nghị luận về hành động của mọi người về việc đi tìm ý nghĩa của cuộc sống...
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Trong cuộc sống hiện nay, tình bạn càng trở nên quý giá và đáng trân trọng. Ta hiểu tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người thông qua một sợi dây liên kết, một điểm chung tương đồng nào đó. Tình cảm đó có thể không quá gắn kết, thân thiết nhưng luôn xuất hiện ở bất kì đâu trong cuộc sống của con người. Khi chúng ta đi học, đi làm, ta đều có bạn, bạn là người cùng ta trải qua những giờ phút đặc biệt trong cuộc đời và có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của ta. Biểu hiện của tình bạn không phải một điều gì xa vời mà giản đơn như một cuộc điện thoại hỏi thăm nhau hay đôi khi là sự nhớ về nhau, câu hỏi thăm chân tình chứ không phải vì thỏa mãn cái tò mò nhất thời. Ngày nay, khi cuộc sống ngày một xô bồ, tình bạn giữa người với người cũng biến chất dần. Biến chất theo những lợi dụng và thủ đoạn, nhưng chắc chắn rằng, đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ những người biến tình cảm ấy xấu đi. Tình bạn vẫn sẽ luôn đẹp và là đôi cánh nâng con người lên khỏi những khó khăn, những phút giây u tối và làm ta mạnh mẽ hơn trong đời. Đừng để tình bạn của ta biến chất và chỉ còn là hai màn hình độc thoại. Tình bạn- câu chuyện của sẽ chia, câu chuyện của hi sinh như hình ảnh hai người bạn ở Thanh Hóa trogn hành trình cõng bạn mười năm vẫn ở đó và làm ta xúc động khôn nguôi. Chúng ta hãy mãi trân trọng, hãy mãi gìn giữ tình bạn và là một người bạn tốt!
Tình bạn đeph là một thứ vô cùng quan trọng với mỗi con người chúng ta,tình bạn đẹp là khi chúng ta biết thấu hiểu,cảm thông cho nhau.Tình bạn đẹp của những người học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường có thể nói sau này sẽ chở thành một kỉ niệm êm đềm trong quãng đời học sinh của mỗi chúng ta.Những người bạn tốt sẽ luôn ở bên chúng ta an ủi chúng ta lúc ta buồn và họ thấy vui cho ta khi ta cảm thấy vui.Mặc dù sau này nếu có một ngày ta và người bạn thân phải chia xa nhưng những kỉ niệm êm đềm bên những người bạn thân sẽ tiếp cho ta thêm động lực để làm chủ cuộc đời của chính mình.
Trong cuộc sống, chúng ta thường muốn nghe những lời khen ngợi từ người khác thay vì những lời chê bai. Phải chăng lúc nào khen cũng tốt và lúc nào chê cũng xấu? Thực chất thì cả khen và chê đều là những lời nhận xét, góp ý nhằm giúp đối tượng ngày càng hoàn thiện hơn, miễn là những lời khen chê ấy là thật lòng và đúng mực. Khen là những nhận xét đánh giá tích cực, còn chê thì ngược lại là những nhận xét, đánh giá tiêu cực. Khen và chê diễn ra ở hầu khắp những lĩnh vực, ngành nghề, không phân biệt thời gian, lứa tuổi, địa điểm,…..Chưa làm tốt công việc thì bị phê bình, làm tốt bài kiểm tra thì sẽ được khen, hay đơn giản là một hành động nhỏ như nhặt vụn rác ven đường vứt đúng nơi quy định thì cũng là một điều đáng được khen ngợi. Cả khen và chê thì đều quan trọng, không nên đặt một bên nào nặng, bên nào nhẹ mà cần cân bằng chúng. Nếu khen đúng mực thì sẽ là chúc mừng, còn quá đà thì có thể sẽ thành tâng bốc. Nếu chê không khéo léo thì sẽ dễ thành sỉ vả, lăng nhục. Muốn hoàn thiện bản thân mình thì hãy lắng nghe những nhận xét của người. Khen và chê giúp cho chúng ta sống có trách nhiệm hơn, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân mình, hướng tới một cuộc sống hoàn thiện về nhân cách và tâm hồn con người.
Em tham khảo !
Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Tham khảo:
1. Phân tích đề
– Yêu cầu đề bài: Trình bày quan niệm, suy nghĩ của em về lòng tự trọng
– Phạm vi tư liệu dẫn chứng: những sự việc, hành động biểu hiện cho lòng tự trọng trong cuộc sống.
– Phương pháp lập luận chính: giải thích, bình luận
2. Hệ thống luận điểm
– Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng
– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng
– Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng
– Luận điểm 4:Bài học nhận thức và hành động
3. Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng
Mở bài nghị luận về lòng tự trọng
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Thân bài nghị luận về lòng tự trọng
* Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng
– Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.
– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
+ Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
+ Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích -> Xã hội lành mạnh hơn
+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác
+ Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác
* Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng
– Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.
– Nói đi đôi với làm
– Cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận
– Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi.
– Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc.
– Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.
– Chú ý cả đến lời nói khi giao tiếp.
– Biết giữ lời hứa, tôn trọng mọi người.
– Luôn làm tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách.
– Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em
* Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng
– Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách.
– Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời
– Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng
– Góp phần xây dựng xã hội văn minh.
– Dẫn chứng:
+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…
+ Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác.
+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
* Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động
– Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.
– Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.
– Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu
– Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa
– Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức, lời nói và hành động.
– Lòng tự trọng có lợi không chỉ cho bản thân mình mà còn tạo nên một cộng đồng, xã hội văn minh hơn.
– Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.
* Bàn luận mở rộng
– Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại
– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người thiếu tự trọng, đánh mất lòng tự trọng của bản thân:
+ Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm, đánh mất nhân cách của bản thân.
+ Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
+ Học sinh vô lễ với thầy cô
+ Lười lao động, học tập
+ Sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…
-> Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán.
Kết bài nghị luận về lòng tự trọng
– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình.
– Mỗi người chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.
Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”(Người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không?) Chữ tín cũng quan trọng giống như sinh mệnh thứ hai của con người. Người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Trong Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đức Tín tuy đứng ở hàng thứ năm nhưng lại rất quan trọng bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên. Đức tín là mấu chốt cho mọi người tín nhiệm vào. Người không có đức tín (không tạo được niềm tin) cũng thành người vô dụng.Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tiền nhiệm của người khác đối với mình đoàn kết dễ dàng hợp tác. Chính niềm tin tưởng sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Tinh thần đoàn kết, tin cậy, tín nhiệm để dễ dàng hợp tác hơn trong công việc. Những công việc được diễn biến suôn sẻ hơn. Chữ tín chính là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty. Hãy luôn ghi nhớ câu nói "Nhất độ thất tín vạn sự bất tin" làm kim chỉ nam cho ngày hôm nay của mình để bản thân luôn đặt chữ tín lên hàng đầu giúp cho mình tới sự hoàn hảo.
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của ý chí trong cuộc sống
Thân bài
- Giải thích: “Ý chí” là tinh thần, khả năng, năng lực vượt qua thử thách để thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mình
+ Có ý chí, con người sẽ vượt qua được thử thách, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại
- Biểu hiện:
+ Luôn có tinh thần vượt khó khắn
+ Sống có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, nỗ lực thực hiện ước mơ đó
+ Luôn chăm chỉ, siêng năng, cần cù trong mọi công việc
+ Có kế hoạch rõ ràng, luôn trau dồi học hỏi
- Ý nghĩa:
+ Là nhân tố quyết định thành công của một người
+ Giúp họ sống tích cực và đúng đắn, không sa ngã vào tệ nạn
- Dẫn chứng:
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký
+ Hồ Chí Minh: Vượt qua đại dương, đi hơn 30 nước tìm đường giải phóng dân tộc
- Phản đề:
+ Có một số bộ phận sống không ý chí, mục tiêu, hoài bão
+ Sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội
Kết bài: Bài học về rèn luyện ý chí
Bài làm
Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.
Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.
Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê la xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.
Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn.Con đườngđại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiệnước mơcủa mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.
Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trường thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.
Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.
Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
CHÚ Ý: CHỈ LÀ DÀN Ý , BÀI BẠN TỰ KHAI TRIỂN RA NHÉ
Dàn ý nghị luận về sức mạnh của ý chí con người
I Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.
- Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.
- Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.
2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:
- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:
Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.- Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:
Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.- Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:
Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.3. Phê phán:
- Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.
- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.
4. Bài học:
- Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.
- Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.
III. Kết bài:
- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.
Cre: gg
Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.
Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.
Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê lết xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.
Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn.Con đường đại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiệnước mơcủa mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.
Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trường thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.
Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.
Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
Mở bài:
Hành động chưa hẳn đã mang lại hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng không có hạnh phúc nào mà lại thiếu hành động. Thế giới luôn vận động theo quy luật khắc nghiệt của nó. Chỉ có hành động mới có thể điều hướng thế giới theo ý ta muốn. Chỉ có hành động mới mang lại những điều hữu ích cho bản thân và cho xã hội. Bởi thế, K.Marx cho rằng: “Ý nghĩa thực sự ở cuộc sống là ở chỗ dám hành động”.
Thân bài:
*Hành động là gì?
-Hành động là những hoạt động của con người trong công việc nhằm đạt đến mục đích, ý nguyện của mình. Dám hành động là dám tiến hành một công việc mà mình mong muốn nhằm đạt được mục đích nhất định nào đó trong cuộc sống.
*Ý nghĩa thực sự của cuộc sống là sống vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc và có ích cho xã hội. Không phải hành động nào cũng mang lại kết quả tốt đẹp. Bởi thế, muốn thành công, muốn đạt được mục đích, ta phải dám hành động. Muốn tạo ra những giá trị hữu ích chúng ta cũng phải dám làm, dũng cảm hành động. Chỉ có hành động mới có thể biến những ý tưởng, ước mở, hoài bão trở thành hiện thực.
*Tại sao sống là phải dám hành động?
-Ý kiến của K.Marx thật đúng đắn. Nó thể hiện lối sống tích cực làm cho cuộc sống thực sự có ý nghĩa. K.Marx luôn đề cao hành động. Đối với ông, mọi lý thuyết đều vô nghĩa. Chỉ có hành động mới có thể làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, xã hội mới phát triển.
-Triết học cũng đã chứng minh rõ ràng rằng chỉ có hành động mới làm nảy sinh mọi hoạt động ý nghĩa trong xã hội. Hành động sẽ đem lại động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Điều quan trọng đó là hành động ấy phải là hành động hữu ích, có ý nghĩa. Mọi giá trị được tạo ra chỉ có thể thông qua các hoạt động có mục đích.
-Hành động đem lại thành quả có ích cho cuộc sống. Có hành động mới có của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, cuộc sống con người mới ngày càng phát triển. Hành động giúp con người củng cố và đào sâu kiên thức. Mỗi hành động đều là sự thể nghiệm lý thuyết hoặc củng cố lý thuyết. Từ đó phát triển nhận thức và tạo ra những tri thức mới.
-Hành động giúp ta rút ra được những kinh nghiệm, những bài học cho cuộc sống. Không phải hành động nào cũng mang lại hiệu quả như ta mong muốn. Mỗi thất bại, mỗi sự cố đều cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm mới, tri thức mới. Từ kinh nghiệm ấy giúp chúng ta tránh được sai lầm, hoàn thiện bản thân và sẽ sẽ thành công với hành động sau đó.
-Hành động giúp rèn luyện những kĩ năng thực hành. Giúp ta làm việc có phương pháp hơn. Từ đó đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc. Bàn tay sẽ làm giàu khối óc. Chỉ có hành động thì kĩ năng mới thuần thục, phương pháp mới được kiểm chúng và khẳng định, hiệu quả mới được tạo ra.
-Hành động giúp con người rèn luyện nhân cách, nhân phẩm, nhận rõ bản thân. Chính qua hành động năng lực mới được kiện toàn. Chỉ thông qua hành động mới giúp con người tự nhận thức về bản thân mình. Qua hành động con người hiểu biết năng lực của bản thân. Họ tự khăng định mình trước cuộc sống. Do đó họ sẽ tự tin và thêm bản lĩnh. Hành động cũng giúp con người biết sống chan hòa với người khác. Hành động giú con người có ý thức tổ chức, ý thức trách nhiệm…
-Hành động đem lại niềm vui, niềm lạc quan và hạnh phúc. Chính những kết quả ấy sẽ giúp con người có niềm vui, hạnh phúc và luôn tin tưởng ở tương lai.
-Hồ Chí Minh là một minh chứng thuyết phục về tinh thần dám hành động và thành công với hành động. Với tình yêu nước nồng nàn, tình yêu dân tộc thiết tha, cảm thương dân tộc trong nghịch cảnh lần than, khốn khổ dưới ách đô hộ của thực dân, Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Với ý chí kiên cường, nghị lực phi thường, tinh thần dám làm, dám hành động và niềm tin tưởng lớn lao, Người đã tìm thấy được con đường cứu nước và lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc thành công.
-Suốt cuộc đời Người sống vì mọi người, hòa đồng cùng xã hội. Thậm chí cả thiên nhiên cây cỏ, lối sống không cho riêng mình. Và chính vì không cho riêng mình cho nên trường cửu.
-Ở Hồ Chí Minh, triết lý và hành động gắn liền mật thiết, chặt chẽ với nhau. Triết lý hướng đến hành động, hành động nói lên triết lý. Trong triết lý đã bao hàm xu thế hành động. Trong hành động có triết lý. Triết lý và hành động xoắn xít với nhau tạo nên triết lý hành động Hồ Chí Minh mà không phải vĩ nhân nào cũng có được.
*Phê phán những quan niệm sai trái:
Có nhiều người cho rằng ý nghĩa thực sự của cuộc sống là ở chỗ nhiều tiền bạc, có địa vị, có danh vọng. Bởi thế, họ liều lĩnh hành động. Họ bất chấp đạo lí, pháp luật hòng chiếm đoạt thật nhiều các giá trị vật chất trong cuộc sống. Từ đó họ có lối sống chỉ biết hưởng thụ, hoặc trông chờ vào người khác. Họ ngại hoặc không dám hành động. Đó là một quan niệm sai lầm, có thể gây tổn hại cho xã hội, đáng bị lên án.
-Cũng có những người tuy có lý tưởng cao đẹp, dám làm, dám hành động, quyết liệt hành động nhưng hành động tùy tiện, bốc đồng, thiếu suy nghĩ, vi phạm pháp luật, vi phạm những chuẩn mực chung của xã hội. Những người như thế thật đáng chê trách.
*Sống dám hành động ta cần phải làm gì?
-Tuân Tử, một nhà tư tưởng đã từng nói rằng: “Đường tuy ngắn không đi không đến. Việc tuy nhỏ không làm không nên”. Chỉ có hành động và quyết liệt hành động mới tạo ra hạnh phúc.
-Coi ý kiến của K. Marx là phương châm để hành động. Trước mắt là học tập nhưng luôn chú ý đến thực hành. Bởi chỉ có thực hành mới có thể kiện toàn kĩ năng, tạo dựng niềm tin tưởng vào bản thân và dũng cảm hành động trong công việc. Từ đó, tránh được những sai lầm, hạn chế thất bại trong cuộc sống.
-Kiên quyết khắc phục nhược điểm lười biếng của bản thân. Chiến thắng được bản thân là một công việc hết sức khó khăn. Bởi ai cũng muốn được làm việc nhẹ nhàng, dễ dàng mà thu được hiệu quả cao. Ai cũng muốn hưởng thụ cuộc sống hơn là làm việc cực nhọc. Một khi vượt qua được sự ích kỉ cá nhân chúng ta mới có thể quyết liệt và hăng say trong hành động. Danh vọng thường đạt được bởi những người hăng say đón nhận sự việc và lập tức bắt tay vào hành động.
-Tích cực tham gia các hoạt động ở gia đình, trường lớp và xã hội. Thông qua tập thể để rèn luyện mình. Vì tập thể mà cống hiến sức mình. Có như thế ta mới hành động tích cực, không vụ lợi, hiệu quả tốt đẹp mới được tạo ra. Chỉ có hành động mới tạo ra nhưng điều hữu ích. Sống mà không làm gì thì chẳng khác nào không sống. Mỗi hành động nhỏ làm thành hành động lớn. Hành động lớn tạo ra thành quả lao động thực sự.
Kết bài:
Lao động không những để đáp ứng có nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội mà còn là niềm vui, là lý tưởng sống. Lao động tạo ra sức khỏe, tinh thần lạc quan, yêu đời và làm cho cuộc sống càng thêm ý nghĩa.