K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2019

"Tường đông" có thể là một tín hiệu thẩm mỹ đặc biệt giúp cho người đọc phần nào cảm nhận được tính cách của nhân vật.

"Tường đông" cũng góp phần tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, có chiều sâu khi khắc họa tính cách và có tác dụng tô đậm vẻ đẹp tú lệ, đương tuổi thanh xuân của thiếu nữ họ Vương, hơn nữa tín hiệu thẩm mỹ này vừa làm cho câu thơ hấp dẫn, vừa chuẩn thi pháp lại đậm nét tượng trưng tạo nên một vùng thẩm mỹ cho ngữ cảnh đang miêu tả.

9 tháng 11 2018

1. Mở bài:

Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du – nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn, đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca tiếng Việt, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu: (trích dẫn thơ)

2. Thân bài: Các ý chính:

- So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả Thúy Vân bằng những câu thơ:

      “Vân xem trang trọng khác vời,

   ..................

   Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh".

- Vân đã đẹp, Kiều còn đẹp hơn:

      “Kiều càng sắc sảo mặn mà

   ..................

   Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn tài hoa nữa: Kiều giỏi thơ, giỏi họa, giỏi đàn, … Và tâm hồn đa sầu, đa cảm ấy còn tìm đến những khúc ca ai oán:

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.

- Tả Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hóa hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Qua cách miêu tả có thể thấy, tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan, trắc trở sau này. Đoạn trích thể hiện kín đáo dụng ý nghệ thuật nêu trên của Nguyễn Du.

3. Kết bài

Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy. Tuy "mỗi người một vẻ" nhưng có thể thấy rõ vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đài các, còn vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em.

23 tháng 9 2023

Sos

27 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.

  Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.

  Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.

  Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.

 Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.

27 tháng 9 2021

Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng thủ pháp đòn bẩy, tả Thúy Vân trước nhằm làm nổi bật vẻ đẹp muôn phần và tài năng của Thúy Kiều. Việc làm này giúp dự báo trước cuộc đời sống gió, hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều.

12 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều đã được Nguyễn Du khắc họa rõ nét qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trước hết, tác giả đưa ra giới thiệu cùng nhận định về hai chị em qua ước lệ mai, tuyết để khẳng định vẻ đẹp chung ở họ cũng như vẻ đẹp riêng qua cụm từ "mỗi người một vẻ". Hai người thiếu nữ xinh đẹp được Nguyễn Du vô cùng yêu thương. Về nhan sắc, Vân được nói đến với sự sang trọng, phúc hậu. Đặc tả vẻ đẹp của Vân, nhà thơ chú ý đến gương mặt tròn đầy, nụ cười cùng giọng nói đoan trang, mái tóc mềm mượt, làn da trắng. Tất cả cái đẹp ở Vân đều là kết tinh của thiên nhiên đất trời nên nàng được những hoa, tuyết yêu quý và sẵn sàng đứng sau cái đẹp của nàng với sự ngưỡng vọng. Bút pháp ước lệ đã giúp nhà thơ vẽ lên bức tranh người con gái xinh đẹp độ xuân thì làm xuyến xao cả thiên nhiên và lòng người. Ấy vậy mà nhan sắc ấy vẫn chưa sánh bằng nàng Kiều. Miêu tả tường tận cái đẹp của Vân, nhà thơ dùng thủ pháp đòn bẩy để tôn lên tài sắc ở Kiều. Với những từ như "càng, hơn" ta thấy được cái ưu ái tột cùng mà tác giả nói về Kiều. Đặc biệt, chân dung Kiều chỉ được gợi qua đôi mắt, lông mày nhưng đã đủ khiến ta hiểu về cái đẹp này. Trong thế đối sánh với thiên nhiên, thay vì hài hòa thì Kiều bị đố kí, ghen ghét và hờn giận. Bởi lẽ vẻ đẹp của nàng đã vượt quá quy chuẩn thông thường lại cộng thêm tài năng cầm kì thi họa thì người con gái ấy mấy ai sáng bằng. Ngòi bút ước lệ cùng thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" giúp ta hiểu được nét đẹp toàn diện ở Kiều. Nhưng bức tranh hai người thiếu nữ đẹp không nhằm ngợi ca hay nói về sự yêu quý khôn cùng của tác giả, đó là bức tranh số phận của hai người con gái. Một bên là những ềm đềm, hạnh phúc vì hài hòa với tự nhiên, còn một bên là những muôn phần đắng cay mà những vần thơ tiếp của nhà thơ sẽ cho ta thấy điều đó.

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

    Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư ? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

                                                                                                ( Ngữ Văn 6-  tập 1)

Câu 1. Nêu tên văn bản có đoạn trích trên . (0,5 điểm)

Câu 2. Phép tu từ nào  được sử dụng trong đoạn  trích trên? (0,5 điểm)

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản  . (0,5 điểm)

Câu 4.Xác định cấu tạo chủ ngữ trong câu sau: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh  .(0,5 điểm)                         CDT

 

Câu 5. Từ câu chuyện của người anh trong văn bản, em rút ra  được bài học gì cho bản thân của mình?  (1,0 điểm)

2
2 tháng 1 2022

1 Bức tranh của em gái tôi

2 so sánh( mặt chú bé tỏa ra 1 thứ ánh sáng ...)

liệt kê:là sự ngỡ ngàng,rối đến hãnh diện,sau đó là xấu hổ

2 tháng 1 2022

3.PTBĐ chính:Tự sự

A B C                 

( Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa )

Áp dụng định lý Pytago vào tam giác ABC, ta có:

        AB2 + AC2 = BC2

  => AB2 + 3= 52

  => AB2 + 9 = 25

  => AB2 = 25 - 9

  => AB2 = 16

  => AB = 4m

nhớ tk cho mk nha

3 tháng 5 2020

bạn bị hâm à?đến bạn còn trả biết làm mà bạn đi bảo mình làm là sao? hỏi bạn khác đi.

13 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỷ XIX. "Truyện Kiều" của ông là đỉnh cao chói lọi và niềm tự hào lớn của nền văn học cổ Việt Nam.

"Trải qua một cuộc Bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

Áng thơ tự sự - trữ tình này không chỉ là tiếng nói lên án những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội phong kiến thối nát mà còn "thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của thi hào Nguyễn Du".

Tinh thần nhân đạo là cảm hứng nhân văn bao trùm lên toàn bộ "Truyện Kiều". Đó là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người tài sắc, lòng hiếu nghĩa, vị tha, chung thủy trong tình yêu… Đó là tấm lòng của nhà thơ đồng tình với những ước mơ và khát vọng về tình yêu lứa đôi, về tự do và công lý; là sự đồng cảm, xót thương trước bao nỗi đau, bị vùi dập của con người, nhất là đối với người phụ nữ "bạc mệnh" trong xã hội phong kiến. Có thể nói, cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du là cảm hứng trân trọng thương yêu con người bị áp bức, chà đạp.

Tinh thần nhân đạo trong ‘Truyện Kiều’, trước hết là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người. Kiều là hiện thân cùa cái đẹp và tài năng tuyệt vời. Nàng kiều diễm, rực rỡ "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Kiều không chỉ đẹp "nghiêng nước, nghiêng thành" mà còn có một tài năng toàn diện, lỗi lạc rất đáng tự hào:

"Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm".

Kim Trọng, một văn nhân, tài tử "vào trong phong nhã ra ngoài hào hoà". Là một "thiên tài" hội tụ của tinh hoa thời đại "văn chương nết đất, thông minh tính trời". Mỗi bước đi của chàng Kim đều đem đến cho đất trời cỏ cây hoa lá một sức sống đẹp tươi kỳ diệu:

"Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao".

Mối tình Kim Trọng – Thúy Kiều là một thiên diễm tình. Đó là một tình yêu tự nguyện vượt ra ngoài khuôn khổ lể giáo phong kiến, rất trong sáng và thủy chung của "người quốc sắc, kẻ thiên tài".

Kiều là một đứa con chí hiếu. Gia đình gập tai biến, tài sản bị bọn sai nha "sạch sành vét cho đầy túi tham", cha bị tù tội. Kiều đã quyết hi sinh mối tình riêng để cứu cha và gia đình. Hành động bán mình chuộc cha của Thuý Kiều thể hiện đức hi sinh và thấm đượm một tinh thần nhân đạo cao đẹp, làm cho người đọc vô cùng cảm phục và xúc động:

"Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,

Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân"

hay:

"Thà rằng liều một thân con,

Hoà dù rã cánh, lá còn xanh cây".

Đọc "Truyện Kiều", lần theo con đường khổ ải của Kiều, ta vô cùng cảm phục trước tấm lòng đôn hậu, hiếu thảo, tình nghĩa của nàng. Kiều như quên hết nỗi đau của riêng mình mà dành tất cả tình thương nhớ thắm thiết cho cha mẹ và hai em. Nàng lo lắng cho cha mẹ già yếu, buồn đau, không ai chăm sóc đỡ đần:

"Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ…"

Tình tiết "trao duyên" trong "Truyện Kiều" cũng là một nét rất đẹp cùa tình cảm nhân đạo. Trước bi kịch cuộc đời ‘Hiếu tình khôn nhẽ hai đường vẹn hai’, Kiều đã ‘cậy em’ và trao duyên cho Thúy Vân thay mình trả nghĩa ‘nước non’ với chàng Kim:

"Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc thoa với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung."

Tinh thần nhân dạo trong "Truyện Kiều" còn là tiếng nói đồng tình, đồng cảm của thi hào Nguyễn Du với những ước mơ về công lí, những khát vọng về tự do.

Từ Hải là một hình tượng mang màu sắc sử thi, một anh hùng xuất chúng có tài năng đích thực và sức mạnh phi thường. Một ngoại hình siêu phàm "Râu hùm hàm én mày ngài. Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao". Những chiến công hiển hách, lẫy lừng "Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam". Từ Hải là một anh hùng đầy chí khí "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!". Người anh hùng ấy, khi lưỡi gươm vung lên là công lý được thực hiện:

"Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha".

Từ Hải đã đem uy lực của người anh hùng ra giúp Kiều "báo ân háo oán". Hình tượng Từ Hải là một thành công kiệt xuất của Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, là một biểu hiện sâu sắc về tinh thần nhân đạo. Vẻ đẹp nhân văn toát lên qua hình tượng này, tựa như ánh sao băng lướt qua màn đêm giông bão tăm tối của đời nàng Kiều vậy, tuy ngắn ngủi nhưng sáng ngời hi vọng và niềm tin:

"Rằng: Từ là đấng anh hùng.

Dọc ngang trời rộng vẫy vùng hiển khơi".

Số phận con người – đó là điều day dứt khôn nguôi của Nguyễn Du. Trái tim nhân ái bao la của nhà thơ đã dành cho kiếp người tài sắc bạc mệnh sự cảm thông và xót thương sâu sắc.

Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều đã trải qua mười lăm năm trời lưu lạc, nếm đủ mùi cay đắng, nhục nhã "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Kiều phải hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan,… uất ức quá, nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Câu thơ của Nguyễn Du như một tiếng nấc cất lên não lòng. Những từ ngữ: ‘thương thay’, ‘hại thay’, ‘làm chi’, ‘còn gì là thân’ tựa như những giọt lệ chứa chan tính nhân đạo, khóc thương cho số đoạn trường:

"Thương thay cũng một kiếp người,

Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

Những là oan khổ lưu li

Chờ cho hết kiếp còn gì là thân!".

Nhân vật Đạm Tiên mãi mãi là một ám ảnh đối với mọi người. Người kĩ nữ "nổi danh tài sắc một thì" nhưng mệnh bạc đau đớn "Sống làm vợ khắp người ta. Hại thay thác xuống làm ma không chồng". Kiều đứng trước mộ Đạm Tiên, cất lên lời đồng cảm thê thiết! Kiều khóc Đạm Tiên hay Nguyễn Du khóc thương cho nỗi đau của bao người phụ nữ bị vùi dập trong xã hội cũ!

"Đau đớn thay phận đàn hà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".

Nguyễn Du, nhà thơ thiên tài của dân tộc thông qua số phận và tính cách nhân vật trung tâm - Thúy Kiều – đã biểu hiện trong áng thơ tuyệt tác "Đoạn trường tân thanh" cảm hứng nhân đạo sâu sắc, cảm động.

Tinh thần nhân đạo cao cả là nội dung tư tưởng đặc sắc tạo nên vẻ đẹp nhân văn của áng thơ này, Chúng ta vô cùng tự hào về Nguyễn Du, một tâm hồn tinh tế cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, một trái tim giàu yêu thương, đồng cảm với tâm tư và số phận của con người, một tài năng lớn về thi ca đã làm rạng rỡ nền văn học Việt Nam.

Nguyễn Du và "Truyện Kiều" sống mãi trong tâm hồn dân tộc, như tiếng hát lời ru của mẹ. Cảm hứng nhân đạo của nhà thơ là tiếng thương muôn đời:

"Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày…"

13 tháng 3 2021

Giới thiệu chung về Truyện Kiều

Giới thiệu về giá trị của đoạn trích: đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người.

Tài tình của Nguyễn Du là khi ông tả người, tả về bề ngoài con người nhưng chính là ông đã dự báo về số phận mai sau của họ.

Ông bắt đầu từ cái rất chung, giới thiệu những nét chung nhất về họ. “Đầu lòng hai ả tố nga..”.

Cả hai chị em đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại, đó là vẻ đẹp trọn vẹn nhưng “mỗi người một vẻ”.

Tả Thúy Vân: (4 câu)

Vân mang một vẻ đẹp “trang trọng khác vời” tạo cho người đọc ấn tượng về một vẻ đẹp quý phái.

Với những từ “trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang, mây thua, tuyết nhường” tạo tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xã hội công nhận và dung nạp. Điều đó như dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn, không có bão tố.

Tả Thúy Kiều: (12 câu)

Kiều có những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn, khi Kiều xuất hiện, đến hoa kia, liễu nọ cũng phải ghen hờn.

Tả Kiều, Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Thúy Vân mà chỉ tập trung nhiều ở đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Từ cửa sổ tâm hồn ấy: “Tinh anh phát tiết ra ngoài; ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.

Kiều còn có vẻ đẹp của tài năng, nó đạt đến mức toàn diện, chuẩn mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến, giỏi cả “cầm, kì, thi, họa”. Đặc biệt là tài đàn.

Nhan sắc ở Kiều độc đáo, kì lạ vượt lên trên sự bình thường. Đó là loại nhan sắc hiếm có trên đời, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình.

Tài của Kiều là cái tài toàn diện: cầm, kì, thi, họa mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Thúy Kiều đúng là người hiếm có ở đời.

Ở Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình - mệnh. Từ bức chân dung ấy, người ta có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thúy Kiều với tình cảm hờn ghen. Tạo hóa trêu ngươi để đưa Thúy Kiều vào những trái ngang, đau khổ.

Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du: bút pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn chương trung đại. Đoạn thơ giàu chất nhân văn, thể hiện tấm lòng của nhà thơ luôn đề cao, trân trọng vẻ đẹp của con người.