K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2019

BÀI VĂN KỂ VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA QUÊ HƯƠNG EM 1

Quê hương thiêng liêng, nơi cho ta những tấm lòng và tình yêu thương chân thật, luôn níu giữ những mảnh kí ức riêng tươi đẹp tuổi thơ tôi. Giờ đây, khi đã lớn khôn chững kiến những sự đổi mới của quê hương thật khiến tôi bồi hôi, xúc động, khôn kìm nén nổi niềm tự hào, hạnh phúc.

Một niềm cảm xúc xốn xang khó tả trong lòng tôi. Những ngày xưa ùa về, hòa lẫn những gì ở hiện tại. Nếu ngày xưa, con đường quê chỉ là những dải đất nâu, mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt còn mùa nắng cát bụi mù mịt thì giờ đây tất cả đã được khoác lên mình tấm áo mới bằng bê tông phẳng lì, trơn nhẵn. Những bước đi thênh thang, những con đường nối dài trên mọi nẻo đường, giao thông của bà con cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Rồi có cả những mái nhà cao tầng mọc lên san sát nhau, trông như một tòa cung điện tráng lệ thay cho những mái tranh, mái nứa siêu vẹo. Điện đã về đến làng từ lâu, trước kia chỉ có đèn dầu, giờ thì đèn điện sáng trưng, mọi hoạt động của sự sống, của cuộc sống sinh hoạt đều được văn minh, tiến bộ hơn nhiều. Trong gia đình, mỗi nhà đều có những thiết bị điện, những dụng cụ tiện ích như ti vi, tủ lạnh, quạt, máy sấy, máy giặt, điều hòa...Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, phần nào giúp hình ảnh đất nước phát triển hơn rất nhiều.

Ngoài ra, cũng có những công trình được xây mới và tu bổ lại. Những nhà máy may, công ty, xí nghiệp liên doanh trong nước và nước ngoài đầu tư, đã đem lại nguồn lao động, cung cấp việc làm cho rất nhiều người dân. Nhờ vậy, người nông dân không chỉ quanh năm gắn bó với ruộng đồng giờ cũng gia nhập vào các công ty để tăng thêm thu nhập. Dường như, trong luồng ảnh hưởng của nước bạn, trong nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa họ đã thích nghi và trở nên nhanh nhạy, năng động hơn trước nhịp sống thời đại. Những mái đình, mái chùa được tu bổ lại càng đẹp lộng lẫy, đời sống tinh thần của người dân cũng phong phú, sôi nổi hơn vào các dịp tế, lễ, ngày hội hè...Đó là những sắc màu rực rõ mà tôi đã chứng kiến tại quê hương tôi.

Quê hương ngày càng đổi mới, báo hiệu những chặng đường phát triển mới của dân tộc. Tôi mong rằng, mình sẽ học tập thất tốt để góp sức vào công cuộc đổi mới, làm giàu đẹp văn minh quê hương mình hơn.
Quê hương đổi mới tạo cuộc sống tiện nghi và ấm no hơn cho mọi người

BÀI VĂN KỂ VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA QUÊ HƯƠNG EM 2
Sau vài năm học tập và công tác tại nước ngoài, hôm nay tôi mới có dịp trở về quê hương thân yêu-nơi chôn rau cắt rốn của mình. Một cái gì đó nghẹn ngào trong sóng mắt, một chút bâng khuâng của một cái tôi vừa trở về từ phương Tây đến với phương Đông truyền thống ngọt ngào, sâu lắng của quê hương. Trong người tôi như bị hòa quyện bới cổ điển và hiện đại, Đông và Tây. Quê hương sau những chặng đường đổi mới hiện lên thật đẹp và văn minh.

Chiếc xe của tôi dần tiến về phía cổng làng. Đình làng trước kia với mái ngói rêu xanh, những cây đa cổ thụ làm bóng mát cho người nông dân nghỉ ngơi thì giờ đã được tu bổ lại, khang trang và rộng rãi hơn. Những màu sơn sặc sỡ đã mang đến cho bức tranh quê hương một diện mạo mới. Tôi xuống xe và đi dạo. Hai bên đường là những hàng bạch đàn, phi lao xanh rì, đứng lặng trong gió như đang thì thầm cùng nhau. Những con đường bê tông trắng, phẳng lì như những dải lụa nối đuôi nhau giúp giao thông thuận tiện hơn chứ không còn là những con đường gồ ghề như trước nữa. Ngắm nhìn những mái nhà tầng mọc lên san sát, có lẽ cuộc ống của người dân nơi đây đã được cải thiện rất nhiều.
Gặp các bác nông dân, tôi cất tiếng chào. Có lẽ cũng nhiều năm chưa về quê, nên tôi thay đổi và mọi người không nhận ra cô bé năm nào nữa. Chỉ có điều, có một thứ vẫn không thay đổi đó là tình quê, cái chân chất, mộc mạc và bình dị của những con người quê hương vẫn thế. Cái hồn quê, một miền yên bình và thanh tươi vẫn chảy vào tâm hồn tôi như ngày nào. Vẫn giọng quê ấy, con người ấy. Có thể học trở nên năng động nhanh nhẹn hơn, điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì trước nhịp sống sôi động của thời đại họ cũng cần thích ứng để hòa nhập, cùng đưa đất nước đi lên.
Những công trình như nhà máy, công ty, xí nhiệp của các ngành công nghiệp nhẹ được dựng lên khá nhiều. Điều này vừa góp phần đổi mới quê hương, cũng góp phần dần kích thích nền nông nghiệp nước ta chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp để sánh vai với các cường quốc năm châu. Người nông dân cũng có thêm cơ hội để có được việc làm, gia tăng thu nhập. Cuộc sống mới của người dân nơi đây thật khiến tôi hạnh phúc. Họ đã lớn lên cùng với những lũy tre, cánh đông, cánh diều và những mái nhà tranh như tôi nay được ánh sáng của Đảng giác ngộ, tiến đế xây dựng thời kì kinh tế xã hội chủ nghĩa, quả là đáng quý. Dân tộc ta sẽ bước sang một trang mới hơn từ những sự đổi thay nhỏ này. Người nông dân cũng trở thành những con người thời đại, năng động, tích cực trong việc phát triển kinh tế đất nước, còn gì vui cho bằng một dân tộc cùng đoàn kết phát triển.
Quê hương vẫn như thế, vẫn sống trong tôi bởi một hồn quê, tình quê không bao giờ vơi cạn, nhưng quê hương thân yêu cũng càng ngày càng lột xác để xây dựng một đất nước tươi đẹp, hiện đại, văn minh. Một sự hòa hợp, kết nối và giao lưu đầy hứa hẹn giữa cổ và kim, đông và tây.

5 tháng 1 2019

“ Quê hương là đường đi học

Con về rợp bóng chiều bay…”

Qua những câu hát đó trên đài truyền thanh xã đã làm lòng em xao xuyến, thương mến quê hương em vô hận.

Mỗi người ai cũng có quê hương, mặc dù quê hương em không đẹp bằng quê hương của những bạn khác, nhưng nó lại là nơi chôn rau cắt rốn của em, nơi mà những buổi trưa mẹ đã cất tiếng ru cho em đi vào giấc mơ của tuổi thơ. Theo sự phát triển và đổi mới của đất nước, quê hương của em cũng được đổi mới theo, bóng dáng của quê hương Hà Đông của em cũng dần dần đi sâu vào dĩ vãng, thay vào đó là một không khí sôi nổi của các công tình lớn, nhỏ đang được xây dựng. Quê hương em như được thay một chiếc áo mới. Còn đường của làng em trước đây nó bị lầy lội, bản thỉu bởi những trận mưa rào thì bây giờ nó đang khác rồi. Nó được đổ bể tông cao hơn. Quê hương em cái năm ấy nó như mùa xây dựng vậy. Những dãy nhà được xây nằm sát nhau ở hai bên đường, không khí trong thôn, trong xóm như được vui hẳn lên. Các ngôi trường cũ cách đây hàng trục năm thì bây giờ nó cũ cách đây hàng chục năm thì bây giờ nó đã được dỡ bỏ vào thay vào đó là những ngôi tường mới, khang trang, sạch sẽ đầy đủ đồ dùng cho chúng em, xung quanh là tường vôi trắng xóa, học sinh đi học dường như đông hơn.

Càng tuyệt vời hơn quê hương em đã có điện,điện được dòng dây và tới mọi nhà, ban đêm ánh đèn, đường làng sáng rực lên trông rất đẹp. Nhà nào cũng có tivi cũng có đài và điều kiện của mọi họ gia đình cũng được nâng cao. Chính vì thế mà đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa của người ở quê hương em đã được thay đổi và nâng cao.

 Dù mai sau, em có đi đâu thì em sẽ nhớ mãi về hình ảnh quê hương của em:”cái ngày đổi mới ấy “.



 

20 tháng 4 2017

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.

Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.

Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.

Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.

Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.

Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.

20 tháng 4 2017

Mình cho bạn dàn bài , tham khảo nha !

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:

- Nắng nóng kéo dài, không khí oi bức, ngột ngạt.

( Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! )

- Cây cối héo úa, mặt đất khô cằn.

( Nước trong ao, trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. )

- Mọi người sốt ruột mong mưa.

( Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại. )

2. Thân bài:

* Tả cơn mưa:

- Lúc sắp mưa: Trời tối sầm, mây đen kéo tới. Gió thổi mạnh, sấm chớp nổi lên. Cây cối ngả nghiêng, các con vật cuống quýt chạy mưa.

- Lúc mưa: Mưa từ nhỏ đến lớn. Màn mưa trắng xoá. Trời đất mù mịt trong mưa. Conngười, cảnh vật đều hả hê, vui sướng.

- Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

( Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! ; Đồng ruộng, ao đầm , ... )

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Cơn mưa đến đúng lúc rất có ích đối với nhà nông.

6 tháng 12 2017

Mình kể về người thân nha bạn

                               Bài làm

"Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người.

 Tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ

11 tháng 12 2017

Sao ko có kể về bạn thân đi, sao ko có tả ông già ăn xin!!!!!

A. Mở bài.- Giới thiệu khái quát về quê em.B. Thân bài. - Quê em trong quá khứ như thế nào?- Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao?+ Quang cảnh?+ Nhịp sống?+ Tinh thần hăng say lao động?- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?C. Kết bài.- Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?
6 tháng 12 2016

Quê hương –hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ.Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt , trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.

Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo ,ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.

Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhự tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tím kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thân của con người cũng phong phú đa dạng hơn.Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát “ quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây..”

12 tháng 12 2017

Sau bốn năm miệt mài học tập ở Trường Đại học Bách khoa , tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà . Thời gian trôi đi nhanh quá ! Mới ngày nào tôi là một cậu học sinh lớp 6 , thoắt cái mà đã mười năm . Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch , đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức ...

Năm nay , Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy . Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu .

Hồi học lớp 61 do cô Huyền dạy văn làm chủ nhiệm , tôi được cử làm lớp trưởng . Các bạn trong lớp " tín nhiệm " phần vì tôi học giỏi , phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp .

Trường tôi nằm trên một khu đất rộng , có tường xây bao quanh . Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét , hai bên trồng bạch dương . Chiếc bảng đề tên trường màu xanh , nổi bật hàng chữ trắng : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÂU CƠ , từ xa đã nhìn thấy rất rõ . Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U , ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu . Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ . Về thăm trường lần này , tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời .

Nhưng sao lại thế này ! ? Vẫn tên trường cũ , vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút , thân tròn , thẳng tắp . Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu . Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp .

Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tầng cao sừng sững , mái ngói đỏ tươi . Tường quét vôi vàng , cửa lớn , cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa . Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu , hội trường , thư viện , phòng thí nghiệm , phòng vi tính và phòng truyền thống . Trước cửa các lớp học đều có các bồn hoa . Hoa cúc , hoa hồng rung rinh trước gió . Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây . Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu .

Gặp lại các thầy cô cũ , lòng tôi trào lên một niềm xúc động là thường . Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi , trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt . Cô Huyền xiết tay tôi thật chặt , chúc mừng tôi đã trưởng thành . Tôi thầm nghĩ : Dù đi đâu , về đâu , mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này , về các thầy cô và bạn bè yêu quý .

12 tháng 12 2017

Sau bốn năm miệt mài học tập ở Trường Đại học Bách khoa , tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà . Thời gian trôi đi nhanh quá ! Mới ngày nào tôi là một cậu học sinh lớp 6 , thoắt cái mà đã mười năm . Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch , đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức ...

Năm nay , Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy . Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu .

Hồi học lớp 61 do cô Huyền dạy văn làm chủ nhiệm , tôi được cử làm lớp trưởng . Các bạn trong lớp " tín nhiệm " phần vì tôi học giỏi , phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp .

Trường tôi nằm trên một khu đất rộng , có tường xây bao quanh . Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét , hai bên trồng bạch dương . Chiếc bảng đề tên trường màu xanh , nổi bật hàng chữ trắng : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÂU CƠ , từ xa đã nhìn thấy rất rõ . Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U , ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu . Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ . Về thăm trường lần này , tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời .

Nhưng sao lại thế này ! ? Vẫn tên trường cũ , vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút , thân tròn , thẳng tắp . Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu . Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp .

Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tầng cao sừng sững , mái ngói đỏ tươi . Tường quét vôi vàng , cửa lớn , cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa . Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu , hội trường , thư viện , phòng thí nghiệm , phòng vi tính và phòng truyền thống . Trước cửa các lớp học đều có các bồn hoa . Hoa cúc , hoa hồng rung rinh trước gió . Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây . Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu .

Gặp lại các thầy cô cũ , lòng tôi trào lên một niềm xúc động là thường . Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi , trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt . Cô Huyền xiết tay tôi thật chặt , chúc mừng tôi đã trưởng thành . Tôi thầm nghĩ : Dù đi đâu , về đâu , mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này , về các thầy cô và bạn bè yêu quý .

28 tháng 2 2018

Đề 1:

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.

Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:

Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.

Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:

Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:

Nước sông Thương bên trong, bên đục

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.

Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.

Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?

Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:

Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

- Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...

Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.

Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:

Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.

Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!

Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

28 tháng 2 2018

Đề 2:

Câu nói của M.Gorki vận dụng lối diễn đạt rất logic: Hãy yêu sách - sách là tri thức - tri thức là con đường sống. Vậy nhà văn Nga lỗi lạc muốn nhắn nhủ với người đọc rằng: Hãy biết yêu sách vì đó là con đường sống của nhân loại.

Vậy sách là gì? Trước đây, khi chưa có giấy, người cổ đại thường viết lại những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân lên giây papyrus (người Ai Cập), mai rùa, thân trúc (người Trung Quốc), đất sét, xương động vật (người Lưỡng Hà). Đó là cách đo đạc ruộng đất, cách xây dựng Kim tự tháp, các cuộc chiến tranh... Khi giấy viết ra đời, những hiểu biết ấy lại được sao chép và lưu truyền rộng rãi. Chúng được gọi là sách - là nơi lưu giữ những kho tàng tri thức nhân loại.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sách trở thành nơi kết tụ những hiểu biết phong phú, đa dạng của con người về tự nhiên và xã hội. Những công thức toán học, những thí nghiệm vật lí, hóa học... giúp con người khám phá thế giới còn được lưu lại trong sách. Nhờ sách, ta biết đến ơclit, Pitago, Edison, Giêm Oát... biết đến những vườn treo, những Kim tự tháp, những bóng đèn điện, đầu máy hơi nước... Cũng nhờ sách, ta biết đến những đất nước xa xôi, hiểu được các phong tục tập quán, các nền văn hóa, các mối quan hệ xã hội phong phú, đa dạng... Đó là dân tộc Nhật giàu ý chí nghị lực; dân tộc Trung Hoa thâm thúy, sâu sắc; con người Vương quốc Anh lại “phớt Ăng-lê” rất độc đáo... Đó còn là đạo Phật từ bi hỉ xả, là đạo Lão thần bí cao siêu, đạo Thiên Chúa bác ái nhân văn... Có thể nói, sách là nguồn tri thức vô tận giúp con người hiểu biết tận tường về thế giới bao la.

Nhưng tại sao chỉ có tri thức - chỉ có sách mới là con đường sống?

Sống là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội để tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ đời sống cho bản thân và xã hội. Vậy muốn chinh phục đối tượng ấy phải có hiểu biết về chúng và tri thức chính là phương tiện giúp đỡ con người trên hành trình gian khó ấy.

Thật vậy, muốn trồng được cây lúa cho hạt thóc hạt gạo, người nông dân phải có hiểu biết về giống lúa, về cách cấy cày, chăm bón, gặt hái. Muốn làm được chiếc máy, người công nhân phải biết cách chế tạo các chi tiết máy, cách lắp ráp các bộ phận... Muốn dựng được một tiết mục múa người nghệ sĩ phải hiểu biết về văn hóa, về các động tác múa, về âm nhạc,... Muốn quản lí một doanh nghiệp, người giám đốc phải hiểu về cách thức quản lí, có tri thức về vấn đề nhân sự, về công việc... Có thể nói, tri thức là cây cầu dẫn đến sự sống và những cuốn sách đã hiến thân mình để làm nên những nhịp cầu ấy.

Sách có vai trò quan trọng như vậy, vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào với sách? M.Gorki đã nhắn nhủ: “Hãy yêu sách”. Đúng vậy, hãy biết nâng niu, gìn giữ những cuốn sách và đọc hiểu chúng. Cha ông ta từng nói: “Mười kho vàng không bằng một nang sách”. Chính bởi những điều quí giá mà con người thu lượm được khi đọc sách. Và điều quan trọng là chúng ta cần biết cách đọc sách cũng như chọn lựa sách để đọc. Đọc sách có phương pháp mới giúp ta đọc nhanh, đọc nhiều và nắm được thông tin cần thiết. Đọc sách cũng cần chọn lọc để tránh đọc phải sách mang nội dung xấu.

Là những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa có nhiều hiểu biết cũng như kinh nghiệm cuộc sống, với người học sinh, việc đọc sách vô cùng quan trọng. Chúng ta đọc sách giáo khoa, đọc các sách tham khảo, đọc báo... Đó chính là chìa khóa giúp chúng ta mở cánh cửa vào cuộc sống.

15 tháng 12 2019

Là con người ai cũng phải có một quê hương để thương, để nhớ, để không bao giờ quên. Quê của tôi ở một vùng đất rất xinh đẹp, đó là Long An thân yêu. Vào mỗi dịp hè đến, tôi đều được về quê để vui chơi, giải trí và tạm quên đi những ngày học hành căng thẳng trên thành phố. Đối với tôi, quê hương là một nơi mà ở nơi đó bao muộn phiền đều tan biến, thế chỗ vào là những niềm vui, sự lạc quan và háo hức bởi nơi đây tôi được hòa mình vào những trò chơi dân dã như thả diều, bắt cá, bắt còng Ngắm nhìn những con diều giấy bay cao, bay xa vào khoảng không của bầu trời xanh thăm, tôi hòa ước mơ của mình vào từng cánh diều ấy với biết bao hi vọng. Rồi những món ngon của đồng quê mà ở thành phố ít khi được liếm. Ôi! Sao mà tuyệt vời và thân thương quá. Tôi nhớ hoài tô canh chua cá lóc sóng sánh ánh vàng, những niêu cá kho tộ đầy hấp dẫn... Bấy nhiêu đó thôi nhưng tất cả đã để lại trong lòng tôi bao cảm xúc yêu thương mà “Quê hương” là hai tiếng dường như đã khắc sâu trong tim mình tự bao giờ.
Chúc Vann Thanhh học tốt nha ^^

15 tháng 12 2019

@{_Shinobu Kocho_}

10 tháng 10 2018

I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi về quê của em
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không về lại nơi đây, nhân kỉ niệm ngày giỗ vào cuối tuần vừa rồi ba mẹ tôi cho tôi về quê.

II. Thân bài: kể về chuyến về quê
1. Trên đường về:

- Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi k về
- Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường
- Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn
2. Khi về đến quê:
a. Cơ sở vật chất:
- Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối
- Nhà cửa dược sửa mới
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
- trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
3. Khi về quê:
- Không muốn về chút nào
- Em sẽ thường xuyên về quê để thăm quê

III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chuyến về quê.

11 tháng 10 2018

1. Phần Mở bài

- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.

- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.

- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kĩ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.

2. Phần Thân bài

a). Giới thiệu về quê nội

Que nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.

Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.

Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...

Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.

b). Kĩ niệm dáng nhớ trên quê nội

Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sửa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.

- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.

- Kì nghĩ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.

- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.

- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.

- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.

- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.

Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.

- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.

- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.

- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.

3. Phần Kết bài

- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phái về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.

Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.

Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.

trên mạng có đầy 

#6c THCS Vũ Hữu#

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.


 

12 tháng 12 2017

- Xương rồng: lá biến thành gai

Tác dụng: giúp cây dự trữ nước

- Cành mây: lá hình tay móc

Tác dụng: che chở cho chồi và thân rễ

- Cây nắp nấm: lá hình dạng nắp nấm

Tác dụng: bắt những côn trùng có hại cho cây

12 tháng 12 2017

1000000000000mm2