xuân diệu giãi bày về tập thơ thơ 'đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân,đây là lòng tôi đương thời sôi nổi,đây là tuổi xuân của tôi và cả sự sống của tôi nữa'.anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào?hãy phân tích bài thơ vội vàng để làm sáng tỏa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu:
Tham khảo:
1,
Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình.
2,
1. Xuất xứ
- Rút ra trong tập Thơ Thơ
- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
2. Bố cục
- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng
- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng
2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận:
1,
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
2,
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939
- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng
2. Bố cục
- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân
- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ
3,
* Ý nghĩa nhan đề:
– Gọi Tràng Giang để tránh trùng lặp với Trường Giang, con sông dài trong thơ đường.
– Tràng Giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.
– Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa có chút cổ điển.
=>Tràng Giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
* Ý nghĩa lời đề từ:
– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.
+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.
+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.
– Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
4,
Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng."
Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh "củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống vắng.
Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."
Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.
"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".
Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông còn người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."
Hình ảnh bèo trôi dạt gợi sự bấp bênh, trôi nổi không biết đi đâu về đâu vô định hướng giữa dòng sông. Ở đây tác giả không chỉ một hay hai cái bèo mà "hàng nối hàng". Hình ảnh gợi cho người đọc đau xót, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:
"Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật."
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Hết nhìn xung quanh, nhìn ra xa và nhà thơ lại tiếp tục nhìn ra bầu trời:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Câu thơ giúp người đọc hình dung ra những núi mây trắng xóa được ánh nắng chiếu vào nhìn như được dát bạc. Động từ "đùn" sử dụng rất tài tình những đám mây như có nội lực bên trong từng lớp mây cứ đùn ra đùn mãi.
Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.
Hai câu thơ cuối chúng ta bắt gặp nét tâm trạng hiện đại của nhà thơ:
"Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Từ láy "dờn dợn" kết hợp với cụm từ "vời con nước" cho thấy nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.
Tham khảo:
Thời gian là tài sản vô cùng quý báu của nhân loại, là thứ "một đi không trở lại". Chính vì vậy mà ta phải trân trọng nó. Ấy thế mà cạnh bên những người luôn gìn giữ, sử dụng tiết kiệm và hợp lí thời gian thì đâu đó vẫn còn có những kẻ sử dụng lãng phí khoảng thời gian đáng quý ấy. Tiêu biểu như những kẻ chỉ biết ăn bám cha mẹ, hay những kẻ không nhìn nhận được giá trị của thời gian, họ dùng thời gian như một thứ gì đó vô giá trị hay cứ ngồi đó, không làm gì, chỉ ăn và hưởng những thành quả mà người khác làm ra, mặc cho thời gian cứ qua đi. Thật là đáng xấu hổ. Nếu cứ sử dụng lãng phí thời gian, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra được giá trị của bản thân cũng như những điều tốt đẹp đang xảy ra xung quanh ta. Bên cạnh đó, bạn sẽ chẳng thấy được những thay đổi, những chuyển mình của cuộc sống. Chưa dừng lại ở đó, lãng phí thời gian cũng chính là tự tay bạn cướp đi, hủy hoại sự sống của chính bản thân. Thật vậy, thời gian vô cùng quý giá, nếu tiền có thể kiếm được nhưng thời gian sẽ chẳng bao giờ tạo được, lấy lại được. Bởi lẽ đó, mỗi một phút, một giờ ta phải cố gắng, sử dụng nó có mục tiêu, kế hoạch. Có như vậy, bạn mới thành công và không thấy lãng phí nó.
mọi người ới giúp mình vói càng nhanh càng tốt nha mình đang cần gấp
xin lỗi mik lp 6 .... nhx mik bảo bn là lên trang wed hoidap247.com sẽ nhanh hơn
hok tốt nha !!!
1.
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu biểu cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. "Vội vàng" không chỉ là thi phẩm đặc sắc nhất trong tập thơ Thơ - bài thơ đầu tay Xuân Diệu dành tặng cho thế gian mà còn là bài thơ hay nhất cả cuộc sống sáng tác của ông. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. 13 câu đầu là đoạn thơ hay nhất thể hiện tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.
Với "Vội vàng" nhà thơ đã xây lầu thơ giữa vẻ đẹp cuộc đời. Bài thơ hấp dẫn người đọc không chỉ bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lý sâu sắc trong một giọng điệu sôi nổi, đắm say mà còn mang đến sự trải nghiệm mới mẻ về sự cách tân nghệ thuật độc đáo của một hồn thơ mới Xuân Diệu.
Mở đầu bài thơ tác giả bày tỏ thái độ oai nghiêm như muốn đoạt quyền tạo hóa.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Điệp ngữ "tôi muốn" và thể thơ ngũ ngôn với tiết tấu nhanh, mạnh, dứt khoát đã góp phần thể hiện khát khao thiết tha, mãnh liệt của thi sĩ. Đó là ước muốn tắt nắng buộc gió để "màu đừng nhạt mất" để "hương đừng bay đi". Nếu thời gian đi bằng nắng, bằng gió làm nhạt màu, làm phai hương thì nhà thơ muốn níu giữ thời gian ngưng bước, để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời tươi xuân thì của tạo vật. Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vì đóa hoa hương sắc cuộc đời tươi thắm, ngọt ngào mà mong manh, ngắn ngủi biết bao. Có thể nói đằng sau ước muốn phi lí ấy là một tâm hồn yêu người với thái độ trân trọng, nâng niu và gìn giữ.
Là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, sự mong muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ phải chăng xuất phát từ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế đang mơn mởn non tơ.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Như ngàn lời mời gọi, điệp ngữ "này đây" được lặp đi lặp lại 5 lần từ đầu đến cuối đoạn thơ trên, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả. "Này đây" là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời, của thiên nhiên trần thế, không phải xa xôi mà gần gũi ngay trước mắt, không phải ở kiếp khác, không phải ở tương lai hay quá khứ mà ngay trong lúc này.
Điệp từ "của" lặp lại khiến câu thơ có vẻ hơ Tây và mới lạ. Sau từ "của" mang tính chất kết nối ấy bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc. Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng, mê mải trao gửi sắc hương, xui khiến lòng người ngất ngây tận hưởng, để thi nhân tạo hóa thành tình nhân.
Chính cái nhìn trẻ, cặp mắt xanh non biết rờn luôn lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp đã tạo nên vẻ đẹp riêng trong bức tranh xuân của thi sĩ. Tuần tháng mật của yêu thương vội chốc trở thành mùa vui của bướm ong dập dìu, cành xuân đã hóa thành cành tơ phơ phất đầy nhựa sống, tiếng hót say sưa của chim yến, chim oanh trở thành điệu tình si say đắm lòng người và bình minh xuân diễm lệ mang gương mặt của người đẹp kiều diễm với rèm mi ánh sáng.
Bằng tâm hồn phong phú và trí tưởng tượng dồi dào của mình với câu thơ:
"Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa"
Thi nhân đã tạo ra sự bất ngờ đầy thú vị bởi sự liên tưởng bất ngờ hết sức độc đáo. Hình ảnh "thần vui hằng gõ cửa" gợi liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại Hy Lạp xưa, cũng có thể là vị thần mang niềm vui ban tặng cho thế gian vào mỗi buổi sớm ban mai, đánh thức mọi người dậy để tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng. Và trong niềm hân hoan vui sướng đó ngòi bút của Xuân Diệu thật sự rất xuất thần, ông đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất, đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng sự so sánh vô cùng độc đáo. Có thể nói, trước Xuân Diệu, chưa có ai "tỏ tình" với thiên nhiên như vậy. Nhà thơ cảm thụ thiên nhiên bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn. Sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với "cặp môi gần" căng tràn tươi trẻ, mê đắm và quyến rũ. Từ ngon được thốt lên đầy khát khao, nhục cảm bởi nhà thơ đã huy động mọi giác quan: từ thị giác, tính giác, vị giác đến xúc giác để tận hưởng thiên nhiên, tuổi trẻ và cuộc đời này. Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của vũ trụ, con người trở thành chuẩn mực cho cái đẹp, là thước đo vẻ đẹp của tạo hóa. "Tháng giêng" là một khái niệm thời gian vốn vô hình, nhưng trong phép so sánh vừa táo bạo vừa mang sắc thái biểu cảm ấy đã trở nên trẻ trung hữu hình qua vẻ đẹp cặp môi gần của người thiếu nữ đầy sâu sắc.
Nhưng ngay lúc chàng thi sĩ trẽ đang ngất ngây mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế, đang thỏa thuê với bữa tiệc lớn của trần gian và reo lên "tôi sung sướng" thì cũng chính là lúc thi nhân ngừng lặng với cảm giác "vội vàng một nửa".
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa"
Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui không trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao. Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.
"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân."
Hai câu thơ được xem như hai cái bản lề khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say vẻ đẹp của cuộc sống tình yêu vừa là linh cảm bất an, băn khoăn âu sầu của nhà thơ vì thời gian qua mau, tuổi trẻ một đi không trở lại, quả thật Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế về thời gian.
Trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ xuân diệu nhất. Bằng một hình thức nghệ thuật điêu luyện, sự kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc mong manh và mạch luận lý, giọng điệu say mê, sôi nổi cùng với những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Qua 13 câu đầu, Xuân Diệu đã đem đến một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn tích cực: Trong thế gian này đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu; thiên đường chính là cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế. Vì vậy hãy sống thiết tha yêu, hãy đắm say tận hưởng và tận hiến để mỗi ngày qua đi ta được sống trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc.
2. Tiếng Việt hiện nay có khả năng rất lớn, phải nói là khả năng vô bờ bến để diễn tả đời sống tư tưởng và tình cảm ngày càng phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta. Bản thân nó đã giàu nó lại còn có khả năng biến hóa vô cùng, nếu chúng ta biết giữ nó, dùng nó, biết phát triển nó.
Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ. Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý, hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.
- Thông tin về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:
+ Sinh năm: 1957
+ Quê quán: Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
+ Chức vụ: Nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia, dịch giả.
Nếu phải chọn một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1930- 1945), mọi người sẽ không chút ngần ngại, chọn ngay Xuân Diệu, một nhà thơ từng được nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh xem là mới nhất trong các nhà thơ mới. Bàn về thơ của nhà thơ tài danh này, nhà phê bình tác giả quyển Thi nhân Việt Nam cũng đã khắng định:
Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.
Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu đã được tôn vinh là “Ông hoàng thơ tình” với hai tập thơ: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Hai tập thơ này cùng chung một mạch cảm xúc là say đắm tình yêu và khao khát hạnh phúc cuồng nhiệt. Đủ thấy nhà thơ đã tìm nguồn cám hứng lãng mạn ờ ngay cuộc đời trần thế. Thơ Xuân Diệu là thơ của một. tâm hồn rất yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống. Đối với tác giả tập Thơ thơ, điều kì diệu nhất là cuộc sống, điều đẹp đẽ đầy ý nghĩa nhất là con người, tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ ham sống, tha thiết với đời và khao khát tình yêu đến độ mê say. Thật vậy, Xuân Diệu yêu cuộc sống trần thế này với tất cả vẻ bình dị, trong trẻo và nồng nhiệt nhất bằng một trái tim đắm đuối đến phút cuối cùng.
Hãy để cho tôi được giã từ vẫy chào cõi thực đế vào hư.Trong hơi thở chót đăng trời đất Cũng vẫn si tinh đến ngất ngư
(Không đề)
Chính vì vậy, nhà thơ đã quan sát, ghi nhận, và phái hiện ra dược những lạc thú của cuộc sống. Hãy nghe chính Xuân Diệu đã tâm sự: "Với long tôi, trời đất chính là mùa: Xuân với Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh... Chữ còn từ Đông sang Xuân, sao mà sung sướng thế! Lạnh chuyển ngược lên ấm, từ một rất khó chịu chuyển ngược sang một điều rất dễ chịu. Theo lộ ấy, Hè sang Thu; hiểu khoái trá cho giác quan, được rời bỏ lửa chói chang mà vào trong nước hiền hòa mát mẻ. Đầu xuân là bình minh ấm của lòng tôi. Và ấm hay mát Thu hay Xuân, lòng cũng rạo rực những tiếng mùa ái tình ghé môi gọi mời trong gió.
Dũng là phải ham sống, biết yêu, biết tận hưởng cuộc sống trần thế như Xuân Diệu mới viết nên được những dòng cảm nhận chính xác và tinh tế đến như vậy.
Cũng với tâm hồn đắm say và lãng mạn, trong bài Vội vàng nhà thơ đã viết:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ pha phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi...
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Trước mắt Xuân Diệu, cuộc sống diễn ra vô cùng sôi động, một nguồn nhựa sống bất tuyệt như đang tuôn trào dào dạt. Hai tiếng “này đây” lặp đi lặp lại nhiều lần như cho thấy những hương màu cùa mùa xuân mà nhà thơ đang trưng bày ra dãy là nhiều, là dọn sẩn món ngon của bữa tiệc trần gian không sao kể cho xiết được. Này đây, này đày... là những hình ảnh đẹp đẽ và hấp dẫn của thiên nhiên cây cỏ, lá cua cành tơ, khúc tình si của yến anh và cả hàng mi với đôi làn mắt chớp. Tất cả đều đă hiện ra trong một sắc màu sáng sủa và sinh động thể hiện “một nguồn sống dào dạt đắm say chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.
Là người gắn bó với sự sống, vồ vập trước mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, cây cỏ và con người lại khao khát tình yêu một cách cuồng nhiệt. Xuân Diệu muốn ôm cả hương sắc của trần thế vào lòng mình.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muối riết máy đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng...
Đoạn thơ này với nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, trào tuôn khiến người đọc không khói liên tương đến nhịp rộn ràng cùa trái tim thi nhân phút nầy. Xưa nay, đả mấy ai có được cái ham muốn nhiệt cuồng và mãnh liệt đến như vậy. Ở đây Xuân Diệu muốn ôm vào vòng tay mình cả sự sống... mơn mởn, nhà thơ muốn net mây đưa, muốn say cánh bướm, muốn thâu trong một cái hôn nhiều... Ngay trong nụ hôn thôi, đó là cái riêng từ giữa hai người với nhau mà thi nhân lại tưởng như trong đó đã thâu tóm cả nước non, cày cỏ. Đã vậy, lòng khát khao gợi cảm, niềm say đắm với cánh trời với tình yêu của thi nhân lại ngày một tăng lên mạnh mẽ và dữ dội.
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn cào
(Vội vàng-Xuân Diệu)
Cũng chỉ có Xuân Diệu mới có thể say đắm thèm khát tình yêu đến nỗi đã khẳng định:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
(Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu)
Trong thơ tình của thi nhân này còn biết bao vần điệu nồng nàn, mãnh liệt và đắm say đến độ nhiệt cuồng, dữ dội:
Anh nhớ tiếng.
Anh nhở hình
Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!
(Tương tư chiều - Xuân Diệu)
Nên lúc môi ta kề miệng thắm
Trời cà!
Ta muốn uống hồn em!
(Vô biên- Xuân Diệu)
Tuy Xuân Diệu đã khẳng định “cái tôi” một cách mạnh mè bằng khát vọng tận hưởng hạnh phúc trần gian như thế, nhưng do lúc bấy giờ thiếu một quan niệm biện chứng về thế giới, nhà thơ chỉ thấy thời gian là biến suy, là tàn tạ, là phôi pha và chỉ thấy ở cuối chặng đường đời là cái già, cái chết là sự hư vô:
Tóc ngời mai mốt không đen nữa
Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi
Già nua đã bó sẵn hai tay
Hôm ấy trông ta gượng ánh ngày
Bệnh hoạn cắn xương như rắn rúc,
Ta ngồi góp lực nhớ hôm nay.
(Hư vô-Xuân Diệu)
Già sẽ đến, giơ tay xua ánh sáng
Đuổi bướm chim làm sợ cả hoa hương
Và dần dà càng rõ rệt bộ xương
Mà bạn hữu sẽ đặt nằm dưới đất.
(Thanh niên -Xuân Diệu)
Chẳng khác chi một người có vật báu, lòng luôn nơm nớp lo sợ mất nó. Xuân Diệu cũng vậy. Say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, thi nhân rất sợ mất nó, vì biết rằng tuổi xuân sẽ qua đi, cuộc đời sờ mất đi. Vì thế mà Xuân Diệu lúc nào cũng vội vàng, cuống quýt giục giã để tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình:
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em ơi em: tình non sắp già rồi
Con chim hồng trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ, thời gian không đứng đợi ...
Gấp đi em anh rất sợ ngày mai
(Giục giã - Xuân Diệu)
Ở bề sâu của cái “vội vàng", của lời “giục giã" ấy vần là một tâm hồn yêu đời sâu nặng, yêu cuộc sống một cách thiết tha của Xuân Diệu. Chính vì thế khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết. Tâm hồn của nhà thơ luôn khát khao được giao cảm với đời, say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời. Với tất cả tâm hồn mình, người đã bao lần lắng nghe những tiếng nói “huyền diệu” của đất trời:
Hãy lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tăn hôn
Như hương thấm tận qua xương tủy
Âm điệu thần tiên thẩm tận hồn
(Huyền diệu-Xuân Diệu)
Phải nồng nàn và tha thiết lắm nhà thơ mới nghe được cả tiếng lòng của đôi kẻ yêu nhau:
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lẫn đâu rung động nỗi thương yêu
(Thơ duyên-Xuôn Diệu)
Với tất cả tâm hồn nhạy cảm đầy nồng nàn và tha thiết của mình, Xuân Diệu cũng nghe được cả sự rung động trong lòng ta và trong ý bạn.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
(Thơ duyên-Xuân Diệu)
Đó là trong niềm vui. Nhưng ngay trong nổi buồn, Xuân Diệu cũng không hề lặng lẽ mà vẫn rất nồng nàn và tha thiết. Chính điều này đã khiến nhà thơ nhìn mọi vật trong đời giữa cái thế luôn vận động. Thật vậy, chỉ có đôi mắt xanh non của Xuân Diệu mới nhìn thấy sự “rùng mình” của ánh trăng khi nghe tiếng đàn lạnh lẽo giữa đêm thu:
Linh lung ánh sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh!
(Nguyệt cầm - Xuân Diệu)
Cũng chính đôi mắt ấy đã phát hiện ra hình hài của cái lạnh đang luồn trong gió đến, khi mùa thu mới chớm về:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
(Đây mùa thu di-Xuân Diệu)
Trong thơ mình và ngay cả trong đời mình, Xuân Diệu lúc nào cùng thể hiện một sự tha thiết nồng nàn hay nói khác, một chất sống mãnh liệt dào dạt. Không thể tìm thấy ở nhà thơ tài danh này sự nguội lạnh hay sự nhàn nhạt một cách đơn điệu trung bình, đều đều, phẳng lặng. Với nhà thơ thì:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
(Giục giã -Xuân Diệu)
Phải hiểu là hai câu thơ này không thể hiện sự hưởng lạc hay gấp gáp mà chính là thể hiện một tấm lòng ham sống, say mê sống đến độ tha thiết, nồng nàn dạt dào và mãnh liệt của chính bán thân nhà thơ.
Tổng kết lại , đúng như nhận định của Hoài Thanh: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đái ngắn ngủi của minh. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết" Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật cua mình, tình yêu đối với cuộc sống, với con ngươi với tuổi trẻ và tình yêu trong lòng của nhà thơ vẫn luôn luôn dạt dào và mãnh liệt. Chính vì vậy mà “ông Hoàng của thơ tình” đã khám phá được nhiều biến thất tình của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện được trong những vần thơ ít lời, nhiều ý, súc tích như đứng lại bao nhiêu là tinh hoa (Thế Lữ).
- Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non”. Câu nói đã thể hiện quan niệm của nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật. “Đôi mắt xanh non” là cái nhìn chân thật, tươi trẻ, hồn nhiên và tràn đầy sức sống. Như vậy, qua lời nhận định, Xuân Diệu gửi gắm quan niệm: trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải luôn luôn sáng tạo, đổi mới, không lặp lại người khác và lặp lại chính mình, nhìn nghệ thuật bằng cái nhìn chân thật nhất.