TRẢI NGIỆM SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH, GIẢM NHẸ THƯƠNG TÍCH DO ĐỘNG ĐẤT
- Nguyên nhân xảy ra động đất
- Cách phòng tránh động đất
- Gỉai pháp khắc phục động đất
GIÚP MÌNH NHÉ!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách phòng tránh và giảm nhẹ thương tích do động đất:
-Núp dưới gầm bàn, tránh xa các tòa nhà hay không đỗ xe dưới gầm cầu vượt là những cách đảm bảo toàn tính mạng khi mặt đất rung lắc vì địa chấn.
-Ngay khi bạn cảm nhận được mặt đất đang rung lắc, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tìm nơi trú ẩn dưới gầm bàn hoặc đồ nội thất chắc chắn. Chúng ta cần ở yên dưới đó tới khi địa chấn kết thúc, lấy tay ôm chặt đầu và mặt để tránh bị thương vì dị vật.
-Mọi người cần tránh xa những đồ vật thủy tinh, cửa sổ kính, cửa ra vào hay các đồ vật có thể rơi như đèn chiếu sáng, quạt trần, quạt treo tường…. Chỉ núp sau cánh cửa khi đó là loại cửa chịu lực.
-Nếu không có bàn, bạn cần tìm những nơi góc cạnh, thành đủ cao để núp khi động đất xảy ra. Trong trường hợp tường đổ, hốc phía dưới đủ cho người ẩn náu xoay sở và không bị đè trúng. Tuyệt đối không sử dụng thang máy trong và sau khi động đất xảy ra.
-Nếu bạn đang ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà, đèn đường, cột điện hoặc hệ thống lưới điện….
-Mảnh vỡ rơi xuống từ các công trình cao tầng gây thương vong nhiều hơn các vụ sập nhà. Các cao ốc và nhà ở được thiết kế để đứng vững trước những cơn địa chấn ở cấp độ nhất định. Mọi người nên tránh xa hoặc ở trong các tòa nhà khi mặt đất rung lắc. Hành động lao ra ngoài có thể gây thương vong.
Trong trường hợp đang đi ngoài đường, chúng ta có thể lái xe vào nơi thông thoáng nhất có thể và ở trong ôtô. Việc dừng xe giữa đường dễ gây tai nạn cho bản thân và những xe ở phía sau.
Bạn không nên dừng xe dưới gầm cầu vượt, các tòa nhà hay cây cối phòng trường hợp chúng bị phá hủy khi động đất xảy ra.
Ngay khi bạn cảm nhận được mặt đất đang rung lắc, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tìm nơi trú ẩn dưới gầm bàn hoặc đồ nội thất chắc chắn để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, tránh xã các cửa sổ và cửa ra vào, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần.. Chúng ta cần ở yên dưới đó tới khi địa chấn kết thúc, lấy tay ôm chặt đầu và mặt để tránh bị thương vì dị vật. Mọi người cần tránh xa những đồ vật thủy tinh, cửa sổ kính, cửa ra vào hay các đồ vật có thể rơi như đèn chiếu sáng, quạt trần, quạt treo tường…. Chỉ núp sau cánh cửa khi đó là loại cửa chịu lực.Nếu không có bàn, bạn cần tìm những nơi góc cạnh, thành đủ cao để núp khi động đất xảy ra. Trong trường hợp tường đổ, hốc phía dưới đủ cho người ẩn náu xoay sở và không bị đè trúng. Tuyệt đối không sử dụng thang máy trong và sau khi động đất xảy ra.
1.Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.
2.Những biểu hiện của động đất mình chịu
3. Nguyên nhân
Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm.
Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.
Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý và các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
4.tác hại:
Rung lắc, vỡ bề mặt
Sạt lở đất, lở tuyết
Hỏa hoạn
Sóng thần
5.Biện pháp
(1) Nâng cao sức chống chịu cho ngôi nhà của bạn trong tình huống động đất
(2) Dự trữ nước và thực phẩm
(3) Tham gia vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa
(4) Thảo luận với gia đình bạn về sự chuẩn bị sẵn để ứng phó với thảm họa
6. Địa điểm:
Arica, Peru, (nay thuộc Chile), phá hủy toàn bộ thành phố Arequipa và khiến ít nhất 25.000 người thiệt mạng. Nhật Bản cũng nhiều
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Tham khảo: Động đất hay Địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Hoạt động địa chấn của một khu vực là tần suất, loại và kích thước của trận động đất trải qua trong một khoảng thời gian. Từ chấn động cũng được sử dụng cho rung động địa chấn nhưng không gây ra động đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh,vệ tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.
Ở bề mặt Trái Đất, các trận động đất biểu hiện bằng cách rung chuyển và di chuyển hoặc phá vỡ mặt đất. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa.
Theo định nghĩa chung, trận động đất từ được sử dụng để mô tả bất kỳ sự kiện địa chấn nào dù là tự nhiên hay gây ra bởi con người, người tạo ra sóng địa chấn. Động đất được gây ra chủ yếu là do vỡ các đứt gãy địa chất mà còn do các sự kiện khác như hoạt động núi lửa, lở đất, vụ nổ mìn và thử hạt nhân. Điểm vỡ của trận động đất ban đầu được gọi là chấn tiêu (hypocenter) hoặc trọng tâm của nó. Tâm chấn là điểm ở mặt đất ngay phía trên chấn tiêu.
Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.
Một vụ phun trào của Núi Pinatubo ngày 12 tháng 6 năm 1991, 3 ngày trước khi vụ phun trào đạt đỉnh Vòi dung nham phun trào từ một nón núi lửa tại Hawaii, 1983Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn.[1] Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc "thuyết mảng". This type of volcanism falls under the umbrella of "plate hypothesis" volcanism.[2] Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những "điểm nóng", ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mang kiến tạo trược lên nhau.
Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sulfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.
Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.
Nguồn gốcTheo nghĩa rộng thì động đất dùng để chỉ các rung chuyển của mặt đất mà tạo ra sóng địa chấn. Chúng được gây ra bởi các nguyên nhân[1]:
Trong quan niệm thông thường, động đất được hiểu là các rung chuyển đủ mạnh trên diện tích đủ lớn, ở mức nhiều người cảm nhận được, có để lại các dấu vết phá hủy hay nứt đất ở vùng đó. Về mặt vật lý, các rung chuyển đó phải có biên độ đủ lớn, có thể vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá và gây nứt vỡ. Nó ứng với động đất có nguồn gốc tự nhiên, hoặc mở rộng đến các vụ thử hạt nhân. Chú ý rằng các địa chấn kế tại các trạm quan sát địa chấn được thiết kế để ghi nhận các động đất dạng như vậy, và lọc bỏ các chấn động do nhân sinh gây ra.
Nguyên nhân tự nhiên nội sinh liên quan đến vận động của các lớp và khối của Trái Đất. Tuy rất chậm, các lớp vỏ và trong lòng Trái Đất vẫn luôn chuyển động. Khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự đứt gãy xảy ra, giải phóng năng lượng và xảy ra động đất.
Hầu hết mọi sự kiện động đất tự nhiên xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của Trái Đất. Các nhà khoa học dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này. Nó dẫn đến phân loại:
Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây của các nhà địa chất học cho thấy sự ấm lên toàn cầu là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng của các hoạt động địa chấn. Theo các nghiên cứu này, băng tan và mực nước biển dâng gây ảnh hưởng đến áp lực tác động lên các mảng kiến tạo của Trái Đất, dẫn đến sự gia tăng về tần suất và cường độ của động đất.
Đặc điểmĐộng đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể có sự rung động rất nhỏ để có thể cảm nhận cho tới đủ khả năng để phá hủy hoàn toàn các thành phố. Hầu hết các trận động đất đều nhỏ và không gây thiệt hại.
Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị phá hủy.
Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn".
Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu (hypocentre). Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm (epicenter).
Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần.
Sóng khối: P, S, và sóng mặt: Love, RayleighCác nhà địa chấn phân chia ra bốn loại sóng địa chấn, được xếp thành 2 nhóm: hai loại gọi là sóng khối (Body waves) và hai loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves).
Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền ra khắp các lớp của Trái Đất. Tại chấn tâm thì sóng khối lan đến bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt. Bốn sóng này có vận tốc lan truyền khác nhau, và tại trạm quan sát địa chấn ghi nhận được theo thứ tự đi đến như sau:
Tùy theo tình trạng ghi nhận sóng của trạm, nhà địa chấn tính ra cường độ, khoảng cách và độ sâu chấn tiêu với mức chính xác thô. Kết hợp số liệu của nhiều trạm quan sát địa chấn sẽ xác định được cường độ và tọa độ vụ động đất chính xác hơn.
Các thang cường độĐộ Richter1–2 trên thang RichterKhông nhận biết được2–4 trên thang RichterCó thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại4–5 trên thang RichterMặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể5–6 trên thang RichterNhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt6–7 trên thang Richter 7–8 trên thang RichterMạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.8–9 trên thang RichterRất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún>9 trên thang RichterRất hiếm khi xảy ra>10 trên thang RichterCực hiếm khi xảy raCác thang đo khácĐây chính là ảnh hưởng chính của động đất. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng. Độ rung lắc được đo bằng PGA (peak ground acceleration).
Sạt lở đất, lở tuyếtĐộng đất cũng giống như bão, hoạt động của núi lửa, v.v. chúng có thể gây ra sự bất ổn ở những nơi dốc, dẫn đến sạt lở đất. Sạt lở đất vẫn có thể diễn ra trong công tác cứu hộ.
Hỏa hoạnĐộng đất có thể gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí. Trong hoàn cảnh mà các đường ống nước bị thiệt hại và các dư chấn vẫn còn tiếp diễn, sẽ rất khó khăn để ứng phó với các đám cháy. Động đất San Francisco 1906 là một ví dụ điển hình khi số người thiệt mạng chủ yếu là vì hỏa hoạn chứ không phải động đất.
Sóng thầnSóng thần là một hậu quả nghiêm trọng của động đất. Nó có thể di chuyển với vận tốc lên tới 800 km/h, tùy thuộc vào độ sâu. Sóng thần có thể di chuyển hàng ngàn cây số và quét sạch nơi nó đi qua chỉ vài giờ sau động đất. Thông thường thì động đất với cường độ bé hơn 7,5 độ Richter không tạo ra sóng thần cho dù đã có một số trường hợp ngoại lệ được ghi lại. Xem thêm Sóng thần
Con ngườiĐộng đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, tài sản con người. Nó có thể dẫn tới dịch bệnh, thiếu các nhu cầu cơ bản, ảnh hưởng đến tinh thần...
Dự báo động đấtDự báo động đất (Earthquake prediction) là nỗ lực được nhiều thế hệ nhà địa chấn học hướng đến thực hiện, nhằm dự báo thời gian, địa điểm, cường độ và các tính trạng khác, kể cả xây dựng ra phương pháp dự báo như phương pháp VAN (VAN method). Song mục tiêu chính cần đạt là đánh giá nguy cơ xảy ra động đật của từng vùng, thể hiện ở bản đồ phân vùng nguy cơ động đất. Hiện vẫn chưa đạt được dự báo cho từng vụ, nghĩa là động đất là một thiên tai chưa thể dự báo trước được.[2] Cho nên những người sống ở vùng có nguy cơ động đất không thể tránh nó được.
Có những thông tin nói về một số loài động vật như voi, chó, chồn, mèo, v.v. có hành vi lánh nạn trước khi xảy ra động đất và sóng thần, bằng chứng là chúng ít bị thiệt mạng trong tai biến này, song chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Sự chuẩn bị, ứng phó với động đấtKỹ thuật động đất (earthquake engineering) là một kỹ thuật với mục tiêu dự báo sự ảnh hưởng của động đất lên các tòa nhà,các công trình, kiến trúc và đồng thời thiết kế các kết cấu mới nhằm có thể hạn chế tối đa các thiệt hại. Các công trình, kiến trúc đã được xây dựng có thể dùng tới phương pháp trang bị địa chấn (seismic retrofitting) để nâng cao khả năng chống chịu động đất. Bảo hiểm động đất (earthquake insurance) có thể giúp cho các chủ tòa nhà, công trình tránh khỏi những thiệt hại về kinh tế do động đất gây ra.
Nên làm gì khi có động đất Một bệnh viện bị phá hủy sau động đấtĐộng đất không thể dự báo trước, song có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh hoặc giảm thương tích và thiệt hại do động đất gây ra.
Trước động đấtMột trong những trận động đất lớn nhất được ghi lại trong lịch sử là động đất Thiểm Tây 1556, xảy ra vào ngày 23 tháng 1. Hơn 830.000 người thiệt mạng trong trận động đất khủng khiếp này. Vào thời gian này, nhà chủ yếu được xây dựng theo kiểu yaodong, tức là được xây dựng trên phần dốc của đồi. Rất nhiều người đã thiệt mạng khi những ngôi nhà này bị phá hủy. Động đất Đường Sơn 1976 là trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20, giết chết 240.000 – 650.000 người.
Trận động đất năm 1960 xảy ra tại Chile (1960 Valdivia earthquake) chính là trận động đất lớn nhất từng được ghi lại bằng địa chấn kế với cường độ 9,5 độ Richter. Chấn tâm nằm ở gần Cañete, Chile. Năng lượng mà nó giải phóng mạnh gần gấp đôi so với trận động đất mạnh thứ nhì, động đất Alaska 1964.
Mười trận động đất mạnh nhất được ghi lại đều là siêu động đất, tuy nhiên chỉ có động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004 là một trong những trận động đất kinh hoàng nhất với con người.
Tại Việt NamDo vùng bán đảo Đông Dương nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng, nên tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, và gần như không có động đất và sóng thần ở mức hủy diệt. Chỉ một số ít trận động đất được ghi nhận trong lịch sử.
Trận động đất 6,1 độ Richter xảy ra ở ùng ngoài khơi Nam Trung Bộ năm 1923, đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Tro.[3]
Hai trận trận động đất mạnh ghi nhận là động đất Điện Biên năm 1935 cường độ 6,75 độ Richter, và động đất Tuần Giáo năm 1983 cường độ 6,8 độ Richter. Những động đất này có chấn tiêu nông, nên vùng rung động phá hủy hẹp, không gây thiệt hại đáng kể.
Những động đất ở vùng lân cận gây ra rung lắc ở vùng đất Việt Nam gần đây, thì có động đất cường độ khoảng 7,0 độ Richter xảy ra năm 2011 tại khu vực biên giới Myanmar - Lào - Thái Lan, gây rung động cảm nhận được ở các tỉnh miền bắc Việt Nam.
Những động đất cỡ dưới 6 độ Richter trên vùng đất Việt Nam thì mỗi năm có cỡ chục vụ. Gần đây nhất là vào lúc 08:18:23 ngày 25/11/2019, ở khu vực huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng xảy ra một trận động đất với cường độ 5,4 độ Richter, độ sâu chấn tiêu 17km, khiến cho các tỉnh thành như Hà Nội, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương xảy ra hiện tượng rung lắc.
Chúc bạn học tốt.Động đất nhỏ:
- Chui xuống gầm bàn, gần tủ, gầm giường,...
Động đất lớn:
- Di chuyển khỏi nơi nguy hiểm để thoát nạn.
Hiện tượng : sạt lỡ ; kiến đất nứt nẻ , làm nhà cửa sập , ....
Tác hại : Phá hoại nhà cửa , cửa cải , nông nghiệp , .... < của con người >
Biện pháp phòng tránh : Theo dõi thời tiết , di trú tới nơi an toàn , ....
Xây dựng nhà kiên cố , lập trạm dự báo trước khi có động đất để kịp thời sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
k mik nha
Xây dựng các công trình, kiến trúc 1 cách kiên cố.
Phần nền sàn cần phải dày, vì động đất chỉ xoáy vào 1 đ nào đó thôi
Ngoài ra, cần hok tập những kỹ năng ứng phó khi có động đất xảy ra, giáo huấn trẻ em từ khi còn rất nhỏ
vvvv
Bản chất của núi lửa, động đất xảy ra do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy hay phun trào núi lửa
Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng.
Động đất cũng thường gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí.
Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền).
hiện tượng: sgk
tác hại: thiệt hại về nhà cửa, con người, cảu cải. thiệt hại về các công trình công cộng
-động đất:
hiện tượng: làm rung chuyển mặt đất
tác hại :khiến nhà cửa các tòa nhà bị đổ vỡ gây thiệt hại nghiêm trọng
biện pháp phòng tránh :giữ đồ vật trong nhà tránh xa nơi nguy hiểm dưới an toàn cho bản thân và cho gia đình
-núi lửa:
ht: vật chất nóng chảy ở dưới sâu phun trào ra ngoài
t/h:gây thiệt hại cho các vùng ở gần núi lửa dung nham vùi lấp nhà cửa ruộng đồng
biện pháp phòng tránh :tránh xa những nơi có núi lửa đang hoạt động
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái Đất, mạnh hay yếu tùy từng trận ( xác định bằng độ Richter ) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.
- Cách phòng tránh động đất:
* Chuẩn bị trước:
+ biết trước địa điểm sơ tán được chỉ định và cách đến đó
+ chuẩn bị một bộ dụng cụ sinh tồn trong trường hợp bạn cần sơ cứu hoặc mất điện và mất nước. Bộ dụng cụ sinh tồn gồn có:
* Bình nước
* chăn
* đèn pin + pin
* máy sạc điện
* radio
* tiền
* thực phẩm ( có thể để lâu )
* dụng cụ mở đồ hộp
* dụng cụ cấp cứu
- trong trận động đất:
* tắt hết đồ dùng có ga và tìm chỗ che chắn
* nếu ở bên ngoài thài nằm xuống, che đầu và cổ bằng túi, tránh xa cửa sổ, cột điện, ....
- Giải pháp:
+ cần tuyên truyền các giải pháp phòn tránh động đất
+ cần tổ chúc diễn tập phòng chống động đất để mọi người hiểu rõ hơn nữa
+ cần giảng dạy cho học sinh hiểu rõ sự nguy hiểm của động đất để tìm các biện pháp thích hợp.
Cảm ơn nhiều nhé!!!