K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2019

Nam quốc sơn hà 南國山河 • Sông núi nước Nam

Thơ » Việt Nam » » Lý Thường Kiệt

☆☆☆☆☆964.29 Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Lý
26 bài trả lời: 13 bản dịch, 13 thảo luận
20 người thích
Từ khoá: tuyên ngôn độc lập (3) đất nước (102) tác giả tồn nghi (153) thơ sách giáo khoa (436) Văn học 9 [1990-2002] (58) Ngữ văn 7 [2003-2017] (30)
  • Chia sẻ trên Facebook 7
  • Trả lời
  • In bài thơ

Một số bài cùng từ khoá

- Du Phù Đổng thiên vương miếu hữu cảm nhi đề (Cao Bá Quát)
- Hoài lương nhân (Cát Nha Nhi)
- Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh)
- Tiếng ru (Tố Hữu)
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

Một số bài cùng tác giả

- Phạt Tống lộ bố văn
- Vị đế xuất quân thảo Lý Giác Đăng bởi Vanachi vào 01/07/2005 21:17, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 10/11/2015 02:12

南國山河

南國山河南帝居,
截然定分在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虛。

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa

Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.


Tương truyền, năm 1077, hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt. Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát, ở phía nam bờ sông, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt. Một số nhận định xem bài thơ này là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Bài thơ này nằm trong truyền thuyết về hai anh em Trương Hống, Trương Hát. Có tài liệu gắn truyền thuyết này với Lý Thường Kiệt trong cuộc chiến chống quân Tống năm 1076, sớm nhất là Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên đời Trần), sau đó được nhiều sách sử khác như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án,... chép lại. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp đời Trần) lại gắn truyền thuyết này với cuộc chiến chống quân Tống lần thứ nhất thời Tiền Lê của Lê Đại Hành năm 981.
4 tháng 1 2019

bạn đã copy ở đâu ._. khai thật đi

2 tháng 12 2016

1a) nhà Tống

b)tháng 10-1075,Lý thường kiệt chỉ huy

2)nhà Lý :Lý Thường Kiệt

nhà Trần :Trần Hưng Đạo

7 tháng 12 2016

tự đăng tự trả lời

10 tháng 12 2017

- Nhà Tống. Tháng 10-1075, lý thường kiệt chỉ huy.

- Nhà lý: Lý Thường Kiệt

Nhà trần: Trần Hưng Đạo

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!!!

7 tháng 1 2018

Cám ơn bn nhiều nha!!!

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

- Giai đoạn từ 1862 - 1874:

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.

+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.

+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Tháng 10/1873, Ph. Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

+ Ngày 20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu cản địch nhưng không được. Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, sau đó mở rộng đánh chiếm một số tỉnh thành lân cận.

+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì vẫn quyết tâm kháng chiến, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) đã khiến Gác-ni-ê và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tháng 3/1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì.

+ Ngày 25/4/1882, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt nhưng không giữ được thành. Ông đã tự vẫn để không bị rơi vào tay giặc.

+ Nhiều sĩ phu, văn thân ở các địa phương vẫn tổ chức phong trào chống Pháp, gây cho kẻ địch nhiều khó khăn. Tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) đã khiến Ri-vi-e và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.

- Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1883 - 1884):

+ Ngày 18/8/1883, quân Pháp tấn công Thuận An (Huế). Sau vài ngày chống trả quyết liệt, triều đình Huế buộc phải đình chiến và chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883), với nội dung cơ bản là: thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì; Vùng đất Trung Kì do triều đình Huế cai quản dưới quyền điều khiển của viên Khâm sứ Pháp chỉ bao gồm từ Đèo Ngang đến giáp Bình Thuận,…

+ Việc triều đình kí Hiệp ước Hác-măng làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), trong đó sửa lại một số điều của Hiệp ước Hác-măng nhằm xoa dịu dư luận.

=> Với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

13 tháng 8 2023

tl nhiều vậy

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).

- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):

+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).

+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

25 tháng 12 2017

+) Cuộc kháng chiến chống quân Tống do Quách Qùy chỉ huy xâm lược nước ta .

+) Nhân vật lịch sử liên quan : Lí Thường Kiệt làm chỉ huy . , Tông Đản , Thân Cảnh Phúc , ...

+) Hiểu biết : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xảy ra vào tháng 10 - 1075 . Lí Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy , bộ chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống . ...

15 tháng 8 2023

Tham khảo: thẻ nhớ về nhân vật Nguyễn Trung Trực
loading...

1. Em hiểu gì về đặc điểm và tác dụng của chính sách “Ngụ binh ư nông”.2.Trong các thế kỉ X đến thế kỉ XV nhân dân Đại Việt đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm nào? Kết quả của những cuộc kháng chiến ra sao?3.Chỉ ra nuyên nhân thắng lợi / thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của thế kỉ X đến thế kỉ XV.4.Nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa...
Đọc tiếp

1. Em hiểu gì về đặc điểm và tác dụng của chính sách “Ngụ binh ư nông”.

2.Trong các thế kỉ X đến thế kỉ XV nhân dân Đại Việt đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm nào? Kết quả của những cuộc kháng chiến ra sao?

3.Chỉ ra nuyên nhân thắng lợi / thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của thế kỉ X đến thế kỉ XV.

4.Nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý?

5.Những yếu tố cơ bản nào tạo nên thắng lợi của nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.

6.Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt dưới thời Lý?

7.Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

8.Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?

9.Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên.

0

Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm tiêu biểu để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là Khởi nghĩa Lam Sơn :

* Diễn biến :

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

- Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc.

- Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân.

- Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. - Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

* Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

* Ý nghĩa lịch sử :

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc).

+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Chúc ban học tốt okthanghoa

31 tháng 1 2017

Sao nhiều bạn hỏi câu này quá vậy taohobatngo