K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2019

Đề đọc hiểu Bài Phú sông Bạch Đằng Trương Hán Siêu

2 tháng 5 2017

Cả hai đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công trên sông Bạch Đằng của dân tộc ta. - Cả hai đều khẳng định, đề cao vai trò vị trí của con người.

15 tháng 11 2021

Thể thơ lục bát

ND: Nói về công lao như núi, biển của cha mẹ dành cho con cái và nhắc nhở con cái phải có hiếu với cha mẹ

25 tháng 11 2021

Câu 1:

a, Chủ đề tình cảm gia đình

b, Bài ca dao cho thấy công lao to lớn của cha mẹ với con cái và nhắc nhở con cái phải có hiếu với cha mẹ. 

c, 

Em tham khảo:

Bptt: so sánh, ẩn dụ

- So sánh (công cha - núi ngất trời; nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông.

 Công lao và tình cảm của cha mẹ vô cùng lớn lao, vĩ đại. Việc so sánh với cái trừu tượng, to lớn nhằm thể hiện được tình thương yêu của cha mẹ là vô bờ bến, không thể đo đếm được.

- Ẩn dụ: (Núi cao biển rộng mênh mông)

 Khẳng định lại công lao của cha mẹ là vô tận, thiêng liêng và ấm áp vô cùng.

Câu 2:

a, Nếu em được HSG thì mẹ sẽ mua cho em máy tính mới

B. Càng mưa trời càng tối sớm

C. Tuy trời lạnh nhưng mọi người vẫn đến cuộc họp đúng giờ

D. Bởi chăm chỉ học tập nên Minh được mọi người yêu quý.

1 tháng 3 2020

3/

Con người là một sinh thể trong vòng tròn quy luật của sự sống . Có sự sống thì mới hình thành nên những cơ thể sống và hình thành nên con người. Ngược lại, nhờ có con người mà cuộc sống mới có thể vận động và biến chuyển không ngừng, ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Trước hết, con người là biểu hiện cao nhất của những sinh thể sống trên Trái Đất. Con người với trí tuệ mẫn tiệp của mình đang ngày cải tạo một thế giới sống ngày một tốt đẹp hơn. Có bàn tay con người thì cảnh sắc thiên nhiên, môi trường sống mới trở thành một quần thể sinh động, hấp dẫn và đẹp đẽ. Nhờ có óc sáng tạo và khả năng tư duy của con người mà những trang thiết bị tân tiến được ra đời, cải thiện cuộc sống. Sau nữa, con người là những sinh thể sống trong một sự gắn kết và ràng buộc bởi tình yêu thương. Có con người, cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn chứ không đơn giản chỉ là sự tồn tại vô nghĩa lý. Đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay, thời đại của công nghệ 4.0, công nghệ số hoá toàn cầu thì vai trò của con người càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Các Mác cho rằng, xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người chiếm lĩnh và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động của chính con người. Chúng ta biết rằng sản xuất là quá trình hoạt động thực tiễn cơ bản của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Sản xuất quyết định nhu cầu nhưng không có nhu cầu thì cũng không có sản xuất. Nhu cầu của con người tăng lên không ngừng, do đó mà con người luôn luôn phát triển sản xuất vì muốn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, giảm nhẹ lao động. Vì vậy có thể nói, trong quá trình hoạt động, trước hết và quan trọng hơn cả là hoạt động lao động sản xuất, bộ óc và bàn tay con người không ngừng hoàn thiện. Sự hoàn thiện của bộ óc là cơ sở, là nguồn vật chất vô tận cho những hoạt động ngày càng phức tạp, tinh vi, đa dạng, phong phú của con người, đưa đến sự thay đổi liên tục cơ sở vật chất và kỹ thuật của xã hội. Sự phát triển hoàn thiện không ngừng của trí tuệ con người đã được thể hiện bằng việc truyền đạt, tàng trữ những tri thức lý luận và kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác và được ghi nhận nhân cách cụ thể, trước hết ở sự biến đổi của công cụ sản xuất. Hay nói cách khác, sức mạnh trí tuệ con người không ngừng được vật thể hoá trong công cụ sản xuất, trong lực lượng sản xuất nói chung. Tính vô tận của trí tuệ con người được biểu hiện ở sự biến đổi không ngừng ở tính đa dạng, phong phú vô cùng tận của công cụ sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội. Những cuộc cách mạng lực lượng sản xuất đã và đang diễn ra trong lịch sử xã hội loài người là những nấc thang đánh dấu sự phát triển ngày càng cao hơn của công cụ sản xuất: từ lửa đến công cụ sản xuất thủ công, rồi công cụ cơ khí máy móc và công nghệ trí tuệ ngày nay.. Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng con người với bàn tay và khối óc của mình là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng bên cạnh vai trò con người là chủ thể của hoạt động sản xuất, là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội, con người còn là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, cc sáng tạo ra lịch sử của chính mình, sáng tạo ra lịch sử của xã hội loài người. Kết quả là xã hội loài người đã bước từ thời đại văn minh này sang thời đại văn minh khác cao hơn, trong quá trình lịch sử tự nhiên. Mặt khác khi sản xuất ngày càng phát triển, tính chất xã hội hóa của sản xuất ngày càng gia tăng, việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do việc đó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới.

15 tháng 2 2022

Câu 1: PTBĐ: Biểu cảm

Câu 2: Thể hiện sự vất vả, khó nhọc và công lao của cha mẹ là lớn lao, từ đó để chúng ta biết ơn và trân trọng, yêu thương sự khó nhọc và công lao to lớn ấy

Câu 4: Đoạn thơ trên thể hiện bức thông điệp: Hãy biết ơn, thương yêu, giúp đỡ cha mẹ vì cha mẹ đã hi sinh để chúng ta nên người, trở thành một người có ích cho xã hội và cống hiến cho đất nước

Câu 5: Tham khảo:

“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”

Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bất kể ai cũng vậy, từ khi mới chào đời ta đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và những người xung quanh. “Mang nặng đẻ đau” chín tháng mười ngày để rồi vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con. Còn gì vui sướng hơn khi sau bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, thiên thần của cha mẹ đã ra đời. Và cũng từ đó, cha mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc con, lo cho con tất cả mọi thứ, thức trắng đêm trông nom khi con ốm. Cứ như vậy cho đến khi con “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, thời gian trôi con lớn dần trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ còn cha mẹ thì vất vả hơn vì vừa phải lo cho công việc vừa phải lo cho con. Nhưng có một điều mà chắc chắn ai cũng biết đó là cho dù vất vả, nặng nhọc đến đâu chỉ cần những đứa con luôn vui tươi, khỏe mạnh thì đó đã là niềm động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho những người làm cha, làm mẹ rồi.

Công lao của cha mẹ thật vô cùng lớn lao, chính vì vậy con cái cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Khi còn nhỏ, bổn phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học tập rèn luyện để cha mẹ được vui lòng. Tuy còn nhỏ, chưa thể giúp gì nhiều cho cha mẹ nhưng việc phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi chính là món quà to lớn dành cho cha mẹ của mình. Mặc dù có nhiều lúc cha mẹ có quát mắng ta nhưng suy cho cùng, những bậc làm cha làm mẹ chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Có thể khi đó, chúng ta còn quá nhỏ để hiểu được một cách sâu xa những lời quát mắng đó là muốn tốt cho mình, nhưng khi đã trưởng thành, ta thầm cảm ơn những lời quát mắng đó đã giúp ta hiểu ra nhiều điều hơn. Khi con cái dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày càng già yếu đi, đây chính là lúc những người làm con cần làm làm tròn chữ hiếu của mình, đó là phải phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo cho cha mẹ của mình, có như vậy mới làm tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Tuy nhiên không phải những người con nào cũng làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc. Cha mẹ cả một đời vất vả vì con cái, chỉ mong lúc về già được an nhàn, sum họp bên con cháu, vậy mà những người con nỡ nhẫn tâm bỏ mặc cha mẹ trong sự cô đơn, mặc dù vẫn đầy đủ về cuộc sống vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn.

Một lần nữa phải luôn tự nhắc nhở rằng, công lao, ơn nghĩa của cha mẹ là không gì có thể sánh nổi. Những người làm con phải luôn ghi nhớ công lao ấy và phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đừng để khi cha mẹ mãi mãi không còn trên thế gian này nữa thì mọi sự báo đáp cũng đã muộn rồi.

Bài 2 Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!                                                  (Ca dao) Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ đóCâu 2. Ghi lại 2 từ ghép, 2 từ láy có trong bài ca dao trên?Câu 3.  Câu thơ “Công cha như núi ngất trời./...
Đọc tiếp

Bài 2 Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

                                                  (Ca dao)

 

Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ đó

Câu 2. Ghi lại 2 từ ghép, 2 từ láy có trong bài ca dao trên?

Câu 3.  Câu thơ “Công cha như núi ngất trời./ Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông” sử dụng phép tu từ nào?

Câu 4.  Em hiểu câu thơ “ Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 - 4 dòng).

Câu 5. Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng).

1
6 tháng 12 2021

Câu 1 : Bài ca dao trên được viết theo thể thơ lục bát . Đặc điểm của thể thơ lục bát là dòng sáu chữ,dòng tám chữ

Câu 2 : 2 từ ghép : Công cha,nghĩa mẹ

2 từ láy : mênh mông,chín chữ

Câu 3 : So sánh

Câu 4 : “Cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, , chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. (Tham Khảo)

Câu 5 (Tham Khảo) Gia đình là một mái ấm chân chứa biết bao tình yêu thương .  chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Mái ấm ấy là nơi nuôi dưỡng , che chở tâm hồn ta . Chính vì thế , chúng ta phải có những hành động để bảo vệ mái ấm ấy . Từ những việc làm nhỏ mà ý nghĩa . Trong mái ấm ấy có biết bao những người thân yêu như bố mẹ , anh chị em , ông bà , .. . Hãy đối xử tốt , luôn yêu thương họ vì nhờ họ mà chúng  ta mới có những tháng ngày tươi đẹp như hôm nay . Đừng làm tổn thương gia đình mà hãy vun đắp  cho gia đình thêm hạnh phúc . Vì gia đình chính là tất cả , là một  tài sản vô giá . 

Bài tập 1: Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới“Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi”a) Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.b) Viết đoạn văn khoảng 8 -10 câu, trình bày cảm nhận của em về bài ca dao, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 từ láy...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

a) Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

b) Viết đoạn văn khoảng 8 -10 câu, trình bày cảm nhận của em về bài ca dao, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 từ láy (gạch chân, chú thích).

Bài tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

                                                   Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

a) Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? Trình bày hiểu biết của em về của thể thơ đó.

b) Giải thích ý nghĩa của hai từ “Nam quốc” và “sơn hà”. Xét về mặt cấu tạo, hai từ đó thuộc loại từ ghép nào?

c) Tại sao bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?

Bài tập 3: Cho câu thơ sau

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

 (Bạn đến chơi nhà–Nguyễn Khuyến)

a) Chép thuộc bài thơ có chứa câu thơ trên.

b) Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong 2 câu 3 và 4  (hoặc câu 5 và 6).

c) Trong câu thơ cuối bài thơ trên có cụm từ “ta với ta”, hãy ghi lại chính xác 1 câu thơ trong 1 bài thơ đã học có cụm từ này. So sánh điểm giống và khác nhau về cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ đó.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:“Sau khi rời miền núi Lạng Sơn với nhiều sỏi đá, sông Thương chảy về Bắc Giang đầy những hiền hòa. Ở đây, sông chính thức định hình mình qua bao bồi, lở. Mặc năm tháng lặng trôi với bao kiếp người, sông vẫn cần cù chở nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu […]Không...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sau khi rời miền núi Lạng Sơn với nhiều sỏi đá, sông Thương chảy về Bắc Giang đầy những hiền hòa. Ở đây, sông chính thức định hình mình qua bao bồi, lở. Mặc năm tháng lặng trôi với bao kiếp người, sông vẫn cần cù chở nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu […]

Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau. Nối những chàng trai, cô gái Tày, Nùng hát Sli, hát Lượn đến những liền anh, liền chị hát quan họ trong ngày hội xuân. Dải lụa ấy đã chứng kiến biết bao đổi thay thời cuộc, đã ghi dấu vào những trang sử hào hùng dân tộc. Và dải lụa ấy đang nối chúng ta vào hơi thở thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dải lụa sông Thương chuẩn bị nối liền mùa đông với mùa xuân, những cành cây trơ trụi với những chồi non xanh biếc.”

(Trích Sông Thương buông dải lụa mềm, Ngô Bá Hòa, Báo Bắc Giang,

số 261, tháng 11/2022, tr. 17)

a. Sau khi rời miền núi Lạng Sơn, sông Thương đem đến những gì cho mảnh đất Bắc Giang?

b. Xác định 01 phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau.

c. Từ “dải lụa” trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

e. Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?

1
3 tháng 5 2023

a. Sông Thương đã đem đến nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu

b. Phép liên kết: phép thế (dải lụa ấy)

c. BPTT: hoán dụ

Tác dụng:

- Tránh lặp từ sông Thương gây mất hay cho câu văn.

- Thể hiện cái đẹp của sông thương mượt mà như dải lụa.

- Câu từ, ý tứ của bài văn thêm hay và đặc sắc hơn làm hấp dẫn người đọc.

e. Thông điệp:

- Hãy biết ơn tạo hóa của thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Trân trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên mà biết tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường.

9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

      Trong bài ca dao trên tác giả đã khéo léo sử dụng thành công phép tu từ so sánh để nhằm nói lên công lao của bố mẹ . Tác giả muợn hình ảnh của " núi , biển" để sở sánh với công lao của bố mẹ . Qua đó làm tăng sức gợi cảm . Và  phép tu từ còn làm nổi bật lên công lao to lớn , rộng lớn , mênh mông và bảo là của bố mẹ dành cho người con. Hai câu thơ cuối của bài ca dao như lời nhắn , lời khuyên của bố mẹ . Câu thơ khuyên chúng ta hãy luôn ghi nhớ trong lòng những công lao to lớn ấy . Nó  cho ta thấy rõ bố mẹ là người cho ta rất nhiều thứ và là người chúng ta nợ nhiều nhất.

9 tháng 10 2021

TK:

            Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

            Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

            Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

            Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.