K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2019

Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính; lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong nhũng phẩm chất đạo đức cao quý của con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có. Cuộc sống của chúng ta trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước. Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không, để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn mình, khiến cho lòng ta bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Lòng tự trọng còn được biểu hiện cụ thể qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất, “nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc đó hoàn cảnh của chúng ta rất nghèo khó, cực khổ. Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thi bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi, phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy.

Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì dễ dẫn đến việc sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là đúng đâu là sai nữa. Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân

14 tháng 1 2019

bạn tả rất hay !!!!!!!

27 tháng 10 2018

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Tả chiếc thước kẻ 

Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, bạn Lý đã tặng em ruột chiếc bút máy Hồng Hà và một cái thước kẻ. Lý là bạn thân của em, học cùng lớp cùng tổ.

Chiếc bút máy Hồng Hà trông đã đẹp, nhưng cái thước kẻ lại đẹp hơn. Bạn Lý khi đưa tặng phẩm cho em đã nói: “Đây là chiếc đũa thần bằng bạch ngọc nó sẽ gọi điểm 10 về cho Hoa, đếm không xuể…”

Cái thước kẻ dài 20cm, mỗi cạnh 0,7cm, được chế tạo bằng một thứ nhựa cứng trong suốt. Đúng là vuông thành sắc cạnh, không bao giờ có thể bị biến dạng, bị uốn cong. Hai mặt trên dưới đều có in chìm màu đen các chữ số 1, 2, 3, 18, 19, 20 và các vạch ngắn, dài để phân biệt độ dài mi-li-mét và xen-ti-mét.

Em vẫn dùng thước kẻ để kẻ lề, để gạch chân các tiểu mục, để gạch ngang trang ở phần cuối mỗi bài học về Tập đọc, về Từ ngữ, về Chính tả, về Toán! Trong những giờ học vẽ, cùng với hộp màu, cái bút chì, chiếc tẩy thì cái thước kẻ đúng là “chiếc đũa thần” như bạn Lý đã nói. Nhờ nó, mà em được những đường thẳng tăm tắp trên mỗi trang vở. Nhờ nó mà các hình vẽ trong vở được chính xác hơn đẹp hơn. Cô giáo bảo vẽ mỗi cánh bướm trang trí dài 3cm, nhờ thước kẻ, em vẽ được ngay. Cô bảo vẽ hình chữ nhật chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm, em đã dùng thước kẻ vẽ vừa đúng vừa đẹp.

Cái thước làm em hiểu rõ hơn nghĩa hai chữ “mực thước” là gì, đồng thời nó giúp em hình thành đức tính cẩn thận, chu đáo. Nhờ có cái thước mà em không dùng bút để gạch những đường cong queo vào vở, vào sách nữa.

Cái thước dài 20cm nên không để vào hộp bút như bút chì, bút máy. Nhưng nó vẫn nằm cạnh hộp bút để trong ngăn phụ của chiếc cặp. Ngày ngày nó vẫn đến trường cùng em. Nộ là công cụ đắc lực để giúp em học tập tốt

Mỗi một dụng cụ học tập như một ngón tay trên đôi bàn tay của người học sinh. Ngắm cái thước kẻ đã giúp em tính chính xác, tính cẩn thận. Nó đã gọi về cho em nhiều điểm 10 rồi đấy.

Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?

a) Thẳng như ruột ngựa.

b) Giấy rách phải giữ lấy lề.

c) Thuốc đắng dã tật.

d) Cây ngay không sợ chết đứng.

e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

Trả lời:

Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực.

Các thành ngữ, tục ngữ b, e: nói về lòng tự trọng.

1 tháng 12 2017

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-me-cua-em-c33a6671.html#ixzz500ddfn6x

1 tháng 12 2017

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

14 tháng 10 2021

Tham khảo

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

20 tháng 3 2022

tham khảo

 

Chúng ta muốn đến đích, đạt được những mục tiêu, lí tưởng tốt đẹp mà mình đã đề ra thì cần phải có một tinh thần dũng cảm. Dũng cảm đó là việc dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ.

Dũng cảm là một phẩm chất rất quan trọng bởi trong cuộc sống chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều những khó khăn và những khó khăn đó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Trong nhiều hoàn cảnh dũng cảm cũng là một điều vô cùng ý nghĩa. Cuộc sống là muôn màu vạn năng con người không thể nào kiểm soát và lường trước được nó, chính vì vậy mà con người luôn luôn phải vượt qua rất nhiều khó khăn và dám đương đầu trong cuộc sống để tạo dựng lên niềm tin và yêu thương cho chính cuộc sống của mình.

Dũng cảm không là những gì xa xôi, nó ở ngay trong chính mỗi người, điều quan trọng là phải thể hiện và rèn luyện nó ra sao mà thôi. Tất cả những tấm gương về lòng dũng cảm đều cho ta thấy rằng lòng dũng cảm đã nâng giá trị của bản thân lên rất nhiều. Nó khẳng định sức mạnh của con người trước những thế lực của tự nhiên và xã hội. Sự dũng cảm còn giúp con người tạo dựng những giá trị vật chất và tinh thần. Một người có hoàn cảnh khó khăn mà dũng cảm vượt qua mọi thử thách họ sẽ lớn lên nhiều, họ có thể tự tạo lập cho mình cuộc sống riêng. Như vậy lòng dũng cảm còn thúc đẩy sự tự lập trong mỗi con người. Khi họ thành công họ sẽ tin vào bản thân, tin vào khả năng có thực của mình và họ sẽ tiếp tục dũng cảm vượt lên trên cuộc sống.

Chúng ta phải rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm đó là một tinh thần tốt đẹp cho bản thân của chúng ta, lòng dũng cảm sẽ xuất hiện cho bản thân và tạo dựng lên cho bản thân những giá trị tốt đẹp và ý nghĩa nhất cho mỗi con người.

14 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Dù nghèo khổ nhưng vì lòng tự trọng nên lão Hạc chảng bao giờ phiền lụy đến ai. Ông giáo thương cảm muốn ngấm ngầm giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Phải chăng lão hiểu nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của người khác, Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Cái chết của lão chính là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện”, lão đã sống với chết đi với ý thức tự trọng lớn lao. Qua văn bản có thể thấy lòng tự trọng của lão Hạc vô cùng đáng quý

17 tháng 12 2015

tả về gia đình đc ko bn?