K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2019

 Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.

   Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đời Minh Tông ông giữ chức Hành khiển. Đời Trần Dụ Tông, năm 1339, ông làm Hữu ti Lang trung ở Môn hạ. Đời Trần Dụ Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức Kinh Lược sứ ở Lạng Giang, năm 1345 ông được thăng chức Gián nghị Đại phu tham chính sự. Ông được vua Dụ Tông sai cùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ "Hoàng Triều Đại Điển" và bộ "Hình Luật Thư". Năm 1351, ông được phong Tham tri Chính sự.

14 tháng 2 2019

cuộc đời và sự nghiệp nha mấy bạn

15 tháng 2 2019

Trương Hán Siêu (?-1354), tên tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, là một danh sĩ nổi tiếng đời Trần, kiệt tác văn chương nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là bài Bạch Đằng giang phú rất được lưu truyền...

Tiểu sử

Trương Hán Siêu quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Quốc Tuấn, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm. Ông tham dự cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Năm 1308, ông được vua Trần Anh Tông bổ Hàn lâm học sĩ. Đời Trần Minh Tông giữ chức Hành khiển. Sang đời Trần Hiến Tông năm 1339 làm môn hạ hữu ty lang trung, đến đời Trần Dụ Tông năm 1342 đổi sang tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng tả gián nghị đại phu năm 1345 và năm 1351 làm tham tri chính sự.

Năm Quý Tỵ 1353, ông lãnh quân Thần sách ra trấn nhậm ở Hóa Châu (Huế), giữ đất này yên ổn. Tháng 11 năm sau, ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì ông mất. Sau khi ông mất, vua cho truy tặng hàm thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372), ngang với các bậc hiền triết đời xưa.

Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật, nhưng vua không trách, còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này.

Văn học

Trương Hán Siêu có bài Bạch Đằng Giang phú được truyền tụng là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam, một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ:

"Giặc tan muôn thủa thái bình,

Tại đâu đất hiểm, bởi mình đức cao".

Trương Hán Siêu cũng soạn Linh tế thập ký (bài ký tháp Linh Tế), Quang nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm). Hai bài đó có đề cao Nho học và phê phán Phật giáo. Ông và Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ Hoàng triều đại điển và Hình thư đặt nền tảng cho chế độ Phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật. Ông còn là một nhà văn hoá, có tầm nhìn du lịch sớm nhất Việt Nam.

Bài thơ "Dục Thúy Sơn khắc thạch" nói về núi Dục Thúy ở Ninh Bình được khắc bên sườn núi, hãy còn bút tích. Dục Thúy Sơn nghĩa là "núi có hình con chim trả đang tắm gội" - tên này do chính ông đặt cho ngọn núi Non Nước ở quê hương ông.

Dịch nghĩa

Sắc núi vẫn xanh mượt mà,

Người đi chơi sao không về?

Giữa dòng sáng ngời bóng tháp,

Thượng giới mở cánh cửa hang.

Có cách biệt với cuộc đời trôi nổi như ngày nay,

Mới biết rõ cái danh hờ trước kia là không đúng,

Trời đất ở Ngũ-hồ rộng thênh thang,

Hãy tìm lại tảng đá ngồi câu khi trước.

Dịch thơ (Trần Văn Giáp)

Non xanh xanh vẫn như xưa,

Du nhân đi mãi vẫn chưa thấy về!

Sóng in bóng tháp bồ đề,

Mở toang cửa động liền kề chân mây.

Đời lênh đênh trước khác nay,

Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to.

Mênh mông trời đất Năm hồ,

Vòm câu cũ, kíp thăm dò nơi đâu.

Nhóm bài thơ "Vịnh Hoa Cúc" do Nguyễn Tấn Hưng dịch:

Vịnh hoa cúc (I)

Hoa tươi, năm ngoái ngày này,

Ngồi suông với bạn, rượu bày có đâu!

Việc đời thường trái ngược nhau

Bửa nay sẵn rượu, lại sầu không hoa.

Vịnh hoa cúc (II)

Thu nay mưa gió loạn cuồng

Mà sao cúc vẫn đầy vườn trổ bông

Phải chăng trời cũng chiều lòng

Cho loài hoa rét bạn cùng già nua.

Trương Hán Siêu trồng hoa cúc bên núi Dục Thúy Sơn, là hoa Sơn kim cúc (Hoàng Hoa). Ngày ngày ông chăm chút cho từng khóm cúc, nhành hoa:

Vũ dư khai phố di căn chủng

Sương hậu tuần ly trích nhị thu

Mạc đạo u nhân hồn lãn tán

Nhất niên mang sử thị thâm thu.

Mưa tạnh ra vườn tỉa gốc trồng

Sương gieo quanh giậu lượm từng bông

Chớ rằng nhàn ẩn nên lười nhác

Bận rộn khi ngày sắp cuối đông

(Đào Phương Bình dịch thơ)

Có lúc ông nhìn trời gió mưa thêm buồn mà than thở:

Nhất thu đa vũ hựu đa phong

Khởi ý thu hoa thượng mãn tùng

Ưng thị thiên công linh lãnh lạc

Cổ lưu hàn nhị bạn suy ông.

Trời thu lắm gió lại nhiều mưa

Khóm trĩu hoa thu thật chẳng ngờ

Tạo hoá phải chăng thương quạnh vắng

Dành bông hoa lạnh tặng già nua

(Đào Phương Bình dịch thơ).

Khi ở xa, cụ vẫn luôn canh cánh một nỗi nhớ về hoa cúc trên đỉnh núi:

Trùng dương thời tiết kim triêu thị

Cố quốc hoàng hoa khai vị khai?

Khước ức cầm tôn tiền nhật nhã

Kỷ hồi tao thủ phú quy lai.

Sớm nay vừa tiết trùng dương

Chẳng hay quê cũ hoa vàng nở chưa

Rượu đàn chạnh nhớ thú xưa

Vò đầu mấy bận làm thơ "đi, về"

(Huệ Chi dịch thơ).

Có lúc lại thiếu thốn làm ông càng buồn thêm nỗi cô đơn. Khi có hoa lại thiếu rượu. Khi có rượu lại không hoa. Cụ ngắm nhìn hoa cúc mà lại càng thêm sầu:

Khứ niên kim nhật hữu hoa đa

Đối khách sầu vô tửu khả xa

Thế sự tương vi mỗi như thử

Kim triêu hữu tửu khước vô hoa.

Ngày này, năm ấy hoa đương độ

Không rượu ngồi suông khách với ta

Trái ngược việc đời thường vẫn thế

Hôm nay có rượu lại không hoa

...... ngày ........ tháng ......... năm .......

Bạn ........... thân mến!

Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này vì bạn chưa biết mình một người Việt Nam, nhưng mình lại biết bạn qua xem chương trình truyền hình về nước Nga. Chính vì thế mà mình muốn viết thư làm quen với bạn.

Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Nguyễn Trần Phương Nhi, học lớp 3A trường Tiểu học vạn Thắng 2 ở Vạn Ninh - Khánh Hòa, nước Việt Nam. Mình viết thư này để mong bạn cho mình biết về bạn: bạn năm học lớp mấy? Học giỏi môn nào? Thích chơi môn gì? Gia đình bạn ra sao?... Mình còn muốn biết thêm về đất nước, về cuộc sống của người dân Nga... Được như thế, mình và bạn trên thế giới sẽ được cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất này là của chúng mình ...

Chúc bạn luôn học giỏi và tràn đầy sức khỏe nhớ viết thư cho mình nhé!

Người bạn Việt Nam.

........tự điền 

21 tháng 11 2016

Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời tự sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.

Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ dành cho gia đình.

Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.

Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế.

Em vẫn thường bắt gặp hình ảnh người mẹ dịu hiền, đảm đang, tần tảo trong những câu thơ, áng văn của nhiều nghệ sĩ; nhưng hình ảnh người cha thật hiếm hoi. Có lẽ tình cảm giành cho mẹ rất dễ bày tỏ nhưng đối với cha thì rất khó khăn. Tuy nhiên không phải thế mà vai trò người cha trở nên giảm đi. Ngược lại vai trò và trách nhiệm ngày càng to lớn và được khẳng định mãnh liệt hơn.

Cha em là một người rất hiền lành, mọi việc trong nhà cha đều lo toan, những việc nhà cha cũng hay đỡ đần giúp mẹ. Có rất nhiều lúc mẹ cười bảo với mấy chị em rằng “Cha mấy đứa ai cũng khen giỏi giang, không ngại giúp việc nhà cho vợ”. Em rất tự hào vì có người cha tuyệt vời như vậy.

Em còn nhớ có một lần mẹ ốm, phải đi viện. Những ngày này cha vừa làm tròn vai trò người cha, vừa gánh thêm vai trò làm mẹ. Sáng sáng cha dậy nấu cơm cho con ăn, rồi đưa con đi học, rồi quét dọn, chăm sóc đàn heo vừa mới sinh. Cha lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt cha trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống.

Cha là con út trong gia đình của ông nội, các cô và bác đều đi xa. Cha gánh vác chuyện gia đình mình và gia đình lớn của ông nội. Cha vẫn đều đặn chăm sóc ông bà, thường xuyên dẫn ông bà đi khám sức khỏe định kì. Có nhiều lúc em thấy cha loay hoay bên bếp lò, nấu bát canh chua cho ông bà nội. Bởi đây là món mà ông bà rất thích ăn. Cha đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo, đáng trân trọng mà cha dành cho ông bà.

Cha là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có nhiều lúc đi làm về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt cha nhưng cha vẫn nở nụ cười tươi, vẫn luôn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ cha kêu ca, than vãn mệt mỏi hay cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em học được ở cha, một đức tính là một người đàn ông cần có được.

Cha luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với gia đình em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em mong sao cha luôn khỏe mạnh, vui vẻ để cả nhà em luôn được hạnh phúc sum vầy như thế này.

 

 

 
21 tháng 11 2016

Chép mạng ko vậy bạn!!!

 

29 tháng 3 2021

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta về lối sống biết ơn và trân quý thành quả những người đi trước đã tạo ra. Trong thiên nhiên, bất kì điều gì cũng có cội nguồn của nó. Cơm chúng ta ăn do mồ hôi của các bác nông dân, những ngôi nhà khang trang là do đôi bàn tay khéo léo của các bác công nhân xây dựng lên,...Và hòa bình ngày hôm nay chúng ta có cũng là do thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương giành được. Bởi thế mà chúng ta phải biết trân quý những điều đó, trân trọng công ơn của những người đã làm nên thành quả cho chúng ta thụ hưởng. Uống nước nhớ nguồn chính là thước đo giá trị đạo đức của con người. Nó làm nên một xã hội văn minh. Những ai ăn cháo đá bát, sống vong ân bội nghĩa thì sớm muộn cũng bị mọi người xa lánh, ghẻ lạnh. Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, nhận thức được điều đó, em luôn cố gắng học tập để phát triển bản thân mình hơn, xứng với công lao của thế hệ đi trước, xứng với hi sinh của cha mẹ. Câu bị động: Những ai ăn cháo đá bát, sống vong ân bội nghĩa thì sớm muộn cũng bị mọi người xa lánh, ghẻ lạnh.

Bạn tham khảo nhé!

    Dường như hầu hết các trường học trên đất nước ta đều tổ chức lễ chào cờ đầu tuần. Đây là một nghi lễ không thể thiếu, nó thể hiện rất nhiều ý nghĩa sâu sắc, không ai có thể chối bỏ điều này. Thế nhưng việc chào cờ trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng để bàn tới. Nó đã, đang diễn ra và xảy ra theo cả hai chiều hướng hoàn toàn trái ngược: tốt và xấu.

    Trang trọng nhưng cũng không phải ai cũng nghiêm túc thực hiện, không phải ai cũng có ý thức giữ trật tự. Nhất là ở phần hát quốc ca.Quốc ca là bài hát được nhà nước quy định dùng để giao tiếp quốc tế hoặc hát vào buổi lễ chào cờ đầu tuần ở tất cả các cơ quan, trường học, công sở trong cả nước. Ta cần hát lớn, rõ và hát một cách hùng hồn, nghiêm trang.Thế nhưng hiện nay, trong lúc chào cờ, nhiều bạn học sinh thản nhiên quay sang nói chuyện với bạn khác, rồi cười, rồi giỡn. Có bạn không chịu hát Quốc ca bài hát mang trong mình tinh thần thiêng liêng bất khuất của dân tộc, thậm chí có bạn còn cố ý xuyên tạc, hát sai lệch lời bài hát đến mức lố bịch để làm trò vui cho các bạn khác lại được một phen khác cười đùa và giỡn.

     Khi hát nhiều người còn cố ý hát nhép, hát sai để xong chuyện. Đây là một thái độ khinh thường đáng coi trách.Những hành động vô ý thức đó không chỉ làm khó chịu những người nghiêm túc khác cũng đang chào cờ, mà còn là sự sỉ nhục to lớn đối với quốc kì Việt Nam, với đất nước Việt Nam, đối với bao nhiêu năm trời đấu tranh gian khổ của nhân dân cho một quốc gia độc lập như hôm nay.

    Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ ý thức học sinh, quy định của nhà trường và lòng yêu nước chưa đủ lớn.Nhiều bậc cha mẹ hiện nay do mải mê lo việc kiếm tiền và xoay vòng trong cái guồng quay của cuộc sống đã quên mất trách nhiệm giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, cái nào là tốt nên làm, hành động nào là xấu không nên làm,…Mặt khác, hoạt động này diễn ra thường xuyên và liên tục nhằm để củng cố và khắc sâu ý nghĩa bài hát quốc ca và hoạt động chào cờ trong trường học, khơi bừng lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Song, nhiều học sinh thiếu ý thức, không nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. Họ xem thường hoạt động chào cờ.Hãy giáo dục cho giới trẻ lòng yêu nước và thực hiện lòng yêu nước bằng hoạt động hát quốc ca. hãy giáo dục cho giới trẻ biết yêu nước qua những tình yêu nho nhỏ như yêu gia đình, yêu bạn bè, trường lớp, yêu quê hương đất nước và thể hiện tình yêu bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực. Đó mới là biểu hiện tốt đẹp của một con dân nước Việt Nam. 

      

     Buổi chào cờ là khoảng khắc, là thời gian, là phút giây đáng trân trọng nhất của mỗi người, vì vậy không nên phá hỏng nó hay làm nó trở thành một vở kịch nhạt nhẽo, vô nghĩa. Chúng ta hãy kêu gọi họ, những người vẫn chưa có ý thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc chào cờ.

     Vì vậy. mong mọi người hãy chia sẻ những điều này để xã hội ta ngày một văn minh, giàu đẹp. Mỗi học sinh hãy nâng cao ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với xã hội này.

6 tháng 2 2018

Chào cờ là một hành động mà không người dân nào không biết. Đó là một nghi thức trang trọng nhằm thể hiện niềm yêu thương, lòng kiêu hãnh, tự hào khi được là con dân đất Việt, đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh vì đã đổ máu hi sinh để đổi lấy độc lập tự do cho đất nước, để thắm thêm nữa cái màu đỏ oai hùng của lá quốc kì thiêng liêng. Thế nhưng việc chào cờ trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng để bàn tới. Nó đã, đang diễn ra và xảy ra theo cả hai chiều hướng hoàn toàn trái ngược: tốt và xấu.

Quốc ca là bài hát được nhà nước quy định dùng để giao tiếp quốc tế hoặc hát vào buổi lễ chào cờ đầu tuần ở tất cả các cơ quan, trường học, công sở trong cả nước. Quốc ca là một bài hát ca ngợi tinh thần yêu nước, khơi gợi và tán dương truyền thống, lịch sử đấu tranh của một dân tộc. Lời bài hát hùng hồn, nghiêm trang, được thực hiện một cách nghiêm túc đầy trang trọng.

Thế nhưng hiện nay, trong lúc chào cờ, nhiều bạn học sinh thản nhiên quay sang nói chuyện với bạn khác, rồi cười, rồi giỡn. Có bạn không chịu hát Quốc ca bài hát mang trong mình tinh thần thiêng liêng bất khuất của dân tộc, thậm chí có bạn còn cố ý xuyên tạc, hát sai lệch lời bài hát đến mức lố bịch để làm trò vui cho các bạn khác lại được một phen khác cười đùa và giỡn.

Khi đang hát quốc ca một số người còn hát nhép. Không hát theo nhạc. Những hành động vô ý thức đó không chỉ làm khó chịu những người nghiêm túc khác cũng đang chào cờ, mà còn là sự sỉ nhục to lớn đối với quốc kì Việt Nam, với đất nước Việt Nam, đối với bao nhiêu năm trời đấu tranh gian khổ của nhân dân cho một quốc gia độc lập như hôm nay.

Ở một số nơi còn có hiện tượng mở máy cát xét hát Quốc ca khi chào cờ, học sinh chỉ việc đứng nhép miệng theo lời nhạc, hoặc tệ hơn, chỉ cần đứng im trong khi giai điệu hùng dũng của bài Tiến quân ca cất lên. Tất nhiên tiếng hát của cát xét có hay cách mấy thì cũng không sao bằng được tiếng hát cất lên từ trái tim ta, từ tận đáy lòng ta, từ sâu thẳm tâm hồn ta.

Nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực trên có lẽ là do ý thức của chúng ta chưa cao, và lòng yêu nước tồn tại bên trong chúng ta chưa đủ lớn. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay do mải mê lo việc kiếm tiền và xoay vòng trong cái guồng quay của cuộc sống đã quên mất trách nhiệm giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, cái nào là tốt nên làm, hành động nào là xấu không nên làm,…

Nhà trường đã giáo dục và rèn luyện học sinh hát quốc ca hết sức nghiêm túc. Mặt khác, hoạt động này diễn ra thường xuyên và liên tục nhằm để củng cố và khắc sâu ý nghĩa bài hát quốc ca và hoạt động chào cờ trong trường học, khơi bừng lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Song, nhiều học sinh thiếu ý thức, không nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. Họ xem thường hoạt động chào cờ và cố tình không chấp hành hiệu lệnh.

Mỗi gia đình cũng cần phải ý thức giáo dục ý thức nghiêm túc khi chào cờ và hát quốc ca trong trường học và cộng đồng. Hãy giáo dục cho giới trẻ lòng yêu nước và thực hiện lòng yêu nước bằng hoạt động hát quốc ca. hãy giáo dục cho giới trẻ biết yêu nước qua những tình yêu nho nhỏ như yêu gia đình, yêu bạn bè, trường lớp, yêu quê hương đất nước và thể hiện tình yêu ấy bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể. Khi đã yêu nước thì ta phải tôn trọng tình yêu đó, phải tôn trọng Quốc kỳ, tôn trọng những buổi sáng chào cờ, tôn trọng việc hát Quốc ca trong những giờ chào cờ ấy. Đó mới là biểu hiện của một con dân nước Việt Nam. 

       

Chào cờ không nghiêm túc làm xấu đi hình ảnh của con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Nếu một người nước ngoài đến Việt Nam và vô tình chứng kiến một buổi lễ chào cờ mà học sinh hát như không hát, hay thậm chí không hát, vừa hát vừa cười đùa, giỡn hớn  Đó là thật vô ý thức.

Buổi chào cờ là khoảng khắc, là thời gian, là phút giây đáng trân trọng nhất của mỗi người, vì vậy không nên phá hỏng nó hay làm nó trở thành một vở kịch nhạt nhẽo, vô nghĩa. Chúng ta hãy kêu gọi họ, những người vẫn chưa có ý thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc chào cờ.

Phải nhìn nhận hát quốc ca là một hoạt động thiêng liêng. Quốc ca là bài hát xuyên suốt đời người. Mỗi học sinh hãy nâng cao ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca để thể hiện trách nhiệm và tình yêu đối với tổ quốc.