K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2019

Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ.

Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.

Ngay từ đầu bài thơ, ta thấy nỗi "Nhớ rừng" của chúa sơn lâm được biểu hiện ở thái độ căm tức đến mức đau đớn cho số phận không may của mình:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt..." vì "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm". Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người "mắt bé" nhưng lại "ngạo mạn" và "ngẩn ngơ". Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi".

Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong cũi sắt.

Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc. Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng:

"Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

Với khi thét khúc trường ca dữ dội".

Giũa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Từ "bước chân" "dõng dạc" đến "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", từ " vờn bóng âm thầm" đến "quắc đôi mắt thần" làm sáng rực cả hang tối, nó là "chúa tể của muôn loài", làm cho mọi vật phải "im hơi" lặng tiếng. Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng những lúc say mồi dưới ánh trăng:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan"

Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật. Những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.

Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất một tiếng than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?!". Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, con hổ càng tỏ một thái độ khinh bạc, coi khinh cuộc sống thực tại giả dối đang diễn ra xung quanh nó:

"Ghét những cảnh không đời nào thay đổi

Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng..."

Chẳng qua cũng là "học đòi, bắt chước vẻ hoang vu, của chốn nghìn năm cao cả, âm u". Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi núi non hùng vĩ để ngự trị sơn lâm, trở về với cuộc sống tự do, phóng khoáng, tha hồ vùng vẫy, tung hoành, Nhưng một sự thực, nó đang bị giam trong "cũi sắt". Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo "giấc mộng ngàn" để được sống những phút oanh liệt, để xua tan nhũng ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình. Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 -1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.

23 tháng 1 2019

Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc . Tác giả của nó - thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.

Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi “tủi nhục” vì hiện trạng của thân phận:

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu chung bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong “cũi sắt”, đành bất lực “nằm dài trông ngày tháng dần qua”, lại còn bị “lũ người kia”, tác giả muốn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Xưa kia ta từng là “chúa tể của muôn loài”, “oai linh” ta ngự trị cả núi cao rừng sâu. Nay bị nhốt cũi, cùng thân phận “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” bị coi cá mè một lứa với bầy gấu dở hơi, cặp báo nông nổi! Nhục nhã, uất hận biết bao.

Cùng với “niềm uất hận ngàn thâu” ấy, là thái độ khinh ghét. Và khinh cũng đến cao độ như căm hờn, con hổ này không có gì lưng chừng, nửa vời cả. Nó ghét tất cả những cảnh tượng môi trường xung quanh, từ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối.

Cho đến:

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “lũ người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhố nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?

Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

... những đêm vùng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

... những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

... những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?

Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!

Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền “văn hiến” đã lâu “của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được “thênh thang (...) vùng vẫy”, được “ngự trị” trên “nước non hùng vĩ” của mình, tương tự chú hổ ở vườn thú kia vẫn không nguôi “giấc mộng vàng to lớn” của nó.

1 tháng 3 2022

làm hộ tôi bài này nhé 

17 tháng 3 2022

Khi đọc bài thơ "Nhớ rừng", có ý kiến cho rằng: "Bài thơ là tâm trạng u uất, chán ngán và căm hờn của con hổ khi bị nhốt vào trong vườn bách thú". Hãy phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

8 tháng 1 2023

Ai giúp mik với chứ mik chịu ròi

 

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
8 tháng 1 2023

- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".

- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú.

- Hoàn cảnh: trong cũi sắt, trông ngày tháng dần qua, làm trò lạ thứ đồ chơi. 

- Tâm trạng: căm hờn, nhục nhằn tù hãm

1 tháng 2 2021

Tâm trạng của con hổ: Vô cùng phẫn uất và ngao ngán, chán chường. Nhưng không có cách nào thoát khỏi hoàn cảnh ấy nên hổ ta đành bất lực (nằm dài trông ngày tháng dần qua). Tâm trạng này cũng thật giống với tâm trạng của những người dân Việt Nam mất nước thời bấy giờ. Nhưng nhân dân ta, những người Việt Nam yêu nước thì thể hiện rõ thái độ dứt khoát không bắt tay với giặc, không chấp nhận thực tại tầm thường, bất hợp tác, không chịu làm nô lệ nhưng vẫn chịu thân phận, xếp ngang hàng với những kẻ đi làm tay sai cho giặc, cho bọn bợ đỡ chính quyền thực dân để cầu thân lập danh và được hưởng vinh hoa. Như thế, niềm uất hận của con hổ cũng chính là cảnh sống tối tăm, chịu thân phận nô lệ của những người dân Việt Nam thời đó.

TL
16 tháng 3 2021

Tk của Thu Trang 

1. Mở bài: GIới thiệu tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng. Giới thiệu khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba của bài

 

2. Thân bài:

 

_ Khổ hai: nỗi nhớ về rừng đại ngàn.

 

_ Khổ ba: bức tranh tứ bình cùng muôn vàn xúc cảm trong chúa sơn lâm

 

3. Kết bài:

 

Cảm nghĩ của bản thân.

 

Bài làm

 

Văn học hiện đại Việt Nam gắn liền với sự đổi mới lớn lao của thời kì văn học, nền văn học. Thơ mới chính là bước cách tân của nghệ thuật thơ ca. Nhà thơ Thế Lữ là cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Sáng tác của ông, đặc biệt là Nhớ rừng với khổ hai, khổ ba, để lại trong mỗi chúng ta muôn vàn tâm trạng.

 

Nỗi nhớ da diết về rừng đại ngàn của chúa sơn lâm được thể hiện ở trong khổ thơ thứ hai của bài: 

 

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội"

 

Những kỉ niệm xưa ùa về trong trí nhớ của con hổ vói niềm thiết tha, đẹp đẽ. Nhà thơ Thế Lữ vô cùng thành công với những hình ảnh liệt kết như bóng cả, câu già, gió, đại ngàn.. Bức tranh rừng núi hiện lên sinh động và gắn với muôn ngàn những khao khát rạo rực trong chúa sơn lâm. Những bóng cả, cây già, những tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời và thế giới ấy rạo rực trong niềm vui sướng. Những khúc trường ấy là trường ca của sự sống, chiến công và hơn cả là không khí đại ngàn. Giữa bầu không gian rộng lớn ấy, hổ vươn mình kiêu hãnh trong tâm thế, tư thế vị chúa tể: 

 

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi."

 

Quá khứ huy hoàng rực rỡ hiện lên trong tiếng thở dài ai oán, tiếc nuối. Vị chúa tể muôn loài khi xưa với bước đi dõng dạc, hiên ngang làm vạn vật e sợ và kính nể. Những bước chân của hổ cũng là bước chân của tự do, bước chân của quyền lực khám phá cuộc đời. Hình ảnh so sánh đượ dùng trong khổ thơ thật đẹp. Không chỉ có cái gai góc, chú hổ còn dẻo dai. Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng cùng sống, cùng hòa nhịp trong vũ khúc tự do: 

 

"Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sức".

 

Thiên nhiên với cỏ cây, hoa lá làm hổ thêm đường bệ, đẹp đẽ và uy nghi. Vẻ đẹp ở đây chính là vẻ đẹp của cuộc sống của chúa tể sơn lâm. 

 

Bức tranh của điều đẹp tươi, huy hoàng càng được thể hiện rõ nét trong khung cảnh tứ bình nơi núi rừng hoang vu, nguyên sơ với sự đường bệ của hổ:

 

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suôí

 

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

 

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

 

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

 

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

 

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

 

Ta đợi chết, mảnh mặt trời gay gắt

 

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

 

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu

 

Bức tranh đêm trăng trong bài hiện lên với cảnh đẹp và thi vị vô cùng: 

 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

 

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

 

Không gian tràn đầy màu sắc và ánh sáng. Đặc biệt hơn, vẻ đẹp bức tranh còn được tô điểm với suối. Không gian lung linh huyền ảo vô cùng. Tiếng suối róc rách, tiếng lòng thướt tha xúc cảm trong đêm làm xúc cảm như thêm đong đầy. Con hổ, chúa tể sơn lâm vươn mình trong làn sóng biếc ấy. HÌnh ảnh con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong khiến ta liên tưởng đến vị thi sĩ trong đêm. Hổ say mồi và tự ngắm nhìn mình trong làn suối. Thiên nhiên nơi rừng hoang vu với vẻ huyền bí và ngập tràn sức sống với màu vàng tươi của trăng đêm. Từ "say mồi", chỉ với hai từ thôi, nhưng nhà thơ đã diễn tả vô cùng sống động và chân thực cái đẹp của cảnh đêm và hình ảnh thi sĩ núi rừng.

 

Bức tranh thứ hai xuất hiện và bao trùm bài thơ là bức tranh ngày mưa: 

 

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

 

Chúa sơn lâm không còn say sưa bên dòng suối. Khung cảnh ở đây có sự chuyển mình với “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Mưa giăng ngập tràn khắp lối khiến vạn vật rung chuyển và bừng lên sức sống. Chúa tể núi rừng hiên ngang, điềm tĩnh trong cái "lặng" mình. Nó cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng trong nơi nó thuộc về. 

 

Sự tươi mới, rộn ràng của bức tranh hiện lên đẹp tuyệt trong cảnh bình minh:

 

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

 

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

 

Bầu trời buổi sớm muôn phần đẹp tươi. Khung cảnh ấy trong trẻo với cây cối xanh tươi. Một từ "gội" được nhà thơ sử dụng vô cùng tinh tế. Sức sống bừng lên trong từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã của bầy chim. Giấc ngủ “tưng bừng” của "ta"- chúa sơm lâm vô cùng rực rỡ. Vẻ đẹp lúc này tươi mới, ngập tràn những vui thú, hạnh phúc với chúa sơm lâm. Mưa rào, nắng ấm đều ngọt nào khi chúa tể muôn loài được sống trong ca vang núi rừng rực rỡ. 

 

Bức tranh về chiều lại gắn liền với những bi tráng rực rỡ. Hoàng hôn gõ cửa và làm mọi thứ đều soi màu trong nắng chiều rực rỡ, dữ dội. Bức tranh mang màu sắc mạnh mẽ vô cùng: 

 

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

 

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

 

Cảnh tượng hiện lên rực rỡ với “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu nóng lúc này trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Phải chăng đó là màu của máu đỏ hay là màu của nắng chiều rực rỡ? Theo một lẽ tự nhiên, khi mặt trời khuất bóng thì vạn vật cũng chìm vào trong những nghỉ ngơi. Có thể muôn loài nghỉ ngơi, nhưng vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy nhằm thực hiện nỗi niềm khao khát lớn: 

 

“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

 

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu

 

“Bí mật” trong lời thơ ấy là bí mật về sự sống, về cuộc đời này. Khát khao to lớn, khung cảnh hùng vĩ, nguy nga song là dĩ vãng hào hùng xót xa. Thế Lữ đã dùng rất nhiều hình ảnh, biện pháp tu từ như điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các câu hỏi tu từ nhằm diễn tả nỗi niềm tâm trạng: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Lời than của con hổ cũng chính là nỗi niềm của nhà thơ nhưng cũng là nỗi lòng dân tộc và nỗi niềm khao khát tự do. 

 

Hai khổ thơ thứ hai và thứ ba là dòng hồi tưởng của quá khứ đẹp tươi. Có lẽ, dòng thơ rộn ràng ấy cũng chính là dòng tâm trạng cuộn trào trong thi nhân với bao niềm hoài cảm. Để rồi, quá khứ đẹp tươi len lỏi mình trong thực tại tối tăm để cổ vũ con hổ trong khao khát tự do vô cùng, vô tận. 

Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc . Tác giả của nó - thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.

Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi "tủi nhục" vì hiện trạng của thân phận:

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu chung bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong "cũi sắt", đành bất lực "nằm dài trông ngày tháng dần qua", lại còn bị "lũ người kia", tác giả muốn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Xưa kia ta từng là "chúa tể của muôn loài", "oai linh" ta ngự trị cả núi cao rừng sâu. Nay bị nhốt cũi, cùng thân phận "làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi" bị coi cá mè một lứa với bầy gấu dở hơi, cặp báo nông nổi! Nhục nhã, uất hận biết bao.

Cùng với "niềm uất hận ngàn thâu" ấy, là thái độ khinh ghét. Và khinh cũng đến cao độ như căm hờn, con hổ này không có gì lưng chừng, nửa vời cả. Nó ghét tất cả những cảnh tượng môi trường xung quanh, từ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối.

Cho đến:

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà "lũ người kia" đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối "học đòi" cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái "cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi" mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một "hội kín" yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh "Tây Tàu nhố nhăng" đang thay thế cho những "vẻ hoang vu" của "bóng cả cây già" "những đêm vàng bên bờ suối", "những bình minh cây xanh nắng gội"... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?

Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi "nhớ rừng" cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta "bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng" giữa "sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi", đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

... những đêm vùng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

... những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

... những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?

Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!

Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền "văn hiến" đã lâu "của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được "thênh thang (...) vùng vẫy", được "ngự trị" trên "nước non hùng vĩ" của mình, tương tự chú hổ ở vườn thú kia vẫn không nguôi "giấc mộng vàng to lớn" của nó.

29 tháng 1 2021

cảm ơn Đạt Đậu nha =))

7 tháng 8 2018

-"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt…" vì "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm". Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người "mắt bé" nhưng lại "ngạo mạn" và "ngẩn ngơ". Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi".Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong cũi sắt.

-Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc. Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng

=>Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.

30 tháng 1 2023

Tâm trạng của hổ khi ở trong vườn bách thú đã được nhà thơ Thế Lữ khắc hoạ thật sinh động(độc đáo) trong bài thơ "Nhớ Rừng". Trước hết, hình ảnh con hổ đc thi sĩ nói tới với bao thương xót, cảm thông. Hổ đang phải nằm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, chúa sơn lâm ma phải trong cảnh tù hãm thì quả là cay đắng và uất hận biết bao! Bị nhốt trong cũi sắt, tất cả đau đớn cay đắng chất khối thành khối"Gặm mãi mà chẳng tan, chẳng hết", hổ chỉ con bt nằm dài bất lực. Hổ cảm thất đau khổ khi bị chế diễu, bị nhục nhằn tù hãm, bị trở thành 1 món đồ chơi cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ và lũ gấu dở hơi. Nhưng chán chường buông xuôi chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài còn ẩn dấu trong tâm lòng mãnh hổ là nỗi uất hận vô cùng to lớn. Cách diễn đtạ "khối căm hờn" làm cho nỗi căm hờn ấy từ vô hình trở nên hữu hình như có thể nhìn thấy cụ thể. Nỗi căm hờn không chỉ dừng lại khoảnh khắc mà nó đã kết đọng lại từ lâu.
*2023 làm chắc không cần đâu=)))

4 tháng 2 2022

Em tham khảo:

A. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ - một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới.

Khái quát tâm trạng: Trong tác phẩm, trung tâm chính là tâm trạng con hổ trước thực tại tầm thường và quá khứ vàng son, qua đó nói về chính những con người Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Tâm trạng tủi nhục, phẫn uất, chán ghét khung cảnh thực tại.

- Tác giả diễn tả trực tiếp tâm trạng con hổ bằng một loạt động từ mạnh:

“Gậm một khối căm hờn”: Động từ “gậm” gợi ra sự gặm nhấm dần dần, từ từ từng chút một, không phải là một nỗi căm hờn mà là một “khối”. Câu thơ gợi ra tâm trạng tù túng, bế tắc của con hổ khi bị giam cầm.

Một loạt các động từ mạnh thể hiện sự khinh thường: “khinh”, “ngạo mạn”, “ngẩn ngơ”, “ giương mắt”,…

Những từ ngữ diễn tả trực tiếp tâm trạng: “nhục nhằn”, “làm trò”, “chịu”.

⇒ Tâm trạng phẫn uất, chán ghét đến tột đỉnh khi bị giam cầm, bị coi làm trò đùa cho lũ người nhỏ bé tầm thường của con hổ - biểu tượng của rừng xanh oai linh.

- Tâm trạng chán ghét, khinh thường sự tầm thường, giả dối của thực tại:

“ôm nỗi uất hận ngàn thâu”: Tâm trạng phẫn uất, căm hận của con hổ như được đẩy lên đến đỉnh điểm khi chứng kiến những cảnh tầm thường, giả dối trước mắt: “ghét những cảnh…”

Luận điểm 2: Tâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung khi nhớ về quá khứ vàng son ở chốn sơn lâm

- Tiếp tục sử dụng từ ngữ bộc lộ trực tiếp tâm trạng: “tình thương nỗi nhớ”, “ngày xưa”, “nhớ”

- Hình ảnh con hổ khi còn là chúa tể rừng xanh được khắc họa lại bằng một loạt những hình ảnh cụ thể, gợi hình: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “ vờn bóng”, “quắc”, thể hiện sự uy nghiêm, lẫm liệt, xứng đáng là “chúa tể cả muôn loài”.

 

- Nhớ về quá khứ, con hổ nhớ về những kỉ niệm chốn rừng xanh với tâm trạng nuối tiếc.

Điệp từ “nào đâu”, điệp cấu trúc kết hợp với một loạt câu hỏi tu từ cùng các hình ảnh có giá trị gợi cảm cao: “những đêm vàng” – “ta say mồi”, “những ngày mưa” – “ta lặng ngắm”, “ những bình minh” – “giấc ngủ ta tưng bừng”, “những chiều” – “ta đợi chết…”.

Câu cảm thán cuối đoạn “than ôi!” kết hợp với câu hỏi tu từ “thời oanh liệt nay còn đâu?” như một lời than thở, tiếc nuối cho chính số phận mình.

Luận điểm 3: Khao khát được tự do của con hổ

- Sống trong cũi sắt, chứng kiến những điều chán ghét tầm thường, con hổ khao khát được trở về với đại ngàn sâu thẳm, trở về với tự do, với thân phận đáng có của nó. Dù chỉ là trong giấc mộng, con hổ cũng muốn đưa hồn mình trở về với núi non.

+ Câu cảm thán cuối bài vừa thể hiện sự tiếc nuối, vừa thể hiện khao khát tự do mãnh liệt đang bùng cháy trong lòng con hổ.

- Thông qua tâm trạng con hổ, tác giả muốn nói về tâm trạng của hàng nghìn thanh niên yêu nước Việt Nam đang phải chịu sự kìm kẹp, giam lỏng của bọn thực dân, đó là tâm trạng khinh thường, chán ghét sự giả dối, xảo trá của giặc, đó là nỗi nhớ, niềm tự hào về quá khứ, về độc lập dân tộc, và là khao khát tự do, phá nát cái gọng kìm của bọn thực dân.

C. Kết bài:

Khái quát lại tâm trạng con hổ: Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

Liên hệ, đánh giá nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thế Lữ

4 tháng 2 2022

THAM KHẢO :

 

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ - một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới.Khái quát tâm trạng: Trong tác phẩm, trung tâm chính là tâm trạng con hổ trước thực tại tầm thường và quá khứ vàng son, qua đó nói về chính những con người Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước.

2. Thân bài

Tâm trạng tủi nhục, phẫn uất, chán ghét khung cảnh thực tại.Tác giả diễn tả trực tiếp tâm trạng con hổ bằng một loạt động từ mạnhTâm trạng phẫn uất, chán ghét đến tột đỉnh khi bị giam cầm, bị coi làm trò đùa cho lũ người nhỏ bé tầm thường của con hổ - biểu tượng của rừng xanh oai linh.Tâm trạng chán ghét, khinh thường sự tầm thường, giả dối của thực tạiTâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung khi nhớ về quá khứ vàng son ở chốn sơn lâmHình ảnh con hổ khi còn là chúa tể rừng xanh được khắc họa lại bằng một loạt những hình ảnh cụ thể, gợi hìnhNhớ về quá khứ, con hổ nhớ về những kỉ niệm chốn rừng xanh với tâm trạng nuối tiếc.Khao khát được tự do của con hổSống trong cũi sắt, chứng kiến những điều chán ghét tầm thường, con hổ khao khát được trở về với đại ngàn sâu thẳm, trở về với tự do, với thân phận đáng có của nó. Dù chỉ là trong giấc mộng, con hổ cũng muốn đưa hồn mình trở về với núi non.Thông qua tâm trạng con hổ, tác giả muốn nói về tâm trạng của hàng nghìn thanh niên yêu nước Việt Nam khinh thường, chán ghét sự giả dối, xảo trá của giặc, đó là nỗi nhớ, niềm tự hào về quá khứ, về độc lập dân tộc, và là khao khát tự do, phá nát cái gọng kìm của bọn thực dân.

3. Kết bài

Khái quát lại tâm trạng con hổ: Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.