K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Nguyễn Trãi:

- Sinh năm 1380, mất năm 1442.

- Là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc.

- Ông còn là một danh nhân văn hóa thế giới.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,...

- Ông là một trong những người thuộc bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Cả cuộc đời ông luôn mang theo tư tưởng: Nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

2. Lê Thánh Tông

- Sinh năm 1442, mất năm 1497.

- Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, là con thứ tư của Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao. Lên ngôi vua khi 18 tuổi.

- Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ.

- Ông là người sáng tác ra hội Tao đàn. Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.

- Là người ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi trong vụ án Lệ chi viên.

3. Ngô Sĩ Liên(Không rõ năm sinh năm mất)

- Là một nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.

- Ông là một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư ( 15 quyển)

biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.

4. Lương Thế Vinh

- Sinh năm 1442.

- Ông đỗ Trạng Nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị, được vua và dân coi trọng.

- Là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Được người đương thời ca tụng là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất" ; đến nay còn gọi là Trạng Lường.

- Là tác giả của các tác phẩm: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa,...

21 tháng 2 2022

     Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai.Quê gốc ở Chi Ngại (Chí Linh,Hải Dương).Ông là con của Nguyễn Phi Khanh và vợ Trần Thị Thái. Nguyễn Trãi là một nhà quân sự,chính trị tài ba và kiệt xuất đồng thời trở thành khai quốc công thần của triều đại Hậu Lê.Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và là một trong 14 anh hùng tiêu biểu của Việt Nam cùng với Hùng Vương,Hai Bà Trưng,Lý Nam Đế,..

     Ngay từ khi còn bé,ông đã rất thông minh và ham đọc sách,điều này được cha ông là Nguyễn Phi Khanh nhắc đến trong hai câu thơ:" Cố viên loạn hậu hữu tiên lư/Lục tuế nhi đồng phả ái thư"Không chỉ vậy,ông có đóng góp rất lớn trong nhiều lĩnh vực,để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Quân trung từ mệnh tập,Dư địa chí,Chí Linh sơn phú,Quốc âm thi tập,..và tác phẩm nổi tiếng được coi như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta " Bình Ngô đại cáo".Tư tưởng nhân nghĩa,yêu nước,thương dân luôn được ông đề cao và trân trọng.Đặc biệt cách đánh vào tinh thần cuả giặc (tâm công kế) cũng được ông sử dụng một cách hiệu quả.

     Vụ án Lệ Chi Viên là vụ án oan nổi tiếng thời Lê Sơ khiến cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc.Năm 1464 sau 22 năm oan khuất,vua Lê Thánh Tông đã ban chiếu minh oan cho ông.

Lưu ý : Có những phần tham khảo tư liệu trong sách và trên mạng 

21 tháng 2 2022

Tham khảo:

– Nguyễn Trãi không những Ɩà một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn Ɩà một danh nhân văn hoá thế giới.Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…
– Tư tưởng c̠ủa̠ ông tiêu biểu cho tư tưởng c̠ủa̠ thời đại.cả cuộc đời c̠ủa̠ Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.Ông thường suy nghĩ ѵà mong muốn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, “nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”.

Lê Thánh Tông:

 

-Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn Ɩà một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba c̠ủa̠ dân tộc ta ở thế kỉ XV.Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
– Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn ѵà Ɩàm chủ soái.Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
-Thơ văn c̠ủa̠ ông chứa đựng tinh thần yêu nước ѵà tinh thần dân tộc sâu sắc.Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh…, tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
3.Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
– Ông Ɩà nhà sử học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta ở thế kỉ XV.Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.– Ông Ɩà một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
4.Lương Thế Vinh (1442 – ? )
Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua ѵà dân coi trọng.Ông còn Ɩà nhà toán học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta thời Lê sơ.Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).Ông được người đương thời ca ngợi Ɩà nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn gọi Ɩà “Trạng Lường”.

 

11 tháng 2 2020

Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dânđột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ (天南洞主), đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).

Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.[1] Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[2] Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.[3]

Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét:"Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Về kinh tế, ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[6]

Thánh Tông còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[7] Ông còn cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.[8]

Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, người đương thời và các nhà chép sử đời Lê – Nguyễn phê phán ông về việc xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, xử sự khắc bạc với một số đại thần và anh em, tính khoa trương, bắt chước lối tổ chức nhà nước của Đại Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.[9][10][11][12][13]

Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ước tính có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[14]

11 tháng 2 2020

Ông có tên húy là Lê Tư Thành (思誠), là con trai thứ tư của Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long, trị vì 1433–1442). Mẹ của ông là Ngô Thị Ngọc Dao, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Thái Tổ, làm đến chức Thái bảo. Chị gái Ngô Thị Ngọc Dao tên Xuân, vào hầu Lê Thái Tông ở hậu cung. Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, Lê Thái Tông thấy liền gọi vào cho làm cung tần.[15]

Tháng 6, năm Đại Bảo thứ nhất (1440), Ngô thị nhập cung khi 14 tuổi, được phong làm Tiệp dư (婕妤), ở tại cung Khánh Phương. Sinh thời Ngô Tiệp dư sùng Phật giáo thường cầu tự, một hôm mộng thấy Thượng đế ban cho một vị tiên đồng, bèn có mang. Bà sinh Lê Tư Thành vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (25 tháng 8 dương lịch) năm Đại Bảo thứ 3 (1442).[15]

Khi Lê Tư Thành sinh ra, ông được bộ quốc sử Đại Việt đời Lê, Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: "Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".[16]

Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông thì bị bệnh mất ở tuổi 20. Các quan nhận di chiếu tôn Thái tử Bang Cơ (con Thần phi Nguyễn Thị Anh) lên ngôi, tức Hoàng đế Lê Nhân Tông. Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương (平原王), làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Các quan ở Kinh diên như Trần Phong thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, nên họ cho ông là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Bình Nguyên vương được Thái hậuNguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có.[16]

27 tháng 4 2018

 

Lê Lợi
X Lý Tử Tấn
X Nguyễn Trãi
  Lê Quý Đôn
  Lê Thánh Tông
  Lý Thường Kiệt
  Trần Hưng Đạo
X Ngô Sĩ Liên
  Nguyễn Mộng Tuân
X Lương Thế Vinh
25 tháng 3 2021

Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới...

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.

Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Lê Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Nhưng, nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được giải phóng là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn:

Đất hiểm trở từ nay không còn,

Núi sông đã vào chung một bản đồ.

Đề thơ khắc vào núi đá

Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta.

Sau bài thơ trên, Lê Lợi còn viết bài thơ thứ hai khắc vào vách núi Hào Tráng bên Chợ Bờ, Hòa Bình.

Lê Lợi trong 5 năm làm vua, có những công lao to lớn. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. "

25 tháng 3 2021

Hihi 

 

19 tháng 2 2016

khó quá

 

19 tháng 2 2016

1 *Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở thôn Chi Ngại, phường Cộng Hoà, thị xãChí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng từ trước đó viết thư khuyên ông ra hàng, ông làm theo. Sau khi Đại Việt bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tôngxuống chiếu giải oan cho ông.

*

Lê Thánh Tông  là Hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Hậu Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời gian tại vị, ông sử dụng hainiên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức , trong đó thời kì Hồng Đức được nhiều thành tựu và được tán thưởng nhất, nên ông còn được gọi là Hồng Đức Đế .

Lê Thánh Tông được cho là có tư chất thông minh, học vấn uyên bắc, giỏi về xử lí chính trị và cả về văn học, nghệ thuật. Dưới thời đại của ông, Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và trở thành một cường quốc, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao vàng sơn. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn như thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế . Điều đó khiến ông trở thành một trong những vị Hoàng đế vĩ đại.

3

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông.

Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu giết vua.

 

dài lắm pạn ạ, mình ngại vít, ở trong sgk có đấy, vô đấy tham khảo nha

29 tháng 1 2018

NGUYỄN TRÃI ( 1380 - 1442 )

- Là nhà chính trị, quân sự tài ba, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.

- Có nhiều tác phẩm giá trị : Bình Ngô Sách, Bình Ngô Đại Cáo, ...

- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Cả cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

LÊ THÁNH TÔNG ( 1442- 1497 )

- Là vị vua anh minh, 1 tài năng xuất sắc trong nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, quân sự, văn, thơ.

- Có nhiều tác phẩm giá trị : Hồng Đức quốc âm thi tập: chữ Hán.

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc . 

NGÔ SĨ LIÊN ( thế kỉ XV )

- Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỉ XV, là tác giả của bộ Đại Việt sử kí toàn thư ( 15 quyển ).

LƯƠNG THẾ VINH ( 1442 - ?)

- Là nhà toán học nổi tiếng thời Lê sơ với nhiều tác phẩm có giá trị : Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa,...

8 tháng 4 2022

Tham khảo:

Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789:

 - Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

    - Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.