể thấy chính tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp của chính quyền thực dân . Tác phẩm đặc sắc “Vi hành” như cũng đã châm biếm và đả kích sâu sắc chuyến Vi hành này của tác giả . Đó có thể chính là nội dung chủ yếu của cốt truyện Vi hành.

Dường như ta thấu nghệ thuật châm biếm đả kích được thể hiện ngay từ đầu tác phẩm khi tác giả tạo tình hống gây nhầm lẫn. Và đó là việc một đôi nam nữ Pháp trên tàu điện ngầm ở Pa-ri tưởng tác giả hay đó còn chính là nhân vật tôi trong truyện là vua Khải Định. Có lẽ đôi trai gái tưởng nhầm Bác là Khải Định , tất cả người dân Pháp lúc này cúng đã tưởng tất cả những người da vàng trên đất nước Pháp đều là ông vua bù nhìn vua Khải Định và một điều nực cười hơn nữa đó chính là mời vua Khải Định sang Pháp nhưng cũng không biết đâu là vua Khải Định nữa. Có lẽ chính cái sự nhầm lẫn mà tác giả nói đến trong truyện cũng không thể nói là không có cơ sở của nó được khi mà đã được họ khó mà phân biệt được những khuân mặt khác nhau của chúng ta. Và vẫn cái nước da vàng vẫn cái mũi tẹt và vẫn cái mắt sếch vẫn cái mặt bủng beo và khô như vỏ chanh ấy thì để nhận diện một người nước Nam dường như là một điều thật khó cho họ . Nhưng dường như ta có điều cái sự nhầm lẫn của đôi trai gái ấy khiến cho Bác đã thấy thú vị khi được nghe câu chuyện của đôi trai gái ấy và câu chuyện nói đến vua Khải Định và cũng đã khiến cho hình tượng nhân vật Khải Định tuy không trực tiếp xuất hiện nhưng dường như cũng khiến cho người đọc thấy được chân dung con người hắn. Có thể thấy được rằng chính tình huống nhầm lẫn ở đây như muốn nói lên rằng đó chính là người Pháp họ nói và nghĩ về Khải Định đấy chứ. Nhưng thực chất hình thức viết thư cũng lại muốn khẳng định rằng họ đã nói thật là đúng và “tôi” còn thấy tên vua kia tồi tệ hom, đáng khinh hơn nhiều nữa. Có lẽ ở đây ta thấy được tạo tình huống gây nhầm lẫn đó chính là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất của truyện ngắn “Vi hành”.

Ta có thể nhận thấy chính tình huống truyện như vậy thật độc đáo đẩy câu chuyện lên mức hài hước hơn bao giờ hết và còn rất giàu kịch tính và tạo được hiệu quả châm biếm đả kích sâu sắc. Có thể như không cần cho nhân vật Khải Định xuất hiện tác giả chỉ ghi lại cuộc trò truyện của đôi nam nữ ở Pháp nhưng như chân dung của vui Khải Định lại hiện lên rất rõ nét. Đó chính là một ông vua bù nhìn một kẻ ló bịch một con rối một kẻ rẻ tiền. Và bên cạnh đó tác giả cũng châm biếm một cách nhẹ nhàng và hóm hỉnh thói tò mò và cả những tính hiếu kì của thị dân Pa-ri . Và nếu như mà ta chỉ nhìn bề mặt câu chữ thì có vẻ cười cợt nhẹ nhàng nhưng ẩn đăng sau nó còn chính là những đòn đả kích sâu cay mãnh liệt, đó còn là thái độ xem thường, khinh bi đối với kẻ thù. Dường như cũng “Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta”hoặc là “Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Và như cũng phải trả gần rưỡi phrặng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên…” “ hôm nay cũng đã chứng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Và khi nghe nói ông bầu nhà hát múa rối dang định ki giao kèo thuê đấy…. ” Tưởng như những câu văn nói về sự lố bịch, nực cười của Khải Định, và nó như không chỉ nhằm mục đích vạch trần sự ngu dốt mỏng muội của hắn mà còn thể hiện một sức khái quát đến sắc sảo trong nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Ái Quốc.

Có thể nhận thấy chính nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc cũng được thể hiện rất rõ nét khi tác giả sử dụng hình thức thư tín. Tác phẩm “Vi hành” dường như đã được Nguyễn Ái Quốc tài tình khi đã viết dưới hình thức một bức thư gửi cô em họ ớ quê nhà. Và việc viết truyện ngắn dưới hình thức một bức thư có thể nói không có gì độc đáo, mới mẻ nhưng khi được đặt trong hoàn cảnh cụ thể này thì bức thư vi hành dạt được hiệu quá nghệ thuật đặc biệt. Ta như đã biết thư chính là một lối văn tự do phóng túng có thể chuyển cảnh, chuyên đổi giọng điệu một cách linh hoạt. Và dường như trong thư người ta cỏ thể trao đổi thông tin, cũng có thể bộc lộ tư tưởng, tình cảm, những tâm tư suy nghĩ của người viết. Đó còn chính là một hình thức tương đối tự do khi viết thư, và chính điều này mà có thể liên hệ tạt ngang một cách phóng túng cũng như đã có những điều kiện để phát huy sự phán đoán trí tưởng tượng phong phú kia. Ta cũng như đã thấy được những nét đặc điểm tích chất của thư từ cho nên vì vậy mà cùng một lúc tác giả đã phán đoán suy luận về thực chất chuyến vi hành của Khải Định. Ta như thấy được chính thái độ của chính quyền thực dân để đả kích chính phủ Pháp cũng như là ông vua bù nhìn Khải Định.

Dưới hình thức viết thư thì thêm một lần nữa ta có thể thấy được tính cách của Khải Định lại được khắc họa rõ nét đó hiện lên là một ông vua ăn chơi chác tán. Nhà văn thật đã tài tình khi đã mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế An Nam. Và cũng ngoài vi hành phải chăng vì đã chán cuộc đời ông vua to muốn nếm thử cuộc đời công tử bé, ngài cũng để hết hành lý ở hiệu cầm đồ không mang theo tùy tùng để có thể xuất hiện những nơi không lấy gì làm cao thượng. Và chính cái bản chất làm tay sai bán nước của ông vua bù nhìn này được gợi qua một loại những câu hỏi phán đoán suy luận như “ngài vi hành phải chăng ngài muốn được xem người dân Pháp có uống nhiều rượu cồn và thuốc phiện như người dân An Nam dưới quyền cai trị của ngài”.

Xét về ngôn ngữ của tác phẩm thì lại đã mang ý nghĩa châm biếm sắc sảo giọng mỉa mai châm biếm bất ngờ. Truyện ngắn ‘Vi hành’ dường như có đủ các lợi điểm nhằm chế giễu phê phán tính chất bù nhìn của vua Khải Định. Mặt khác, ta như có thể thấy được chính qua hình thức một bức thư riêng gửi cô em họ tác giả đả kích tố cáo chính sánh thuộc địa giả dối của Pháp cũng như chính chế độ ngu dân nặng nề chế độ thuế khóa cao và ngay cả kế mật thám ở ngay trên chính quốc.

Chính vì lối viết tinh tế, sắc sảo truyện ngắn ‘Vi hành” là truyện ngắn tiêu biểu cho hình thức viết truyện kí nhiều sáng tác của Bác, có thể nhận thấy có nhiều sáng tạo lời ít ý nhiều giàu chất trí tuệ và nghệ thuật châm biếm sâu sắc.

9 tháng 3 2019

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhà văn đa phong cách từ làm thơ đến viết truyện ký…các tác phẩm của Người vừa cổ điển vừa hiện đại dù ở mảng nghệ thuật nào Người đều để lại những thành tựu xuất sắc. Trong những tác phẩm được viết bằng chữ Pháp, truyện ngắn “ Vi hành” là một trong những sáng tác độc đáo nhằm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào những năm 20 của thế kỷ 20.

Câu chuyện bắt đầu khi một đôi trai gái người Pháp đã nhìn nhầm nhân vật tôi thành vua Khải Định và coi hắn như một thú vui rẻ tiền. Từ điều này, nhân vật tôi đã nhớ đến những chuyện vi hành của các ông vua ngày xưa rồi liên hệ với những hành vi mờ ám với nhiều mục đích riêng của vua Khải Định. Với giọng văn sâu cay, sắc sảo cùng nghệ thuật châm biếm đả kích sắc biến Vi hành đã lộ rõ bộ mặt thật của ông vua xấu xa bù nhìn đã làm nhục quốc thể.

Nghệ thuật châm biếm đả kích được Bác thể hiện ngay từ cái tên của tác phẩm “ Vi hành” với hàm ý giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay. Vi hành trước nay được hiểu là những cuộc đi kín đáo của bậc vua chúa ngày xưa muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân. Họ mặc thường phục cải trang thành dân nghèo để hiểu hơn về cuộc sống của người dân để có được những chính sách cai trị tốt hơn. Nhưng ở đây Bác đã lồng cho “ Vi hành” một ý nghĩa hoàn toàn khác. Kẻ đang vi hành là không phải là một minh quân mà chỉ là một kẻ tay sai ngoại bang. Hành động của hắn lén lút, bất chính, cốt là để thỏa mãn những lạc thú cá nhân mà thôi.

Để câu chuyện trở nên hấp dẫn bác đã sử dụng tình huống nhầm lẫn của một đôi nam nữ trên tàu điện ngầm ở Pa – ri. Đôi nam nữ đã nhầm Bác là vua Khải Định, những người dân Pháp đều tưởng những người da vàng trên đất Pháp đều là vua Khải Định. Thật là nực cười thay khi mời vua một nước sang mà chẳng ai biết đây là ai. Đúng là thật khó cho người nước ngoài có thể phân biệt được người da vàng. Nhưng cái sự nhầm lẫn này đã khiến Bác thấy thú vị khi nghe cuộc đối thoại của họ, và cũng từ câu chuyện này nhân vật vua Khải Định đã được hiện ra dưới mắt độc giả với những nét thật tức cười: “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh”, “cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”.

Sự xuất hiện của Khải Định thật là mạt hạng “ một anh vua đến” , thậm chí họ còn so sánh sự xuất hiện của Khải Định như một trò đấu xảo “một cách rất khôi hài”, “phải trả những nghìn rưởi phơ-răng để xem”, “hôm nay thì chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh ?”

Mục đích của Bác khi tạo nên tình huống nhầm lẫn này chính là để nói lên ý nghĩ : Đấy, nhân dân Pháp họ nghĩ, nói về ông vua nước Nam như vậy đấy.

Kết hợp với đó là hình thức chuyện dưới dạng một bức thư đã giúp thể hiện rằng chuyện họ đang nói là đúng thậm trí nhân vật “ tôi” còn thấy tên vua này đáng khinh hơn thế. Và sự nhầm lần này cũng là nghệ thuật trào phúng cơ bản xuyên suốt câu chuyện.

Để tác phẩm đạt hiệu quả châm biếm cao nhất, Nguyễn Ái Quốc đã xen kẽ những cuộc đối thoại của đôi nam nữ với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Ngòi bút của tác giả đã tung hùng từ chuyện vua Thuấn nước Tàu đến vủa Pi-e nước Nga đi vi hành người thì cải trang thành dân cày, người thì đi làm thợ… tạo nên những nét tưởng phản để vạch rõ bộ mặt đê tiện của tên vua bù nhìn nước Nam.

Phải chăng Khải Định vi hành là ngài “Phải chǎng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alếchxǎng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu, và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?”

Hay Khải định muốn “chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé” . Cảnh ăn chơi xa xỉ của tên vua bù nhìn đã bị Bác nhìn thấu và miêu tả một cách sâu cay. Lối viết ấy mang tính “ tiểu phẩm”, rất hiểm một một mĩ tên bắn ra trúng hai đích .

`Lối viết hóm hỉnh nhẹ nhàng những nhiều ý nghĩa, Bác đã bóng gió xa gần đả kích chính quyền Pháp miếng thì nói khai hóa Đông Dương nhưng thực chất là kìm kẹp, áp bức “tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.” “Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt! Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy.”

Chất hài hước của truyện vừa mang tính sôi nổi phương Tây, vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông. Vẻ đẹp của hai nền văn hóa Đông – Tây đã được kết tinh và thể hiện một cách vô cùng độc trong truyện ngắn “ Vi Hành” . Truyện cũng là một minh chứng hùng hồn cho tính chiến đấu sắc bén của ngòi bút nghệ thuật đầy sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.

9 tháng 11 2018

Bố cục của các phần trong chương được kết cấu theo:

   + Trình tự thời gian: trước, trong, và sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

   + Các chương tập trung tố cáo tội ác của việc bắt lính phục vị chiến tranh, tố cáo sự lừa bịp trơ trẽn, dã man của bọn thống trị.

   + Làm nổi bật sự mâu thuẫn, dối trá của bọn thực dân giữa lời nói và việc làm.

   + Thảm cảnh chết oan thê thảm của người dân "bản xứ".

  - Nghệ thuật: châm biếm, đả kích sắc xảo của tác giả thể hiện chủ yếu qua:

   + Đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ.

   + Ngôn từ của tác giả sâu sắc khi châm biếm, đả kích chính sách và giọng điệu lừa bịp của bọn thực dân: ngôn ngữ có sức gợi hình.

   + Sự đồng cảm trước tình cảm khốn cùng thảm thương của người dân thuộc địa.

   + Dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.

   → Nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc ngắn gọn, xúc tích, bằng chứng thuyết phục, đa dạng về cách nói. Văn chính luận mà hàm chứa tình cảm, giàu hình ảnh.

8 tháng 6 2019

Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau :

- Xây dựng, đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ.

- Sự đồng cảm trước tình cảm khốn cùng thảm thương của người dân thuộc địa.

- Dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.

- Giọng điệu trào phúng, châm biếm, mỉa mai để nói lên bản chất bọn thực dân: “Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu...”, đùng một cái... được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”

1 tháng 12 2018

Lập dàn ý

Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc thực chất châm biếm, đả kích sự bất tài, bù nhìn của vua Khải Định và bản chất bọn mật thám Pháp trong chuyến công du của vua Khải Định

Thân bài

- Châm biếm, đả kích tập trung vào các phương diện:

    + Khải Định là thành một tên hề có mày da khác lạ, ăn mặc kệch cỡm

    + Vua mà có hành động như kẻ gian, lén lút, đáng ngờ

    + Mật thám Pháp thành người “phục vụ tạn tụy” (bám lấy đế giày) với cái nhìn hồ đồ, lẫn lộn

- Cách sử dụng ngôn ngữ của Người có sự châm biếm, đả kích sâu cay trong đó

    + Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, và miêu tả

Kết bài: Truyện ngắn Vi hành thành công khi lột trần được bản chất của kẻ bán nước và cướp nước bằng giọng mỉa mai, châm biếm

Đả kích thói bịp bợm, lố lăng của Khải Định và những tên tay sai thực dân

8 tháng 5 2018

phân tích cả bài ak bn ?

18 tháng 9 2018

Bài làm :

Câu 1 : Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

Câu 2 : Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

Câu 3 : Trong ca dao – dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân… còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian.Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.

18 tháng 9 2018

Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

28 tháng 9 2018

- Hình ảnh:

+ Quan sứ: Viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể.

+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.

⇒ Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

- Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm → Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

⇒ Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

1, viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình của người lao động , qua chùm các bài ca dao về tình cảm gia đình2,viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước con người qua chùm các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người 4, trong ca dao than thân , tác giả dân gian thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ . hãy nêu ý nghĩa  giá trị của các hình ảnh...
Đọc tiếp

1, viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình của người lao động , qua chùm các bài ca dao về tình cảm gia đình

2,viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước con người qua chùm các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người 

4, trong ca dao than thân , tác giả dân gian thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ . hãy nêu ý nghĩa  giá trị của các hình ảnh ẩn dụ ấy

3,liệt kê những nét tính cách đáng phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân lao động được đề cập tới trong bài ca dao châm biếm . nhận sét về giá trị của nhũng bài ca dao thuộc đề tài này.

5, chọn 1 bài ca dao châm biếm và phân tích giá trị nghệ thuật gây cười đặc sắc mà tác giả dân giân sử dụng trong bài

6, viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong 1 bài ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em

4
5 tháng 10 2018

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

5 tháng 10 2018

huhu làm đfi mà

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn trích Huyện đường được trích từ tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến thể hiện cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu người kêu kiện. Qua lời nói của tri huyện cho thấy sự gian xảo và dối tra khi nghĩ ngay tới việc kiếm chác tiền từ trùm Sò, ngang nhiên bàn bạc những ý đồ cùng với đề lại mà không cần giữ ý. Tên đề lại bên cạnh tri huyện cũng không kém phần mưu mô khi “kẻ tung người hứng” cùng với tri huyện để đạt được mục đích, thậm chí đề lại còn khen cách phân xử của tri huyện rằng “quan xử hay lắm” dù thực chất cả hai người đều không xử gì mà chỉ nhìn vào cái lợi. Không dừng lại ở tri huyện, đề lại ngay cả nhân vật lính lệ, kẻ ở dưới cũng ngang nhiên nói dối để kiếm tiền từ dân. Tiếng cười châm biếm đả kích ngay trong không gian trang nghiêm của chốn cửa quan. Sự đối nghịch giữa hành động lời nói của các nhân vật ngay trong chốn công đường đã tạo nên sự châm biếm trong đoạn trích.