K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2019

- Ấn Độ :

-Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

-Từ sau ngày giành được độc lập,Ấn Độ đã xây dựng được 1 nền công nghiệp hiện đại,bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng,luyện kim,cơ khí chế tạo,hóa chất,vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ,đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.

-Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao,tinh vi,chính xác như điện tử,máy tính v.v...

-Ngày nay,về giá trị sản lượng công nghiệp,Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới.Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển,với cuộc"cách mạng xanh" và "cách mạng trắng",Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực,thcj phẩm cho nhân dân.Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển,chiếm tới 48% GDP.Năm 2001,GDP đạt 477 tỉ USD,có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

7 tháng 1 2019

Nhật Bản : nhật là một nước có nền kinh tế phát triển lâu dài tuy lãnh thổ nhỏ nhưng họ có yếu tố con người biết áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất kinh tế và đánh mạnh vào một ngành như cơ khí.

trung quốc là nươc phát triển đa thành phần kinh tế họ xuất khẩu khắp thế giới các mặt hàng như may mặc giá cực kỳ rẽ và họ đưa người đi khắp thế giới để học hỏi sau đó trở về phục vụ cho đất nước hiện nay họ là nước đang trên đà đi lên về kinh tế cao nhất thế giới.
bài học cho sự phát triển kinh tế là biết áp dụng cái mới của khoa học kỹ thuật đầu tư con người một cách chính xác và lâu dài nắm bắt thời cơ trong tiến trình hội nhập xác định đúng hướng ngành kinh tế mũi nhọn.

- Nguồn : Thảo Phương

1 tháng 12 2021

Đáp án D. Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng thứ 2 thế giới và là nước có kinh tế – xã hội phát triển toàn diện

  
1 tháng 12 2021

d

8 tháng 1
Hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Dưới đây là một số hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế của từng quốc gia:
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này. 
28 tháng 12 2023

Vương triều Hồi giáo Đê-li : 

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

Vương triều Gúp ta : 

- Kinh tế:

+ Có những tiến bộ vượt bậc.

+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.

=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.

28 tháng 12 2023

Camon bn!🙆💖

25 tháng 12 2022

Câu 1:

-Các triều đại phong kiến ở Ấn Độ: Gúp ta, Hồi giáo Đê - li, Mô-gôn

*Vương triều Gúp-ta

-Người sáng lập: San đra Gúp ta

-Ra đời năm 319 vua Gúp ta I tổ chức chống lại sự xâm lấn của tộc người Trung Á

*Vương triều Hồi giáo Đê-li

-Do người Tuốc theo Hồi giáo sáng lập năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc và miền Bắc

-Năm 1206, vương triều kết thúc

*Vương triều Mô-gôn

-Do người Mông Cổ (theo Hồi giáo) sáng lập năm 1526 gắn liền với cuộc xâm lược của người Mông Cổ chiếm Đê-li

-Giữa thế kỉ 19, bị đế quốc Anh xâm lược và lật đổ

Thành tựu văn hóa Ấn Độ:

-Tôn giáo:Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn. Hindu Giáo là tôn giáo chính ở Ấn Độ

-Chứ viết và văn học: Chữ Phạn được hoàn thiện trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ khác như Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri,... Văn học chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo gồm nhiều thể loại như thơ, ca, kịch, truyện thần thoại

-Kiến trúc, điêu khắc: Ấn Độ có nhiều công trình, kiến trúc đặc sắc. Nổi bật là kiến trúc Phật Giáo và Hồi Giáo

Câu 2:

-Khái quát về Liên minh Châu Âu (EU):

-EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên (Vương Quốc Anh rời khỏi EU từ ngày 31/1/2020)

-EU đã thiết lập được một thị trường chung và có hệ thống tiền tệ chung đó là đồng Ơ-rô

-Nói Liên minh Châu Âu là 1 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới vì GDP của EU chỉ đứng sau Hoa Kỳ, cao hơn Trung Quốc và Nhật Bản. 

 

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

4 tháng 2 2023

Khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta

- Chính trị: 

+Đầu thế kỉ IV, Sanđra Gúp-ta I lên ngôi và thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta. 

+Lãnh thổ Ấn Độ mở rộng khắp lưu vực sông Hằng. 

+Đầu thế kỉ V, phần lớn bán đảo Ấn Độ đã được thống nhất.

- Kinh tế:

+ Có những tiến bộ vượt bậc.

+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

 

+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.

=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.

4 tháng 2 2023

- Sự ra đời: 

+ Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.

+ Ấn Độ đạt thịnh trị dưới thời trị vì của vua A-cơ-ba. 

- Chính trị:

+ Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh.

+ Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.

+ Tiến hành sửa đổi luật pháp.

- Kinh tế: 

+ Nhà nước tiến hành: đo lại ruộng đất, đặt mức thuế hợp lý, thống nhất chế độ đo lường,…

+ Nông nghiệp nhiều loài cây lương thực và các loại mới được đưa vào trồng trọt.

 

+ Thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghệ khác tương đối phát triển.

+ Các thành phố và hải cảng thì hoạt động thương mại là hoạt động kinh tế chính.

- Xã hội:

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo

+ Hạn chế sự bóc lột của quý tộc với người dân.

+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.