K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2019

- Đừng làm nx :]]] quên nóa điii :3

29 tháng 1 2019

Bn kì ghê. Ko tham khảo trên mạng thì sao bt lm đc hả?gianroi

3 tháng 2 2021

Đế lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”, Ta cần trả lời các câu hỏi sau:

– “Vì sao mà nêu ra luận điểm đó?”: Vì đây là kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.

– Luận điểm trên có những nội dung sau:

+ Sách là kho tri thức vô tận của con người, nuôi dưỡng con người về trí tuệ, tâm hồn.

+ Sách giúp con người khám phá sự bí ẩn của thế giới tự nhiên, khám phá sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn của con người.

+ Sách giúp con người tích lũy về kinh nghiệm, giúp ta vượt qua thời gian đề hiểu biết quá khứ, hướng về tương lai

+ Nhờ có sách con người dễ dàng nắm bắt thông tin, vượt qua những trở ngại về không gian, thời gian.

– Luận điểm trên có cơ sở thực tế đó là thông qua thực tiễn sách mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Do đó, con người đã nhận rõ vai trò vô cùng quan trọng của sách.

– Luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” có tác dụng là linh hồn của bài viết vì nó thống nhất các đoạn văn thành một khối thông nhất.

luận điểm : sách là người bạn lớn của con người

-vì sao sách là người bạn lớn của con người 

- chúc ta đọc sách đúng cách bằng cách nào

a,vì sao sách là bạn con người

 sách là người bạn lớn của con người vì sách đem lại cho chúng ta nhiều giá trị tinh thần trong cuộc sống. sách giúp chúng ta học cách làm người , nâng cao tri thức hơn. sách luôn xát cánh bên chúng ta bất cứ ở đâu , như là trên trường , ở nhà chúng ta luôn thấy sách . sách đem lại cho con người rất nhiều giá trị trọng cuộc sống vì vậy sách là người bạn lớn của con người

b, chúng ta đọc sách đúng cách bằng cách nào

sách không giành những người đọc để cho có , mà sách giành cho những người biết tìm tòi , biết cách học. khi chúng ta đọc sách thì chúng ta nên gạt hết những điều xung quanh sang một bên để có thể hiểu nội dung trong sách khi chúng ta đọc . chúng ta phải biết quý trọng sách như là một người bạn tri kỉ của mình vậy nên giữ gìn và coi trọng nó. sách sứng đáng để chúng ta nâng niu và đọc chúng mỗi ngày .

chúc bạn học tốt

 

2 tháng 11 2017

Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

3 tháng 12 2019

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

C) Hoạt động luyện tập 1. a) Đọc gợi ý...ở dưới Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết). (1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây: - Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa. - Em rất thích đọc...
Đọc tiếp

C) Hoạt động luyện tập

1.

a) Đọc gợi ý...ở dưới

Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết).

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

b) So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.

- Chống nạn thất học.

- Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.

- Sách là người bn lớn của con người.

(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng ... sắp xếp chặt chẽ.) Bài tập Ngữ vănBài tập Ngữ vănc) Đọc văn bản sau và tra lời các câu hỏi bên dưới. Bài tập Ngữ văn

(1) Văn bản nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

(2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận đc sử dụng trong bài. Bài tập Ngữ văn

6
25 tháng 1 2017

Mình giúp bạn một ít thôi nhé, dài quá à ^^

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

Chú ý: Những câu mình in đậm ở bên trên là luận cứ

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. không có luận cứ thì không có kết luận, Luận cứ hay nói cách khác là nguyên nhân còn kết luận là hậu quả, kết quả

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Có (bạn có thể xem qua những VD tương tự ở mục (1))

Còn câu cuối mình có làm nhưng không biết có đúng hay không nên bạn tham khảo trước các câu kia nhé ^^

3 tháng 2 2017

Đúng rồi bạn, mình đã nêu rõ ở phần chú ý bạn đọc kĩ lại nhé ^^

13 tháng 7 2018

a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.

24 tháng 2 2017

a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV