K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2019

t khuyên bạn nên lên google tìm kiếm, vào mấy bài giới thiệu nhà ngục này do mấy công ti du lịch viết ra mà kiếm ý. Chứ bây giờ bạn có lên đây hỏi thì chỉ có 0,1 % người chịu tự nghĩ ý với làm văn cho bạn à :>

khuyên chân thành đấy :>>

4 tháng 4 2023

Đéo giúp đc thì câm mồm đi

4 tháng 4 2023

cứu tôi ae

 

28 tháng 4 2019

Đổi: 2 giờ 30 phút= 2,5 giờ

Gọi vận tốc của xe thứ nhất là: x ( x>0, km/h)

Tổng vận tốc 2 xe là: 300:3=100  (lkm/h)

Vận tốc xe thứ 2 là: 100-x (km/h)

Thời gian xe thứ nhất đi hết đoạn đường là: \(\frac{300}{x}\left(h\right)\)

Thời gian xe thứ hai đi hết đoạn đường là: \(\frac{300}{100-x}\)(h)

Theo bài ra ta có: \(\frac{300}{x}-2,5=\frac{300}{100-x}\)(x < 100)

<=> \(300\left(100-x\right)-2,5x\left(100-x\right)=300x\)

<=> \(2,5x^2-850x+30000=0\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=40\left(tm\right)\\x=300\left(loai\right)\end{cases}}\)

Vậy vận tốc xe thứ nhấ\t đi là 40 (km/h), Vận tốc xe thứ 2 đi là 100-40=60 (km/h)

29 tháng 7 2023

Đổi: 1 giờ 12 phút = 1,2 giờ

a) Quãng đường từ Buôn Mê Thuật đến Đăk Mil là: 45 x 1,2 = 54 (km)

Lúc Bình về Đăk Mil thì An đã đi được là:

40 x 1,2 = 48 (km)

b) An cách điểm đến là: 54 - 48 = 6 (km)

Hiệu vận tốc giữa 2 phương tiện của An và Bình là: 45 - 40 = 5 (km/giờ)

c) An nên đi trước Bình là: 6 : 40 = 0,15 (giờ)

                                                     = 9 phút

Đáp số: a) 54km

              b) 6km

              c) 9 phút

28 tháng 3 2022

tham khảo

 Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng trông như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Phía bên kia sông là rừng đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ. Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…Đây cũng chính là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Buôn Đôn hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong nước và quốc tế.

28 tháng 3 2022

Tham khảo
Đắk Nông không chỉ có “tiếng cồng chiêng rộn rã ngân xa”, bạt ngàn cao nguyên, rừng già mà còn nổi tiếng với những thác nước hùng vĩ, mê hoặc lòng người. Khi mùa mưa vừa kết thúc, sông hồ đầy ắp nước trời, những dòng thác tràn đầy nguồn sống, tuôn chảy mạnh mẽ suốt ngày đêm. Nằm giữa núi rừng, với vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn, gần như không có dấu chân của khách du lịch, đấy là những cảm nhận đầu tiên mà bạn khi đặt chân đến thác Lung Niêng, Gia Nghĩa – Đắk Nông.

Nằm giữa núi rừng, với vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn, gần như không có dấu chân của khách du lịch, đấy là những cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến thác Liêng Nung, Gia Nghĩa, Đắk Nông.

Phố thị hoa vàng Gia Nghĩa mang trong mình một tương lai trở thành thành phố du lịch của tỉnh Đắk Nông. Xưa kia chỉ là nơi dừng chân nghỉ giữa đường của những chuyến xe Sài Gòn đi Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum… nhưng nay thị xã Gia Nghĩa, với khí hậu lý tưởng, lượng mưa ít, nhiệt độ trung bình ổn định, vị thế đẹp hứa hẹn trở thành Đà Lạt thứ 2, nhưng sẽ mang dấu ấn của người Việt, thay vì người Pháp.

Khi tới thị xã Gia Nghĩa, nơi nổi tiếng với nhiều con thác hung vỹ, chúng tôi chọn Liêng Nung là điểm đến cho mình. Thác Liêng Nung (hay còn gọi là thác Diệu Thanh) thuộc buôn N’Jriêng, nằm ngay bên QL28 hướng đi Lâm Đồng, chỉ cách thị xã Gia Nghĩa 8km. Rời xa những con đường uốn lượn, khu phố đông đúc trong thị xã chúng tôi đến với buôn N’Jriêng, buôn làng với hầu hết là đồng bào M’Nông sinh sống.

Thác Liêng Nung có cấu tạo rất đặc biệt, vách đá cao 30 m trên một cái hang lớn, nhô ra nơi dòng nước đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ. Trong hang thảm thực vật sống động, bắt mắt nhưng rất khó tiếp cận những ngày này do đá rất trơn.

Tiến gần hơn về phía chân thác, nơi dòng nước mạnh mẽ đang đổ xuống, thậm chí không thể nhìn rõ vì bụi nước làm mờ mắt, nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên.

Càng đi qua con đường nhựa, rồi đến những bậc thang càng dẫn ra xa phía thác bạn sẽ hiểu rằng con đường đang dẫn mình xuống thấp hơn. Và rồi ở khúc quanh cuối con đường nhựa, băng qua đoạn đường đất, bạn sẽ nghe tiếng thác đổ, âm thanh ấy lớn dần, dữ dội làm cho niềm phấn khích như được dâng trào cao hơn, bước nhanh hơn để đến được với ngọn thác tuyệt đẹp này.

Tuyệt cảnh Liêng Nung hiện ra sau những lùm cây, đầy choáng ngợp. Những hạt bụi nước li ti theo luồng không khí mà dòng thác tạo ra bay xa cả vài chục mét, cao tít lên ngang ngọn của những cây cao, ,át rượi. Những tia nắng rọi lên đám bụi nước ấy và cầu vồng xuất hiện. Một không gian đầy bụi nước, ướt nhẹp, những cây cỏ nhỏ cạnh chân thác bị hơi nước thổi dạt xuống. Cả núi rừng dường như nghiêng mình trước Liêng Nung, không còn một âm thanh nào khác, chỉ còn một màn độc tấu đầy kiêu hãnh, mạnh mẽ vọng vang.

Xung quanh khu vực nơi đây còn có các buôn làng dân tộc M’nông và Mạ sinh sống với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán đa dạng và phong phú, phù hợp cho việc tổ chức thực hiện các tour du lịch sinh thái, tìm hiểu bản sắc văn hóa cộng đồng, đồng bào thiểu số bản địa.

Tham quan thác Liêng Nung vào ngày lễ hội, du khách sẽ được mời tham gia cùng với dân làng và nghe già làng kể câu chuyện cổ thú vị của người M’Nông về nguồn gốc của thác Liêng Nung…

Liêng Nung vẫn còn rất hoang sơ, ít người lui tới. Có lẽ nơi này sẽ giữ được vẻ hoang sơ ấy cho tới ngày thị xã Gia Nghĩa vươn dậy trong hình hài thành phố du lịch. Và đồng bào M’Nông ở buôn N’Jriêng vẫn giữ cho mình một Liêng Nung hoang sơ, vắng vẻ, đầy tự hào. Còn du khách như chúng tôi khi lui tới đây vẫn vô tình bắt gặp phía xa xa, giữa rừng núi kia có một dải lụa trắng ai đó bỏ quên, chứ không phải những tấm biển chỉ dẫn du lịch, những hàng quán xôn xao…

1 tháng 2 2017

Từ Buôn Đôn có ý nghĩa là làng Đảo theo vì nó được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng trông như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Phía bên kia sông là rừng đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ. Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…Đây cũng chính là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Buôn Đôn hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong nước và quốc tế.

1 tháng 2 2017

thác thủy tiên

1 tháng 12 2017

Thác Thủy Tiên (hay còn gọi là Thác Ba Tầng) là một thác nước ở Đắk Lắk, thác nằm ở xã Ea Puk, huyện Krông Năng.

Đây là một thắng cảnh đẹp, hoang sơ giữa núi rừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt. Do có 3 tầng nước đổ nên còn gọi là thác Ba Tầng. Tầng thứ nhất hẹp, có độ dốc nhỏ với những bậc lên xuống dễ dàng. Tầng thứ hai trải rộng với nhiều bậc đá, và có những mặt hồ nước cạn có thể tắm được. Tầng thứ ba nước từ trên cao đổ xuống một mặt hồ rộng và sâu, tung bọt trắng xóa rồi trở về lại với dòng chảy hiền hòa, uốn lượn giữa đại ngàn xanh thẳm.

Thác Thủy Tiên không chỉ đẹp về hình thể mà còn đẹp với huyền thoại về nàng H’Năng.

Chuyện xưa kể rằng, có một lần ở vùng đất này, tai họa đã ập đến với buôn làng. Không hiểu vì sao Giàng giận dữ làm nắng mãi khiến sông hồ cạn kiệt. Chồng nàng H'Năng đã cùng các trai tráng trong buôn phải đi thật xa để tìm vùng đất mới nhưng đã qua mấy mùa trăng mà chẳng thấy trở về. Nàng H' Năng chờ mãi, chờ mãi mỏi mòn trong nỗi nhớ thương chồng và cả sự xót xa vì cảnh lũ làng chết dần, chết mòn vì đói khát, bệnh tật. Nàng quyết định lên đường tìm chồng, tìm vùng đất mới. Nàng đi mãi, tìm mãi, cuối cùng quỵ ngã xuống giữa một lòng suối cạn. Giàng thương xót, cho làm mưa xối xả, các con sông, dòng suối chẳng mấy chốc lại đầy nước, sự sống lại lan tràn nhưng nàng H' Năng thì không sống lại được nữa, tóc nàng trải dài theo con suối nhỏ và trở thành ngọn thác đẹp và duyên dáng như tấm lòng người con gái Ê Đê dịu hiền, chung thuỷ, nàng đã chết để dân làng được sống. Tưởng nhớ nàng, lũ làng đã lấy tên nàng đặt cho tên của dòng sông chảy qua vùng đất này và còn nhắc mãi về huyền thoại một người con gái...

So với các thác nước khác của Đắk Lắk như thác Gia Long, thác Krông Kmar... thác Thủy Tiên ít được mọi người biết đến do không thuận tiện về đường đi lại, tuy nhiên với vẻ đẹp của mình và sau khi quốc lộ đi Phú Yên ngang qua đây được nâng cấp, thác sẽ được nhiều người biết đến hơn và tìm đến để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà hữu tình của mình. Công nhận thác Thủy Tiên là di tích cấp quốc gia

Khu vực này còn lưu truyền nhiều truyền thuyết của người Ê Đê, như truyền thuyết nàng H’Năng, truyền thuyết chàng Dăm Ji...

Đây là di tích quốc gia thứ 11 của tỉnh Đắc Lắc.

Thác Thủy Tiên hiện là một trong những danh thắng đẹp nhất của tỉnh Đắc Lắc, ngoài ra nơi đây còn chứa đựng những giá trị to lớn về mặt tài nguyên sinh thái, bởi xung quanh thác là khu rừng nguyên sinh Ea Púk nằm kề với khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
19 tháng 12 2016

" Em yêu nhà em. Hàng xoan trước ngõ. Hoa xao xuyến nở. Như mây từng chùm ".Mỗi lần nghe bài thơ này em lại càng yêu tha thiết ngôi nhà thân yêu của mình.
Ngôi nhà được bố em xây cách đây 7 năm, đến nay vẫn còn rất chắc chắn. Nó nằm trong một con hẻm nhỏ trên con đường Phạm Văn Chiêu.
Bác cổng sắt khoác lên mình chiếc áo màu xanh uy nghi như một người bảo vệ. Trước hiên nhà là những thảm hoa mười giờ rực rỡ do ba em trồng. Bên trong căn nhà được trang trí rất đẹp mắt. Giữa phòng khách là bộ bàn ghế salon bằng gỗ do ba em mua cách đây mấy năm. TRên tường có treo bức tranh cảnh làng quê vào ngày thu hoạch. Đây cũng là nơi mà gia đình em sum họp vào mỗi tối để trò chuyện và xem ti vi với nhau. Phòng bếp không to lắm, mọi thứ đều được xếp gọn gàng dưới bàn tay khéo léo của mẹ em. Ngay anh máy giặt là bác tủ lạnh TOSHIBA do gia đình em mua cách đây hơn 2 năm, nhưng đến nay xài vẫn còn rất bền. Phòng của em được trang trí rất đẹp mắt, góc bên phải của phòng là bộ giường đôi xinh xắn do ba mua cho em và em trai của em. Bàn học của em được xếp ngay ngắn gọn gàng, trên tường có dán những tờ giấy khen cháu ngoan Bác Hồ của em. Em rất yêu ngôi nhà của em.
Khách đến nhà em họ đều khen rằng nhà em tuy nhỏ nhưng được trang trí nhỏ gọn. Dù mai sau em có xa ngôi nhà thân yêu này thì em vẫn luôn muốn được nhanh chóng trở về nơi đây.

19 tháng 12 2016

Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.

Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm...Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng. Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.

Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tìa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.

Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mật trời. Bộ ghế salon màu tráng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt ti vi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tày là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá ga-ni-to. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hổng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bàng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đậc biệt, các đồ trang trí "hand­made" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.

 

Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!

Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa...