sáng tác một tác phẩm thơ nhằm khích lệ mọi người đọc sách
ai làm hay mìk tik cho
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. sách là 1 kho tàng tri thức.Tiếp cho ta dộng lực mỗi ngày .LÂT từng trang sách thật bổ ích .Cho ta biết điều ngay lẽ phải.Không đọc sách là sai là trái.Tạo ra nhiều tác phẩm mai này.Sau khi xem đoạn thơ trước mắt
BẠN ƠI HÃY ĐỌC SÁCH NGAY ĐI
Bạn ơi đừng nghiện game
Nó chỉ giúp bạn lú đầu
Ở đây đã có sách
Nơi hội tụ trí thức
Thứ bây giờ bạn cần
Giờ là sách thay game
Tự nghĩ :>
THAM KHẢO
Mở trang sách lòng đầy rạo rực
Núi sông, đất trời, lịch sử, văn minh
Bao tri thức gói gọn trong tim mình
Nuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh
Lúc mệt mỏi, chán chường, hay thất vọng
Lật trang sách, bạn sẽ thấy yêu đời
Lời chia sẻ, động viên nơi dòng chữ
Sẽ thấy lòng mình đầy nhẹ nhõm, an yên
Những khi vui, hứng khởi không muộn phiền
Lật trang sách, bạn thấy lòng lắng lại
Ôi! Bao mảnh đời ngoài kia đầy ngang trái
Thương cảm, xót xa nhiều hãy mạnh mẽ vượt qua.
Trang sách nhỏ nhưng lớn lao tình ý
Hãy cho sách những tình cảm yêu thương
Trân trọng sách như người thân bè bạn
Trên mọi nẻo đường, tay- cuốn sách mang theo.
Đọc sách có thể không giàu, nhưng nó có thể cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích phù hợp với những điều mà bạn cần biết hoặc cần được giải đáp. Nếu bạn cô đơn , mọi cuốn sách đều sẵn sàng kết thân với bạn, cho bạn biết thêm nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Có một tội còn đáng trách hơn cả đốt sách, đó là không đọc chúng. Nhà bạn có thể thiếu nhiều thứ nhưng không thể thiếu sách, ít nhất cũng nên có 1 quyển để trang bị một chút kiến thức. Mỗi quyển sách là 1 tầng tri thức, giúp cho người đọc và viết có thể hiểu nhau hơn. Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra cho bạn. Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với cả một người tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. Vì vậy mọi người hãy trang bị ngay những quyển sách phù hợp với bản thân mình nhé
đây thơ đây:
Đêm nay định thức đọc bài
Nhìn qua nhìn lại thấy dài lại thôi.
nghe rất thuyết phục
tk
Làn gió nhẹ lướt qua khung cửa nhỏ
Đưa hương hoa thoảng nhẹ tới bên em
Gió trầm ngâm đứng ngắm nhìn cô bé
Thảnh thơi đọc sách bên bàn nhỏ xinh xinh
Gió phân vân, suy nghĩ hoài không biết
Sách có gì mà thấy bé ưu tư?
Bé trả lời: Cuộc đời người bạn nhỏ
Đôi lúc buồn cũng lắm lúc đau thương
Một hồi lâu, bé mỉm cười mãn nguyện
Gió vui vời, bèn hỏi bé làm sao:
Sách có gì mà nhìn em vui thế?
Bé trả lời: Sách đầy ắp những yêu thương
Gió biết không? Những cuốn sách này nhé!
Chứa vạn điều mới mẻ và mê say
Mỗi trang sách dạy ta sống mỗi ngày
Cho đi rồi sẽ nhận lại tình yêu.
Gió thích thú với bao lời bé kể
Đọc sách hay vào những lúc thảnh thơi
Có gió mát, bé thơ cùng trang sách nhỏ
Và chúng mình du ngoạn khắp nhân gian.
Câu 1: sáng tác tác phẩm, bài thơ nhằm khích lệ mọi người đọc sách.
Dưới đây là một số bài thơ hay về đọc sách VnDoc đã sưu tầm, các bạn có thể tham khảo để lấy cảm hứng viết bài.
Đọc Sách
Miệt mài từng chữ tới từng chương
Mỗi trang mỗi chữ mỗi tình ý
Mỗi nghĩa mỗi câu mỗi vấn vương
Đọc trước ra sau thật tỉ mỉ
Đọc trên xuống dưới chớ ương ương
Đọc xong ôm sách vào lòng xiết
Trong giấc mộng vàng gặp bạn đường
Bài 2
Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc chắc nghèo
Bạn cô đơn ư, mọi cuốn sách đều sẵn sàng kết thân với bạn
Để mai đọc ư? Thứ 2,3,4,5,6,7 chủ nhật. Đâu có thứ nào gọi là thứ mai
Có một tội còn đáng trách hơn cả đốt sách, đó là không đọc chúng
Nhà có thể không có cửa sổ nhưng phải có sách
Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra cho bạn
Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với cả một bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua
Sưu tầm
Câu 2: Nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc em sẽ:
Vận động người thân trong gia đình làm thẻ thư viện mượn sách đọc trong thời gian nhàn rỗi.
Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.
Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.
Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.
Cùng các bạn thường xuyên đến nơi nhiều sách để mua hay mượn về đọc như đến thư viện trường, các nhà sách trên địa bàn.
Giúp cô thư viện trường hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, giữ gìn bảo quản sách và sắp xếp lại sách ở thư viện trường.
Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho các bạn.
Giúp cô thư viện trường trưng bày sách, giới thiệu những cuốn sách mới, trang trí làm mới, làm đẹp thư viện để thu hút các bạn đến đọc sách nhiều hơn.
Đọc sách là một công việc ý nghĩa, các bạn nên rèn luyện thói quen đọc sách. Việc rèn luyện thói quen đọc sách sẽ giúp bạn rất nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống đấy. Ngoài cuộc thi Viết về cuốn sách mà em yêu thích, hiện nay cuộc thi viết về Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu cũng đang dược các em học sinh hưởng ứng nhiệt liệt, các bạn có thể xem thêm bài dự thi viết Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu để cùng xem thể lệ dự thi và cách làm bài dự thi sao cho tốt nhé.
Mấy năm nay, đời sống văn hóa ở TP HCM chứng kiến một tình hình dường như mâu thuẫn này: Trong khi dư luận xã hội chưa hết than phiền về sự sa sút của văn hóa đọc thì ngày càng có nhiều cơ sở làm sách được thành lập và từng bước khẳng định thương hiệu qua những sản phẩm có chất lượng tốt cả về nội dung lẫn hình thức.
Đóng góp vào sự khởi sắc đó có tiếng nói của những cây bút tích cực quảng bá cho văn hóa đọc mà tôi thường không bỏ lỡ những bài viết của họ: Phan Trọng Hiền (Biên Hà), Dương Thành Truyền (Duyên Trường), Trần Vương Thuấn (Thục Linh), Nguyễn Minh Hải (Trúc Giang)… Tuy không phải là những nhà phê bình chuyên nghiệp, bên cạnh công việc chính ở các cơ quan văn hóa, họ vẫn dành thời gian dõi theo sự ra đời và đường đi của những cuốn sách để cổ vũ cho một đời sống văn hóa có chiều sâu.
Cuốn "Sách trong cuộc đời" (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP HCM, quý II/2017), tập hợp những bài viết của Nguyễn Minh Hải về cùng chủ đề trên các báo ở TP HCM 15 năm qua, là kết quả của hoạt động âm thầm mà bền bỉ đó.
Có thể nói, đây là những câu chuyện của một người yêu sách cất lên tiếng nói chân thành và thẳng thắn của mình về một số hiện tượng trong sáng tác, xuất bản và tiếp nhận văn học. Trước hết là những câu chuyện có ý nghĩa mà tác giả rút ra từ việc cảm thụ một số tác phẩm của Nam Cao, Mạnh Phú Tư, Sơn Nam, Nguyễn Huy Thiệp, An Chi…; hay quan sát những sinh hoạt thường ngày như tặng sách, mua bán sách cũ, quảng cáo sách mới, đưa sách về nông thôn…
Tôi thật sự thú vị khi đọc những trang tác giả kể những kỷ niệm về "gène đọc sách" được truyền lại từ người cha, về tập sách "gia bảo" của một người bạn, về lá thư tình cờ tìm thấy trong một cuốn sách cũ. Là nhà báo, Nguyễn Minh Hải cũng đồng thời mang tố chất của nhà giáo dục khi anh nhiều lần quan tâm đến việc chọn sách, hướng dẫn cách đọc và xây dựng thói quen đọc sách cho thiếu nhi. Tinh thần công dân của tác giả còn thể hiện rõ qua mối ưu tư đối với việc sách giáo khoa lịch sử chưa đề cập một số sự kiện quan trọng (nạn đói năm Ất Dậu 1945, việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và tấn công Trường Sa năm 1988, cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 ở biên giới phía Bắc…). Điều đó cho thấy ý thức trách nhiệm của một ngòi bút trước hiện tình đất nước và các thế hệ tương lai.
Đọc bài "Một cuốn sách còn nợ", tôi hết sức xúc động và cảm ơn tác giả đã nhắc đến món nợ đối với nhà văn Nguyễn Nguyên mà nhà báo Nguyễn Trọng Chức và tôi luôn canh cánh bên lòng. Mong sao Nguyễn Minh Hải - vốn đã bỏ nhiều công sức sưu tầm, tìm hiểu về hoạt động báo chí và văn học của Nguyễn Nguyên - sẽ cùng gia đình nhà văn, với sự góp sức của các đồng nghiệp, trả được món nợ tinh thần đó.
"Sách trong cuộc đời" là một đề tài quen thuộc nhưng không dễ gì khai thác hết những khía cạnh phong phú, đa chiều của nó. Đây là những suy nghĩ trung thực và tâm tình giản dị của một người chịu ơn từ sách. Tất nhiên, tác giả còn thời gian dài rộng để suy ngẫm về việc đọc sách từ điểm nhìn của ngày hôm nay, chẳng hạn có nên "tận tín ư thư" hay không, làm sao tiếp thu có chọn lọc những bài học đạo đức của "nhị thập tứ hiếu" cho phù hợp với thời đại, lý giải thế nào cho thỏa đáng những hiện tượng "đốt sách", "ăn cắp sách" mà không gây ngộ nhận…
Có thể nói, "Sách trong cuộc đời" góp phần hâm nóng niềm khát khao nơi bạn đọc luôn mong muốn vươn tới những giá trị văn hóa.