So sánh hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN
Giải xong like luôn!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải thích các bước giải:
cách tìm ƯCLN ta phải nhân các thừa số nguyên tố chung với nhau .
Còn tìm BCNN thì ta lấy tất cả thừa số chung và không chung nhân với nhau và thừa số chung phải là thừa số lớn nhất .
Nên làm BCNN sẽ khó khăn hơn
học tốt + t i c k mình nha
Giống nhau:Tìm ƯCLN và BCNN đề phân tích các số ra thừa số ngyên tố và lập tích
Khác nhau: -ƯCLN là chọn ra các thừa số chung có số mũ nhỏ nhất.
-BCNN là chọn tất cả các số với số mũ lớn nhất.
~HT~
ước chung lớn nhất của hai số a và b là số lớn nhất mà cả a và b đều chia hết
Để tìm UCLN bạn thực hiện theo các bước sau
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung
Bước 3: Nhân số nguyên tố chung với tích mũ chung nhỏ nhất trong 2 số sẽ được UCLN cần tìm.
Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.
Bội chung nhỏ nhất (BCNN) của hai hay nhiều số là số lớn nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
+ Cho ƯCLN (a, b) = d. Nếu chia a và b cho d thì thương của chúng là những số nguyên tố cùng nhau.
* Mối quan hệ đặc biệt giữa ƯCLN của 2 số a, b (kí hiệu (a,b)) và BCNN của 2 số a, b (kí hiệu [a, b]) với tích của 2 số a và b là:
a . b = (a, b) . [a, b].
* Chứng minh: Đặt (a, b) = d => a = md và b = nd. Với m,n∈N∗m,n∈N∗, (m. n) = 1. Từ (I) => ab = mnd2; [a, b] = mnd => (a, b) . [a, b] = d . (mnd) = mnd2 = ab.
Vậy ab = (a, b) [a, b]. (ĐPCM)
Đọc kĩ nhé!
1. Ước và Bội.
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b còn b được gọi là ước của a.
Ví dụ : 18 ⋮ 6 ⇒ 18 là bội của 6. Còn 6 được gọi là ước của 18.
2. Cách tìm bội
Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đớ với lần lượt 0, 1, 2, 3, ...
Ví dụ : B(6) = {0 ; 6 ; 12 ; 18 ; ... }
3. Cách tìm ước.
Ta có thể tìm ước của a (a > 1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem xét a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Ví dụ : Ư(16) = {16 ; 8 ; 4 ; 2 ; 1}
4. Số nguyên tố.
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó
Ví dụ : Ư(13) = {13 ; 1} nên 13 là số nguyên tố.
5. Ước chung.
Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
6. Ước chung lớn nhất - ƯCLN
Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.
7. Cách tìm ước chung lớn nhất - ƯCLN
Muốn tìm UCLN của của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là UCLN phải tìm.
Ví dụ: Tìm UCLN (18 ; 30)
Ta có:
Bước 1: phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
18 = 2.32
30 = 2.3.5
Bước 2: thừa số nguyên tố chung là 2 và 3
Bước 3: UCLN (18; 30) = 2.3 = 6
Chú ý: Nếu các số đã cho không có thừa số nguyên tố chung thì UCLN của chúng bằng 1.
Hai hay nhiều số có UCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau.
8. Cách tìm ƯớC thông qua UCLN.
Để tìm ước chung của các số đã cho, ta có tể tìm các ước của UCLN của các số đó.
9. Bội chung.
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó
x ∈ BC (a, b) nếu x ⋮ a và x ⋮ b
x ∈ BC (a, b, c) nếu x ⋮ a; x ⋮ b; x ⋮ c
10. Các tìm bội chung nhỏ nhất. (BCNN)
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện theo ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.
HT
a) Ta có bảng sau:
a | 9 | 34 | 120 | 15 | 2 987 |
b | 12 | 51 | 70 | 28 | 1 |
ƯCLN(a, b) | 3 | 17 | 10 | 1 | 1 |
BCNN(a, b) | 36 | 102 | 840 | 420 | 2 987 |
ƯCLN(a, b) .BCNN(a, b) | 108 | 1 734 | 8 400 | 420 | 2 987 |
a.b | 108 | 1 734 | 8 400 | 420 | 2 987 |
Giải thích:
+) Ở cột thứ hai:
a = 34 = 2.17; b = 51 = 3.17
⇒ ƯCLN(a; b) = 17 ; BCNN(a; b) = 2.3.17 = 102.
ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 17.102 = 1 734.
a.b = 34. 51 = 1 734.
+) Ở cột thứ ba:
a = 120 =\(2^3.3.5\) ; b = 70 = 2.5.7
⇒ ƯCLN(a, b) = 2. 5 = 10 ; BCNN(a, b) =\(2^3.3.5.7\)= 840
ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 10. 840 = 8 400.
a.b = 120. 70 = 8 400.
+) Ở cột thứ tư:
a = 15 =3.5; b =\(28 = 2^2.7\)
⇒ ƯCLN(a, b) = 1 ; BCNN(a, b) = \(2^2.3.5.7\)=420
ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) =1. 420 = 420.
a.b = 15. 28 = 420.
+) Ở cột thứ năm:
a = 2 987; b = 1
⇒ ƯCLN(a; b) = 1 ; BCNN(a; b) = 2 987
ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 1 . 2 987 = 2 987.
a.b = 2 987 . 1 = 2 987
b) ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) = a.b
Em rút ra kết luận: tích của BCNN và ƯCLN của hai số tự nhiên bất kì bằng tích của chúng.
c)
Gọi 2 số cần tìm là a, b.
BCNN(a, b) = 6.UCLN(a, b) = 6.12 = 72
Ta có BCNN(a, b) . UCLN(a, b) = a.b
Suy ra 72.12 = 24.b ==> b = 36
Vậy 2 số đó là 24 và 36
Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước cung đó.
Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 , ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
Bước 2 : Chọn ra các thằ số nguyên tố chung
Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tim
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 , ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng
Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm
( Chữ in đậm là cái khác nhau )
giống thằng saito