Năm sinh và năm mất của những doanh nhân văn hoá
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lĩnh vực | Tác giả - Tác phẩm |
Văn học | Đầu thời cận đại: - Cooc-nây (1606 - 1684) bi kịch cổ điển Pháp. - La Phông-ten (1621 - 1695) là nhà thơ ngụ ngôn Pháp. - Mô-li-e (1622 - 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp... - Ban-dắc (Pháp 1799 - 1850). - An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 - 1875). - Pu-skin (Nga, 1799 - 1837). - Tào Tuyết Cần (1716 - 1763) của Trung Quốc; Nhật Bản có nhà thơ, nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 - 1725); ở Việt Nam thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784),... lợi của chủ nghĩa tư bản. Trong suốt thời cận đại: - Vích to Huy-gô (1802 - 1885): Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ. Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910): Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka rê ni na, Phục sinh ….chống lại phong kiến Nga Hoàng - Mác-Tuên (1935 - 1910): Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay ơ, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc …. - Pu-skin - Nga; Ban dắc - Pháp..... - Lỗ Tấn (1881 - 1936): A.Q. Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,... - Ra-bin-đra-nát Ta-go - Ấn Độ, thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn...tập Thơ Dâng...thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo... Hô-xê Mác-ti (1823 - 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu ba. |
Nghệ thuật | - Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới. - Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)... Lê-vi-tan (Nga) Rem-bran (1606-1669) - hà Lan, vẽ chân dung, phong cảnh. - Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng Bét tô ven - Đức - sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng. - Mô da (1756-1791)- người Áo. * Những thành tựu về mặt tư tưởng, văn hóa đến thế kỉ XIX - Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII ở Pháp, tiêu biểu như: Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755); Vôn-te (1694 - 1778); G. Rút-tô (1712 - 1778) => Nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô đứng đầu. Được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích” |
Nhận xét:
Đóng góp: Phản ánh hiện thực xã hội (nghèo đói, khốn khổ, cơ cực, chiến tranh xâm lược phi nghĩa ...), sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến , mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên , mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn , góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại
Hạn chế: Những đóng góp trên không thể nào đánh thắng được bọn quyền lực, thống trị; không thể giúp cho nhân dân ra khỏi vòng nô lệ
Chẳng phải siêu nhân do truyền thuyết thêu dệt, một con người có thật trong lịch sử bằng xương bằng thịt, sinh ra và lớn lên tại kinh đô Thăng Long. Sau khi đã hoàn thành sự nghiệp vẻ vang; đánh đuổi ngoại xâm, đem lại quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho muôn dân Đại Việt, đã từ bỏ ngai vàng, vào Yên Tử tu hành rồi hiển Phật… Đó là Đức Vua Trần Nhân Tông - một Hoàng Đế minh quân kỳ tài, góp phần tô thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc thời nhà Trần, tạo lập đỉnh cao nền văn minh Đại Việt.
Triều đại nhà Trần kéo dài 175 năm, từ năm 1225 đến năm 1400 và trải qua 14 đời vua. Trần Nhân Tông là đời vua thứ 3, sau ông nội là vua Trần Thái Tông và vua cha là Trần Thánh Tông.
Ngài sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, tức vào ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ và mất ngày 16 tháng 11 năm 1308 tức vào ngày 03 tháng 11 năm Mậu Thân.
"Khi đức vua sinh ra, được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, gọi là kim Tiên Đồng Tử, ở vào bên tả có nốt ruồi đen" (1).
Thuở nhỏ, nhà vua thường theo vua cha lên chơi núi Yên Tử, sớm bộc lộ chí xuất gia tu hành.
Năm 21 tuổi, Ngài được vua cha truyền ngôi báu (1297) và đã làm vua suốt 14 năm trời. Vì là bậc minh quân có biệt tài kinh bang tế thế, Ngài có công lớn trong việc lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, xây dựng đất nước phồn vinh.
Mười lăm năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng, cũng là mười lăm năm vua Nhân Tông tu hành và hiển Phật.
"Thế tôn bỏ ngai vàng quý báu, nửa đêm vượt thành, bỏ áo rồng cao sang, non xanh cắt tóc, mặc chim thước làm tổ trên đỉnh đầu, mặc con nhện chăng tơ trên vai cánh, tu pháp tịch diệt để tỏ đại chân như, dứt cõi trần duyên mà thành bậc chính giác. Đức tổ ta là Điều Ngự Nhân Tông Hoàng đế ra khỏi cõi trần, thoát vòng tục lụy, bỏ chốn cung vua ra giữa son môn…"
Vua Trần đi tu, không phải để trốn đời, yếm thế, mà đi tu để nhập thế, cứu đời. Có điều, nhà vua không phải cứu đời theo kiểu của một ông Vua, mà là theo kiểu của thánh nhân.
Làm vua chỉ chăn dân trăm họ. Làm Phật cứu độ cả muôn loài bởi. Bởi vậy, tấm gương Vua Phật tuy ẩn mà lại hiện, tuy mờ mà lại sáng. Ngài bứt khỏi cái bình thường để vượt lên trở thành cái phi thường.
Bởi thế, hàng ngàn năm qua, bao triều đại thịnh suy trị vì đất nước này, bao người đã làm vua. Song có ai được nhân gian ngưỡng vọng, tôn thờ như Vua Phật Nhân Tông?
Vua Trần đi tu, không để tự biến mình thành lính gác biên thùy như lời nhận định của Hải Lượng Thiền sư - người tự coi mình là đệ tử Tổ Trúc Lâm vào thế kỷ 18: "Người ta thấy Điều Ngự Đệ nhất Tổ đến chùa Hoa yên thì bảo là ngài xuất gia. Ta biết rằng Đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công, trong nước vô sự, nhưng ở phía bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, sợ người ta dao động, cho nên nhằm được ngọn núi Yên Tử là núi cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, dựng lên ngôi chùa, thường thường dạo chơi để xem động tĩnh cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm".
Một ông vua biểu trưng cho quyền lực quốc gia, trong tay có hàng vạn binh mã. Quốc gia lâm nguy mỗi người dân trở thành một chiến sỹ… đâu lại trở thành một cái tôi hữu hạn biến mình thành lính gác biên thùy.
Thực ra, đỉnh núi Yên Tử - nơi Vua Phật tu hành - không đủ cao để nhìn tới tận biên cương phương bắc; không thể nhìn xa tận biển Đông. Cái nhìn hạn hẹp, cách lý giải chủ quan của người đời sau như trên mà ngày nay chúng ta cứ mặc nhiên công nhận đã làm giảm sút, lệch lạc cái động cơ và mục đích tu hành rất cao cả, thiêng liêng của Vua Phật Nhân Tông. Việc coi Vua Trần trở thành người lính gác biên thùy có thế là ý tưởng đẹp đẽ theo kiểu tư duy thời chiến tranh, có tác dụng giáo dục bao thế hệ biết hy sinh cho cuộc sống yên bình hưởng lạc, xông pha nơi bom đạn chiến trường, song vô tình đã làm giảm đi cái đẹp lớn lao của ông Vua hóa Phật.
Điều này dễ hiểu, vì lúc xuất gia, Vua Trần không nói cho ai biết vì sao mình lại đi theo gót chân Bụt, và vì sao lại chọn về Yên Tử… để đời sau mặc sức luận bàn.
Phải chăng Yên Tử có đủ những điều kiện để giúp cho những bậc tu hành trì đắc đạo, không kém gì xứ sở Phật đà Giá La (NairanJana) của Đức Phật Thích Ca?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo thành Phật là nhờ vào phép tu Thiền Định dưới gốc cây Bồ Đề. Vua Trần cũng tu thiền, lấp pháp tu thiền để đạt đạo.
Thiền (Dhyana) là sự tập trung tư duy cao độ, được các nhà tu hành thực hiện bằng cách ngồi im lặng (tĩnh tọa) gọi là tọa thiền, tham thiền nhập định hay thiền định.
Phật giáo ngày nay chia thành 10 giáo pháp khác nhau, giống như 10 dòng sông về chung một bến bờ giác ngộ và giải thoát. Các giáo phái khác dựa vào kinh điển, giáo lý Phật dạy để tu trì, Giáo phái Thiền chủ trương dùng tâm mà truyền tâm. Phật ở trong tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tính thì lập tức thành Phật. Thiền phái cho rằng tất cả kinh điển chẳng qua như ngón tay chỉ mặt trăng. Đến như mặt trăng chân lý thì chúng ta không thể dùng văn tự ngôn ngữ mà diễn tả hay hiểu rõ được. Vì thế, người tu hành theo pháp môn thiền định đứng ngoài kinh luận. Họ chỉ dùng phép tâm ấn của Phật tỏ để làm môn đơn truyền tâm cho thế hệ sau. Chỉ khi nào đôi bên tâm đầu ý hợp, thông cảm đạo lý, truyền thụ đượ chân lý thì mới thực hiện được phép tâm truyền.
Trong khi tham thiền nhập định người tu hành dùng phép điều thân và điều tâm. Họ điều thân bằng cách tiết chế sự ăn uống, hơi thở và cơ thể theo những cách thức nhất định của phép tu thiền định. Họ điều tâm bằng cách đưa tâm mình trở về một trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối, không nghĩ việc dữ lành, thoát ly những ý niệm mê ngộ, sinh tử, tiến đến mà an trú vào cảnh giới tuyệt đối, dẹp trừ ý niệm và ngôn ngữ: trừ tuyệt tâm tư. Cả thân lẫn tâm trở về với trạng thái hoan lạc tĩnh lặng. Đến một lúc nào đó, tất cả các ý niệm đều tiêu tán, hơi thở cũng gần như đoạn tuyệt chỉ có một trạng thái sáng suốt, bên trong không thấy có thân tâm, bên ngoài không thấy có thế giới, đó chính là cảnh giới ngộ đạo.
Người tu theo pháp môn Thiền Định rất cần tới một nơi yên tĩnh, thanh tịnh để ngồi thiền. Núi rừng Yên Tử cách biệt với phàm trần là một nơi lý tưởng để tu thiền.
Không bàn tới yếu tố tĩnh mịch, linh thiêng của ngọn núi này mà xét tới tính khoa học của vấn đề, các nhà nghiên cứu cho rằng: Những quả núi lâu đời giống Yên Tử như Hy Mã Lạp Sơn (Tây Tạng), Phú Sỹ (Nhật Bản)… đều có lực từ trường khá lớn. Những luồng điện này sẽ làm tăng thêm lực cho dòng lưu nhân điện trong thân thể những người ngồi thiền nơi núi đó. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nhập định và thành đạo dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, cạnh núi Tượng Đầu. Sau khi đắc đạo, ngài vẫn thường cùng với các đệ tử ngồi thiền định trên non Linh Thứu.
Người ngồi thiền mặt quay về hướng nam, lưng xây về hướng bắc là tốt nhất. Khi ngồi, tư thế lưng phải thật thẳng đứng để cho luồng hỏa hấu của cơ thể lưu chuyển dễ dàng trong cột sống. Muốn vậy người ta phải kê gối ngồi thiền, hay tận dụng mặt bằng có độ dốc hơi nghiêng về phía trước. Vị trí ngồi thiền phải ở nơi thanh tịnh, thoáng khí trong lành. Môi trường ô nhiễm sẽ làm cho khí Prana trong cơ thể (được tạo ra sau khi tọa thiền) sẽ không được tinh khiết, bất lợi cho việc tạo luồng hỏa hầu trong cơ thể người thiền.
Vạt núi sườn nàm của Yên Tử hợp cách rất tự nhiên giúp cho người thiền có được đầy đủ các điều kiện ngoại cảnh để tu thiền, như có lực từ trường, việc ngồi quay hướng nam, mặt dốc hơi nghiêng về phía trước tự nhiên và không khí trong lành, thanh tịnh.
Vua về Yên Tử, bởi nơi này thủa trước, đã lưu danh kỳ tích An Kỳ Sinh tu tiên, đắc đạo. Cuối thời Lý có thiền sư Hiện Quang, đầu thời Trần có nhà thiền sư Đạo Viên, Tiêu Diêu. Đại Đăng là thầy độ của Điều Ngự Giác Hoàng cũng tu hành và đắc đạo ở đây. Cho nên, việc Đức Điều Ngự Giác Hoàng lựa chọn Yên Tử để tu hành không phải là vô căn.
Người tu thiền theo chính pháp và đạt đạo có được những quyền năng siêu việt mà người thường không dễ gì có được. Phật giáo truyền rằng:
Nhờ phép tu Thiền Định, Tôn Giả Mục Kiền Liên có khả năng xuất thần du hành các cõi Phật. Xuống cả địa ngục để quan sát chúng sinh, bay qua mười ức cõi Phật đến quốc đọ của Đức Phật Thích Ca có tầm âm vang được bao xa.
Nhờ phép tu Thiền Định, Tôn Giả Phú Lâu Na cùng Mục Kiều Liên đã từng vâng mệnh của Đức Phật Thích Ca xuât thân từ hư không bay vào trong ngục giảng thuyết pháp yếu và truyền trao tâm pháp yếu cho Vua Tần-Đà-TaLa là vua nước Ma-Kiệt-Đà đang bị giam cầm. Tôn Giả A Na Luật tuy bị mù lòa có khả năng thiên nhãn thông (nhìn xa ngàn dặm). Tôn giả Xá Lợi phất mắt có thể nhìn thấy 60 tiểu kiếp người về trước, Tôn giả A Nan Đà nhìn thấy cõi Tây Phương cực lạc mà ở đó Đức Phật A Di Đà đã phóng ra muôn vàn ánh hào quang rực rỡ. Đức Thích Ca Mâu Ni có phép tha tâm thông (thấy được lòng người khác) nên từ xa đã đọc được tư tưởng của đại lệ tử Tu-Bồ-Đề.
Các nhà sư tu thiền khẳng định rằng: tuy ngồi thiền trong am cỏ Ngọa Vân trên đỉnh núi Yên Tử. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã dùng hào quang định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên dưới, mọi sự với Ngài đều thông tỏ.
Trên đỉnh núi Yên Sơn, cách biệt với kinh kỳ. Vua Phật Nhân Tông vẫn rõ được triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành bậc quân vương tôn kính. Ngài còn biết rõ được biên cương phương bắc, phương tây và phương nam, có được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang giao giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững, nền an ninh chính trị nước nhà.
Trên non Yên Tử, Ngài hoàn thiện hệ thống giáo lý của Pháp phái Trúc Lâm Giáo lý Trúc Lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của thời đại hoàng kim triều Trần, giai đoạn phật giáo là Quốc Đạo.
Cho nên, việc từ bỏ ngôi vua vào núi để tu hành của Vua Trần Nhân Tông tưởng chừng xuất thế, nhưng đích thực lại nhập thế tích cực. Từ chức vụ cao sang của Nhà Vua, Vua Trần trở về ngôi tôn quý Nhà Phật. Nhà Vua từ cái nhất thời, hữu hạn mà trở về cái vô hạn, vĩnh hằng. Không phải lúc chết, Vua Trần mới hóa Phật. Cái tên Vua Bụt (Phật) đã được tôn vinh cho Vua Trần khi Ngài còn tại thế.
"Bụt ở cung nhà, chẳng phải tìm xa. Nhân thiếu gốc nên ta tìm Bụt; Đến biét hay Bụt chính là ta" (2).
Hàng năm, mỗi độ xuân về, hàng triệu cháu con của Rồng Tiên đất Việt và bạn bè bốn phương lại về Yên Sơn lễ Phật và vãng cảnh.
Họ bồi hồi tưởng niệm đức Vua Trần. Một ông vua đã khước từ phú quý, vinh hoa, tước vị cao sang, giã biệt chốn phồn hoa đô hội lên non xanh Yên Tử tu hành, trút bỏ một cuộc sống lý tưởng của người thường để trở thành một đức Phật Đại Hùng Đại Lực, Đại Bi và Đại Trí, xứng danh là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam.
* Về văn học :
Vích-to Huy-gô ( 1802 - 1885 ) nhà thơ , nhà tiểu thuyết , nhà viết kịch Pháp có tác phẩm tiểu thuyết Những người khốn khổ .
Lép Tôn-xtôi ( 1828 - 1910 ) nhà văn Nga có tác phẩm chiến tranh và hòa bình , An-na Ka-re-ni-na , Phục sinh .
Mác Tuên ( 1835 - 1910 ) nhà văn Mĩ có tác phẩm Những người I-nô-xăng đi du lịch , những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ .
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941 ) là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ là tập thơ Dâng
Lỗ Tấn ( 1881 - 1936 ) là nhà văn cách mạng Trung Quốc có tác phẩm Nhật kí người điên , AQ chính truyện .
Hô-xê Ri -đan là nhà văn Phi-líp-pin có tác phẩm đừng động vào tôi .
Hô-xê Mác-ti nhà văn Cu-ba.
* Nghệ thuật
Trai-cốp-xki ( 1840 - 1893 ) có vở opera Con đầm pích ,vở bale hồ thiên nga , người đẹp ngủ trong rừng .
Họa sĩ : Van Gốc ( Hà Lan ) , Phu-gi-ta ( Nhật Bản ) , Pi-cát-xô ( Tây Ban Nha ) , Lê-vi-tan ( Nga ) .
Đóng góp : Phản ánh hiện thực xã hội ( nghèo đói , khốn khổ , cơ cực , chiến tranh xâm lược phi nghĩa ...) , sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến , mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên , mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn , góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại .
Hạn chế : Những đóng góp trên không thể nào đánh thắng được bọn quyền lực , thống trị ; không thể giúp cho nhân dân ra khỏi vòng nô lệ
Vua Trần Nhân Tô ctháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308 tên khai sinh là Trần Khâm là một trong những vị hoàng đế nhà Trần có nhiều chiến công giúp nhân dân dẹp loạn và là một vị thiền sư trong ngành phật giáo ở Việt Nam
VD : Danh nhân văn hóa Nguyễn Du
năm sinh : 1765 (3/1/1765)
năm mất : 1820 (16/9/1820)
Doanh nhân văn hóa :
Hoàng Xuân Hãn
-sinh năm : 8-3-1908
-mất năm : 10-3-1996