-Sự thay đổi của nền kinh tế nước ta trong các thế kỉ XVI-thế kỉ XVIII được thể hiện như thế nào ?
- Tổ chức bộ máy nhà nước thời lê sơ có gì khác so với nhà trần ? tại sao nói chế độ phong kiến thời lê sơ đạt đến đỉnh cao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1
+ Thời Ngô Quyền bỏ chúc Tiết độ sứ, lên ngôi vua
+ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đặt tên là Đại Cồ Việt, kẻ phạm tội thì dùng hình phạt khắc nghiệt
+ Lê Hoàn được suy tôn là Vua, đánh thắng quân Tống xâm lược.
Khẳng định chủ quyền dân tộc, khả năng bảo vệ độc lập dân tộc
2. Vì thế kỉ X vua Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ muốn khẳng định mở đầu chế độ phong kiến độc lập của dân tộc VN. Dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đúc đồng tiền, THái Bình Hưng- là đồng tiền đầu tiên của nước VN càng khẳng định ý thức giữ gìn, và bảo vệ quyềng độc lập của dân tộc VN, Vua Lê Hoàn chủ động đánh thắng giặc quân Tống xâm lược khẳng định ý chí quyết tâm chống ngoại xâm và chứng tỏ 1 bước phát triển mới của đất nước, khả năng bảo vệ độc lập của nước Đại Cồ Việt
Sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta trong các thế kỉ X-XV:
*Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: Thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai
- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, thành lập chính quyền mới. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.
- Nhà Tiền Lê củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai.
*Thời Lý, Trần, Hồ: Thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.
- Các triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.
- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.
- Chính quyền trung ương từng bước hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. Giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Đất nước được chia thành nhiều lộ do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.
- Ban đầu quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, thi cử là nguồn tuyển chọn chính.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn chỉnh; tuy nhiên, mức độ chuyên chế chưa cao.
*Thời Lê sơ: Thời kì nhà nước quân chủ Đại Việt đạt đến đỉnh cao
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại VIệt. Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.
- Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.
- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.
- Ở địa phương: chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.
- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.
- Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã khiến quyền lực của chính quyền trung ương được tăng cường. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.
- Tổ chức bộ máy nhà nước thời lê sơ có gì khác so với nhà trần ? tại sao nói chế độ phong kiến thời lê sơ đạt đến đỉnh cao?
- Triều đình:
+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.
+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.
- Các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.
- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:
+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,…
+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.
+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.
-Sự thay đổi của nền kinh tế nước ta trong các thế kỉ XVI-thế kỉ XVIII được thể hiện như thế nào ?
Phân hóa thành 2 nơi : Đàng trong và Đàng Ngoài Kinh tế 2 vùng có phần chênh lệch ( Đàng trong phát triển hơn)
+ Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào chấp chiếm. Chế độ tô thuế binh dịch nặng nệ. Quan lại tham ô hoành hành.
+ Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích dân khai hoang mở ruộng, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lời, tạo điều kiện cho năng xuất lúa cao.