K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2022

( sửa lại một chút nhé, câu " Theo em, Nam được hưởng những quyền gì ? " thì câu này hơn sai á, phải sửa là " Theo em,Nam không được hưởng những quyền gì ? "  )

Theo em, Nam không được hưởng những quyền : không được đi học, không được ăn no mặc ấm. Phải bỏ học kiếm tiền phụ giúp bố và nuôi em.

Nếu em là bạn của Nam , em sẽ :

- Nói với cơ quan địa phương để bàn bạc về chuyện này.

- Cùng bạn nghĩ cách để bảo vệ quyền lợi của bạn.

- Tài trợ cho bạn được đến trường, đến lớp mà không phải nghỉ học và tặng một số tiền để bạn với gia đình bạn sống hạnh phục , không phải khổ cực.

- .........

16 tháng 4 2022

:>>> ĐÂY Ạ

Nam không được quyền :

+ Đươcj chăm sóc 

+ Đến trường 

+ Vui chơi giải trí

+ Quyền được bảo vệ 

Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

+ Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

Em sẽ :

+ Thông báo với trưởng thôn (, xã , phường tỉnh làng) 

+ Quyên góp tiền , gạo

+ Giúp đỡ bạn về mặt học tập 

+ Cùng tìm cách để bảo vệ các quyền lợi của riêng mình 

 

Chào các bạn !Mình hiện tại đang là một du học sinh đang sống tại Tokyo – Nhật Bản. Nói thẳng luôn là mình sống ở khu Shinjuku, một trong những khu sầm uất nhất Tokyo ( đặc biệt có một nơi là kabukicho cực kì nổi tiếng liên quan đến vấn đề mua bán mại dâm ). Như các bạn đã biết thì du học sinh sang bên này phải đi làm thêm rất nhiều để kiếm tiền tri trả sinh hoạt, tiền học, tiền...
Đọc tiếp

Chào các bạn !

Mình hiện tại đang là một du học sinh đang sống tại Tokyo – Nhật Bản. Nói thẳng luôn là mình sống ở khu Shinjuku, một trong những khu sầm uất nhất Tokyo ( đặc biệt có một nơi là kabukicho cực kì nổi tiếng liên quan đến vấn đề mua bán mại dâm ). Như các bạn đã biết thì du học sinh sang bên này phải đi làm thêm rất nhiều để kiếm tiền tri trả sinh hoạt, tiền học, tiền gửi về,…Mình cũng không phải ngoại lệ, mình cũng đi làm để kiếm tiền. Mình thuê một căn nhà cách ga xe điện 10 phút đi bộ để tiền nhà hàng tháng sẽ rẻ hơn. Kể qua công việc mình làm thì hiện tại mình đang làm ở một xưởng bốc vác và một quán ăn gần nhà. Công việc làm xưởng thì mình xin được vào chỗ nhàn chỉ có ngồi xếp thư. Còn công việc làm quán thì mình đi bộ từ nhà mình tới quán mất khoảng 18p. Lịch làm quán mình đăng ký làm đêm lên rất hay đi về muộn. Vì cũng chính vì lý do đấy mình đã gặp một thứ mà mình không lên nhìn. Mình làm quán tới 3h sáng là được về. Trên đường mình đi về thì đi qua hai hàng cây lá đỏ dài khoảng 700m ( mùa thu chiều đi học về rồi đi qua quán làm đẹp tuyệt vời luôn ) . Mình thì không mê tín nhưng đi đâu thì cũng có một củ tỏi để trong người, nhiều lúc nghĩ mang theo con dao gọt hoa quả đi nhưng sợ bị cảnh sát kiểm tra rồi cho về nước lên mình không dám mang. Các cụ từ xưa có đã có câu ” đi đêm lắm ngày gặp ma ” và đúng thật.

Hôm đó là thứ 4 ngày 6/12 mới đây. Mình tan giờ làm rồi cuốc bộ đi về. Trên đường đi về đi ngang qua hàng cây thì cảm thấy trong người tự dưng lạnh toát. Mình bật điện thoại lên xem nhiệt độ thì thấy là 1 độ c lên chắc nghĩ là lạnh do thời tiết thôi. Đi thêm được khoảng 30m nữa thì mình nghe thấy tiếng ” cộc cộc ” đăng sau ( đeo tai nghe nhưng mở nhạc nhỏ lên nghe thấy rất rõ ). Mình quay lại thì không thấy ai, trong bụng nghĩ đêm mẹ rồi còn có đứa nào đi chơi à, thôi kệ đi về nhà ngủ sớm mai đi học. Nhưng đời đâu như mơ chứ, vừa dứt lời xong thì mình cảm thấy rùng mình, da gà nổi hết lên. Vậy là mình chạy ra cây bán nước tự động mua chai nước ấm uống cho nóng người rồi đi tiếp. Đi được một quãng nữa mình vẫn thấy cảm giác có tiếng ” cộc cộc ” đằng sau và cảm giác rùng mình lại đến. Mình lấy hết tốc lực chạy thật nhanh thì bất trợt nghe tiếng ” keeee” rất rõ và sợ. Biết ngay là gặp phải cái gì rồi, mình chật thật nhanh qua hàng cây lá đỏ đó. Chạy gần hết thì mình cố ngoảnh lại xem ( chết vì cái tính tò mò ), thấy hai cái bóng màu đen đứng ở lép hai bên hàng cây, không nhìn rõ mặt dù cách đó 2m có cây bán nước tự động có ánh sáng. Thấy vậy mình càng chạy tốc lực hơn về nhà. Về đến nhà thở gấp, có anh cùng phòng tỉnh dậy thấy mình mặt cắt không còn giọt máu, nhợt nhạt. Ông ý hỏi thì mình trả lời là bị ma trêu ngay chỗ hàng cây lá đỏ, thế là anh ấy lấy ít muối rắc ra cửa và bảo mình lấy tỏi và dao để dưới gối.

Đêm đấy thức đến sáng luôn, sợ không dám ngủ. Ngày hôm sau thì lên cơn sốt suốt 5 ngày , bỏ cả học và làm. Sau vụ đó mình đi làm thì vòng đường khác qua chỗ có đèn nhiều hơn. Chứ giờ cho tiền cũng không dám đi qua hàng cây lá đỏ ấy trừ khi buổi sáng và chiều.

Giờ đi đâu mình cũng phải mang tỏi thêm với ít muối để tránh bị hù như lúc trước.

0
19 tháng 4 2022

Theo em, Nam không được hưởng những quyền lợi như : không được sống như bạn bè cùng trang lứa, phải nghỉ học kiểm tiền...

Nếu em là bạn của Nam em sẽ giúp bạn bảo vệ lợi cho bạn :

- Viết về cuộc sống khổ cực của Nam, và gửi lại cho nhà nước để họ tìm ra cách giúp Nam được sống và được đi học ở môi trường tốt như bao bạn bè khác.

- Trao tặng số tiền, quần áo,... để gia đình Nam không phải nghèo như trước nữa. Giờ Nam có tiền để đóng học, được đi học khi có đủ số tiền, không phải đi kiếm tiền, và sẽ có nhiều quần áo mới ,...

* Nhận xét : Cuộc sống của Nam tuy không được hưởng những quyền lợi của trẻ em. Nhưng vì gia đình của Nam, bạn đã nghỉ học để phụ bố nuôi  em. Đây là việc làm xúc động, cảm động trước việc làm của bạn. Nhà nghèo nhưng bạn cũng rất yêu quý bố và em trai của bạn.

19 tháng 4 2022

Theo em, Nam ko đc hưởng những quyền lợi như : Ko đc đến trường, ko đc như bn bè, ko đc môi trường giáo dục tốt, phải lao động từ nhỏ,.....

Nếu em là bn của Nam em sẽ :

+ Tìm trụ sở địa phương nơi nam sống để nhờ sự giúp đỡ từ mn.

+ Có thể trao tặng quần áo ko cần đến, đồ dùng học tập, ... cho GĐ Nam.

+ Tạo động lực , tinh thần cho Nam.

 

9 tháng 8 2017

a) Em sẽ bảo với cha mẹ, người lớn để nhờ họ báo với chính quyền là sông đang bị nhiễm độc.

b) Em sẽ báo cáo cho bác kiểm lâm ngay lập tức rằng có người đang phá rừng.

c) Em sẽ đến ngăn bạn đó không nên vứt xác súc vật chết xuống hồ bởi sẽ làm ô nhiễm hồ, nên cần hỏa táng hoặc vứt ra bãi rác.

24 tháng 12 2023

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất:

Câu 1: Ngày 20 -11 là ngày để thể hiện tinh thần nào?

       A .Yêu nước                                                       B. Tôn sư trọng đạo

C .Chăm chỉ                                                        D. Trung thực

Câu 2: Góc học tập ngăn nắp phù hợp sẽ giúp em:

A. Giúp thoải mái và hoạt động hiệu quả           B. Ngủ ngon hơn

C. Để không bị bố mẹ mắng                               D. Không tác dụng gì.

Câu 3: Điều em không hài lòng về bản thân nhất?

A Chăm chỉ                                                          B. Trung thực

C. Lười, thiếu tính tự giác                                    D.Trách nhiệm

Câu 4: Đâu là địa danh không phải của quê hương Bắc Giang

A.Sông Thương.                                   B. Thành Xương Giang.

C.Vịnh Hạ Long.                                  D. Chùa Vĩnh Nghiêm.

Câu 5: Hành vi nào thể hiện năng lực giao tiếp chưa phù hợp?

A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện.   B. Tôn trọng, lắng nghe người khác.

C. Lời nói thô tục, lỗ mãng.                     D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn.

Câu 6: Việc làm nào thể hiện cách chi tiêu chưa hợp lí?

A. Lên danh sách những thứ cần mua.     B. Mua những thứ thật sự cần thiết.

C. Biết mặc cả khi mua hàng.    D. Mua bừa, mua những thứ không cần thiết.

Câu 7Nơi cất giữ và trưng bày những thành tích của nhà trường đã đạt được là:  

A. phòng truyền thống.                               B. thư viện của trường. 

C. hội đồng sư phạm.                        D. phòng Hiệu trưởng

Câu 8: Nghề truyền thống của huyện Yên Dũng?

A. Làng nghề gốm Làng Ngòi, Tư MạiB. Làng nghề trống Đọi Tam

C. Làng nghề dệt Nha xáD.Làng nghề thêu ren Thanh Hà

Câu 9: Ngày nhà giáo Việt Nam được thành lập năm nào?

A.1982B. 1985

C.1992C.1995

Câu 10: Góc học tập của em không nên bao gồm gì?

A.Đồ ăn.B.Sách, vở.

C.Đồ dùng học tập.D.Đèn bàn.

Câu 11: Đâu không phải lí do cần thường xuyên dọn dẹp góc học tập?

A.Giúp góc học tập gọn gàng, thuận tiện cho việc sử dụng

B.Giúp em giải trí chơi trò chơi thuận tiện

C.Rèn luyện tính kiên nhẫn, tự giác

D.Giúp em học tập thoải mái và hiệu quả

Câu 12: Làng nghề truyền thống tổ hợp mộc, ở xã nào huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

A. Quỳnh Sơn    B.Tân An             C.Lãng Sơn  D. Trí Yên

Câu 13: Ý nào chưa đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học.

A. Những  thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…

B.  Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.

C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.

D.Những thay đổi của em về tiêu chí chọn bạn .

Câu 14: Ý nào sau đây không thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.

A.Tự giác học tập.                                 B. So bì với em nhỏ.

C. Tôn trọng bạn bè.                              D. Nhường em nhỏ.

Câu 15Điều nào sau đây không  đúng với bản thân em  ?

A. Trung thực.              B. Nhân ái.           C. Trách nhiệm.          D.Vô ý thức.

Câu 16: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới ?

A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.

B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.

C. Chân thành , thiện ý với bạn.

D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.

Câu 17: Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?

A. Thường xuyên xem điện thoại.

B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.

C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.

D. Đóng cửa suy nghĩ một mình.

Câu 18: Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:

A.Tức giận, quát mắng em.   

B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.

C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.

D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.

Câu 19: Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?

    A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt. 

    B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.

     C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.

     D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.

Câu 20: Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn  của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn? Khoanh tròn vào đáp án đúng.

A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.

B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.

C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.

D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 21. Đâu là truyền thống phù hợp với chủ đề bài học “Thầy cô với chúng em”

A. Hiếu học         B. Yêu nước.           C. Đoàn kết.         D. Tôn sư trọng đạo         

Câu 22. Những việc làm nào cần làm để tự chăm sóc bản thân

   A.Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.

   B.Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao

   C.Luôn lạc quan, yêu đời

   D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 23. Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng nhân ái của con người Việt Nam

   A. Thương người như thể thương thân

   B. Mồng một tết Cha, mồng ba tết Thầy

    C. Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

     D. Con dại cái mang.

Câu 24: Chúng ta cần phải giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương vì

 A. Giúp ta có thêm kinh nghiệm,                            

 B. Giúp ta có thêm sức mạnh. 

   C. Góp phần làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.

  D. Đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 25: Hành vi nào sau đây được coi là gìn giữ, phát huy truyền thống của quê hương?

A. Hà tự hào về làng nghề truyền thống nơi bạn sinh sống

B. Hà chê bai nghề truyền thống của quê hương bạn Giang

C. Hà quảng bá về làng nghề truyền thống nơi bạn sinh sống qua phương tiện truyền thông

D. Cả A và C đúng 

II. PHẦN TỰ LUẬN(5,0 điểm)

Câu 1. Hôm nay đến lớp em thấy bạn Dũng ăn quà bỏ rác vào ngăn bàn bạn Minh. Bạn Minh nhìn thấy tỏ ra khó chịu và mắng bạn Dũng. Nhìn thấy tình huống này em sẽ làm gì? Nếu là Minh, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? (2 điểm)

Câu 2.  Cảm nhận của em về ngôi trường mới. (Hình thức: một đoạn văn từ 10 đến 20 dòng)(3 điểm)

 Helps!!

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Cả A, B, C

1
8 tháng 12 2018

Chọn đáp án: D

Mình cùng nhau đóng băng trước giây phút chúng ta chia xa Thời học sinh lướt qua nhanh như giấc mơ không trở lạiMình phải trải quaBạn đừng khóc màBọn mình sẽ lớn, sẽ đi trên những con đường mới.Là chưa hôm nào đến lớp sớm như hôm nayTrời nắng nhẹ, êm đềm, gió layLà cảm xúc khó nói chỉ biết đứng ngẩn ngơNíu tà áo dài bay baySẽ rất buồn và sẽ hẫng hụtSau hôm nay ta cách xa...
Đọc tiếp

Mình cùng nhau đóng băng trước giây phút chúng ta chia xa
Thời học sinh lướt qua nhanh như giấc mơ không trở lại
Mình phải trải qua
Bạn đừng khóc mà
Bọn mình sẽ lớn, sẽ đi trên những con đường mới.
Là chưa hôm nào đến lớp sớm như hôm nay
Trời nắng nhẹ, êm đềm, gió lay
Là cảm xúc khó nói chỉ biết đứng ngẩn ngơ
Níu tà áo dài bay bay
Sẽ rất buồn và sẽ hẫng hụt
Sau hôm nay ta cách xa rồi
Đến bao giờ được thêm một lần
Cười vang bên nhau trên chiếc xe đạp
Chorus:
Mình cùng nhau đóng băng trước giây phút chúng ta chia xa
Để mình được sống trọn vẹn khoảnh khắc thiêng liêng lúc này
Để đừng quên lãng
Để đừng phai nhạt
Để lần cuối ta bên nhau sẽ kéo dài mãi mãi
Mình cùng nhau đóng băng trước giây phút chúng ta chia xa
Thời học sinh lướt qua nhanh như giấc mơ không trở lại
Mình phải trải qua
Bạn đừng khóc mà
Bọn mình sẽ lớn, sẽ đi trên những con đường mới.
Bạn ơi !
Verse 2:
Bạn có nhớ đến lúc lớp bỗng bị kiểm tra
Một đứa học, nhắc cả bọn, chép luôn ..
Rồi có nhớ đến lúc lỡ trốn học vài hôm
Sáng ra, đi xem phim, bao cả rạp
Sẽ rất buồn và sẽ hẫng hụt
Sau hôm nay ta cách xa rồi
Đến bao giờ được thêm một lần
Cười vang bên nhau trên chiếc xe đạp
Mình cùng nhau đóng băng trước giây phút chúng ta chia xa
Để mình được sống trọn vẹn khoảnh khắc thiêng liêng lúc này
Để đừng quên lãng
Để đừng phai nhạt
Để lần cuối ta bên nhau sẽ kéo dài mãi mãi
Mình cùng nhau đóng băng trước giây phút chúng ta chia xa
Thời học sinh lướt qua nhanh như giấc mơ không trở lại
Mình phải trải qua
Bạn đừng khóc mà
Bọn mình sẽ lớn, sẽ đi trên những con đường mới.
Bạn ơi !

0
11 tháng 11 2021

Nếu là mình thì mình vẫn sẽ sang giúp bạn nghỉ học ốm học bài vì mình đã hứa rồi mà đã hứa thì phải thực hiện thôi

 

Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần...
Đọc tiếp

Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần nào rất tự nhiên hoang dã của một số bà con nơi vùng cao, hẻo lánh cũng như cách ứng xử tàn nhẫn trước sinh mệnh của người thân… Lạnh lùng_Vô cảm_Thậm chí dã man… Nhưng nếu hiểu họ thì thấy, tất cả họ đều rất đáng thương.

Lại nói, mình không phải là một người viết văn hay sáng tác truyện. Những câu chuyện mà mình kể đều là những câu chuyện có thật mình gặp dịp chứng kiến, nghe kể rồi ghi chép lại. Hôm nay mạn phép gửi lên đây, ai đọc được thấy sợ thì sợ, thấy thương thì thương, thấy buồn thì buồn, thấy có chút gì bất bình cho số phận con người thì bất bình… nhưng trên hết mong mọi người đọc cảm nhận bằng trái tim yêu thương và hiểu biết trọn vẹn về con người và vùng đất nảy sinh câu chuyện đau lòng. Một vùng đất mà mặt trời của mẹ thiên nhiên chiếu rọi được vào còn khó bởi lớp sương mù luôn giăng giăng dày đặc chứ chưa nói gì đến “mặt trời tri thức khoa học, tâm linh tiến bộ” của một thế giới văn minh, hiện đại.

📷

Câu chuyện bắt đầu bằng sự rụt rè e ngại của anh bạn người H’Mông khi tiến lại gần ngồi nhà gỗ lợp mái tôn xanh tại Điểm trường của Bản Làng Sáng nằm sâu trong rừng núi thuộc xã Háng Đồng huyện Bắc Yên_Sơn La trong chuyến đi của mình vừa rồi. Câu nói đầu tiên anh thốt lên bằng một hơi thở méo mó có chút gì đó kìm nén cảm xúc: “Tại ngôi nhà đằng kia, bên bãi đất cỏ rậm ấy, có một câu chuyện rất đau lòng”…
…..
Trở lại bối cảnh của Làng Sáng từ cái thời bản chưa hình thành và còn chưa có cái tên Làng Sáng như bây giờ. Hồi đó, chỉ có một vài gia đình người H’Mông trên hành trình du canh du cư theo tập tục canh tác của dân tộc mình lỡ bước qua đây dựng nhà, làm nương rồi cư ngụ. Trong số đó có một gia đình mà người kể chuyện cũng không thể biết tên gia đình ấy là gì. Ngay cả những người được đề cập đến trong câu chuyện này cũng chỉ là Người ông già cả, Hai anh em người cháu, và Cặp bố mẹ nhẫn tâm… mà thôi.

Khi mới chuyển vào vùng đất mới, cả gia đình ấy rất chăm chỉ làm lụng, dẫu không no đủ nhưng cũng không bao giờ chịu cảnh đói lòng. Bởi vùng đất mới, đất luôn rất tươi tốt, và hạt giống luôn được người H’Mông dắt theo bên hông mình. Cuộc sống của họ có lẽ sẽ tiếp diễn tốt đẹp nếu như không có một ngày nọ Người ông già cả lâm bệnh nặng. Người ông ấy cứ yếu dần và gần như chỉ có thể nằm một chỗ. Bệnh gì? Cứu chữa ra sao? Dẫu có đứng giữa rừng mà gào thét Giàng ơi, Giàng hỡi… thì cũng chỉ vọng lại tiếng người vừa hét mà thôi. Cuộc sống vất vả, gia đình không chỉ có hai đứa trẻ nhỏ mà còn có ông già ốm yếu. Cặp vợ chồng ấy thấy người ông là một gánh nặng trong gia đình nên muốn bỏ người ông lại một mình để đi tìm một vùng đất khác để làm nương sinh sống. Nghĩ sao làm vậy, cặp vợ chồng ấy quyết chí ra đi, nhưng điều bất ngờ là hai người con của họ lại nhất quyết ở lại. Hai người con ấy đứa lớn tầm 8 tuổi và đứa nhỏ khoảng 5 tuổi. Chúng không nỡ nhìn ông chúng một mình sống thoi thóp giữa rừng già. Người ông ấy khi còn khỏe, trong những ngày bố mẹ chúng mải miết đi nương đã luôn bên cạnh chúng, chăm bẵm chúng, đục đẽo đồ chơi cho chúng, thổi cho chúng nghe những điệu khèn khỏe khoắn, vui vẻ… Chúng nhất quyết không bỏ ông ở lại một mình nhưng cha mẹ chúng lại… lạnh lùng đoạn tuyệt ra đi. Họ không những bỏ lại cha mà còn bỏ lại còn hai đứa con nhỏ dại. Vậy là, trong căn nhà ấy, bấy giờ chỉ còn lại hai đứa trẻ côi cút và một ông già ốm yếu.

Tuổi già đứng trước thời gian đã là rất mong manh và đáng sợ, huống gì tuổi già còn bệnh tật mà bệnh tật nơi vùng núi hoang vu thì con đường về với đất sẽ thật ngắn ngủi. Hai đứa trẻ chỉ biết ở cạnh ông mà khóc ròng, đói thì vét chút thóc, chút ngô còn sót lại trong nhà để nấu, hết thóc, hết ngô thì đi hái rau rừng để ăn. Rồi thì ông chúng cũng lặng lẽ chìm sâu vào giấc ngủ vĩnh viễn. Ngày ông chúng chúng mất, vì còn quá nhỏ nên dù đoạn đường từ nhà ra chỗ mà hai đứa nhỏ chọn để chôn ông có chừng 2-3 trăm mét thôi, nhưng chúng đã phải lôi kéo ông của chúng từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc không còn thấy mặt trời đâu nữa mới tới nơi. Xác của ông chúng được che lại bởi mấy tấm gỗ pơ mu và lớp đất mỏng do bàn tay yếu ớt của hai đứa trẻ cào cấu để vùi lấp. Và cũng vì quá bé nên chúng không biết được rằng, với người dân tộc H’Mông của chúng khi chết đi cần mang theo lửa. Người nhà phải đốt và để một đống lửa bên cạnh mộ thì ma mới yên ổn ra đi, nếu không sẽ trở lại dương thế đòi bằng được.

Chôn ông xong hai anh em dắt tay nhau trở về nhà, bỏ lại sau lưng ngôi mộ nhỏ lạnh lẽo, xác sơ nơi góc rừng.

Giữa rừng sâu thăm thẳm, giữa cái lạnh se sắt của vùng cao, giữa những lớp sương mù dày đặc, giữa những tiếng kêu gào rùng rợn của chim rừng thú núi, đến cả tiếng côn trùng cũng rõ ràng đến tận cái đập cánh bay… Và giữa cái đêm đầu tiên mà hai đứa trẻ bắt đầu tập quen với sự vắng mặt của ông chúng trong nhà, bên bếp lửa, hai đứa trẻ dựa vào nhau mà ngủ thiếp đi…

“Thật đáng thương quá”! Mình đã thốt lên như vậy khi nghe anh bạn người H’Mông kể đến đoạn này: “Còn chưa hết”. Anh bạn đường tiếp tục kể.

Đêm hôm đó vào lúc khuya, hai đứa trẻ bỗng giật mình vì có tiếng gõ cửa dồn dập. Ngoài trời sương xuống đang rất lạnh, đùn đẩy nhau mở cửa mãi không được, hai anh em cùng dựa vào nhau tiến về phía cửa chính. Tiếng đập cửa vẫn dồn dập, nhưng khi mở cửa ra thì cả hai anh em lại không thấy gì cả, chỉ có một luồng gió lạnh lùa vào làm hai anh em run rẩy nép gần vào nhau hơn. Không thấy có ai, hai an hem lại dắt nhau trở lại bên bếp lửa, lúc này bếp đã tàn tro, vì lạnh nên hai anh em nhóm lại cho lửa cháy rồi tiếp tục ngủ tiếp. Khi giấc ngủ vẫn còn chập chờn thì một tràng gõ cửa nữa lại vang lên, lần này tiếng gõ cửa lại dồn dập và mạnh hơn trước. Người anh tỉnh dậy, ra mở cửa, nhìn quanh lại cũng không thấy có ai đến cả. Lúc này người anh đã bắt đầu sợ hãi nên mau chóng đóng cửa lại rồi chạy sang ôm người em đang nằm cạnh bếp lửa. Vừa nằm xuống, một trận gõ cửa nữa lại vang lên dồn dập, lúc này cả hai anh em đều thức giấc và ôm sát vào nhau, sợ hãi. Tiếng gõ cửa vẫn dồn dập, gió ngoài trời vẫn từng cơn gầm rú thật mạnh, tiếng cành cây gãy răng rắc đập vào mái nhà làm cho hai anh em thon thót giật mình. Bỗng người anh vùng dậy cầm cành củi đang cháy đỏ lửa, đi nhanh về phía cửa bằng bản năng tự vệ. Cậu mở toang cánh cửa rồi vụt lửa liên hồi vào không trung tĩnh mịch, sau đó vứt luôn thanh củi ra xa. Trong chốc lát cậu chạy vào kéo người em của mình ra khỏi nhà, lao vào đêm tối.

“Nghe nói, hai anh em ấy bây giờ đang sống ở vùng Suối Tọ – Phù Yên. Đêm ấy ông của chúng về đòi lửa mà chúng không biết cứ tưởng là có con thú dữ gì, nên cũng lấy lửa để đuổi thú rồi chạy nhanh không bị thú ăn thịt. Chúng còn nhỏ quá mà”.

Anh bạn của mình kết thúc chuyện chỉ bằng một câu đơn giản như vậy. Nhưng, những cảm xúc mà anh truyền đến cho mình thực sự không đơn giản một chút nào. Mình có chút thương, có chút giận, có chút sợ và mình cũng suýt nữa rơi vào sự phán xét. Nhưng không! mình chợt nhớ lại câu chuyện cách đây độ chừng hơn 2 tháng, ở phía ngoài Tà Xùa, cách Làng Sáng khoảng 90km cả đường mòn vào rừng, và đường lớn, có một người mẹ trẻ đã tự tử và trước khi treo cổ bên bìa rừng người mẹ ấy đã dùng con dao đi nương của mình cắt cổ hai đứa con nhỏ cho đến chết.

Khi nghe và chứng kiến cảnh này, hầu như ai cũng kêu: ‘Người mẹ ác độc, giết con” “Người mẹ dã man không có nhân tính’. Bao nhiêu tội lỗi và lời phán xét đều dồn lên linh hồn của người mẹ mới lìa đời. Mình không đồng tình với hành động giết con của người mẹ đó, nhưng khi tìm hiểu và hỏi lại thì mới biết. Người mẹ đó vì quá khổ sở, chồng đi theo người con gái khác, suốt ngày không chịu làm ăn gì. Vì cùng quẫn đã nghĩ đến cái chết, nhưng trước khi chết người mẹ đó lo rằng hai người con sẽ không có ai cho ăn và cũng sẽ chết đói. Vì vậy người mẹ dẫn con đi về cõi chết cùng mình.

Nếu ai đã lên vùng núi cao, lên nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống, sẽ rất dễ gặp hình ảnh những đứa trẻ còn rất nhỏ, trần truồng, nhem nhuốc bò lê trên nền đất, bụi cây. Dù trời giá rét, thân người đỏ hỏn vì lạnh thì cha mẹ của chúng cũng chỉ coi đó là chuyện bình thường. Bởi đơn giản họ cũng sinh và lớn lên như vậy. “Trời sinh voi, ắt thì sinh cỏ” họ sống dựa vào tự nhiên và tư duy, suy nghĩ cũng rất tự nhiên, thậm chí đôi khi có chút man dại.

Với mình, trong cuộc sống không bao giờ phân định chuyện đúng – sai. Nên với bài viết này, mình chỉ kể lại như vậy, ai thấy thương thì thương, ai thấy buồn thì buồn, ai thấy sợ thì sợ, ai thấy bất bình thì bất bình…

Cuộc sống vẫn tiếp diễn mỗi ngày, mỗi vùng đất, thậm chí mỗi con người là một dòng chảy riêng biệt dẫu gặp nhau cũng chỉ là duyên ngộ nhất thời. Vì vậy, luôn hiểu để thương nhau là cách chế tạo hạnh phúc cho mình và cho người.

0