Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Hồ Chí Minh
Giải thích hai câu trên của Hồ Chí Minh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam", câu thơ của Hồ chủ tịch đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng mỗi người. Trước hết, đó là lời nhắc nhở chân tình về ý thức, trách nhiệm tìm hiểu quá khứ của mỗi người con Việt Nam. Sử ấy chính là quá khứ 4000 năm đã qua với bao gian khó từ ngày đầu dựng nước của vua Hùng đến những ngày tháng đánh Mỹ ác liệt. Nền hòa bình ngày hôm nay được dựng xây từ máu xương cha ông, mỗi tất đấc Việt Nam đều do các thế hệ- những con người của lịch sử khai phá. Chúng ta là thế hệ được tận hưởng thành quả, vậy hãy sống sao cho đúng với những đóng góp lịch sử đem lại. Có người phản bác, họ sống cho hiện tại chứ không cần lưu giữ quá khứ- đáng buồn thay những nếp suy nghĩ sai lệch ấy! Tri thức và giáo dục sẽ trở thành người bạn giúp ta nhìn nhận giá trị tốt đẹp của cuộc đời và thái độ trân trọng với quá khứ không bao giờ được phép mất đi. Cuộc sống và con người của hôm nay đã được tạo dựng từ lịch sử, từ gốc tích ấy. Hơn cả trách nhiệm tìm hiểu về gốc tích Việt Nam, đó là sự tự hào và niềm kính yêu. Tình yêu tổ quốc chẳng cần tiền bạc vật chất lớn lao, bạn yêu thì hãy trân trọng, hãy hiểu biết lịch sử dân tộc để không ngượng ngùng khi nói: Tôi là con Rồng cháu Tiên.
Giải thích:
1. Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai.
Mik mới làm đc câu 1 thôi bn thông cảm nhé
Chúc bn hok tốt~~
Tham khảo:
1. “Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
2. Việc biên soạn như hình 2 giúp làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.
3.
+ Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiều quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
+ Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
1/ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
2/ Việc biên soạn như hình 2 giúp làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.
3/ Học lịch sử giúp:
Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiều quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.Ta là người dân của nước Việt Nam phải biết lịch sử của nước Việt Nam oai hùng như thế nào; phải biết ông cha, tổ tiên ta và các vua Hùng đã lập nước và dựng nước như thế nào. Vậy mới xứng đáng là người Việt Nam
Con người phải bíết cội,bik nguồn,gốc tích tổ tiên,dân tộc.Từ đó mới:
+Rút ra bài học xương máu về giá trị con người,đạo đức,lối sống...
+Thấu hiểu nỗi khổ của dân tộc và giá trị quý báu để có được như ngày hôm nay
+Có quyết tâm xây dựng,bảo vệ và kiến thiết nước nhà
+Phát huy được truyền thống quý báu và niềm tự hào dân tộc chính đáng của dân ta.
Chọn đáp án: A. Chủ tịch Hồ Chí Minh
Giải thích: Trong tác phẩm nổi tiếng “Lịch sử nước ta”, Bác Hồ có hai câu thơ này: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
noi ve tinh than yeu nc va phai biet cong bang voi moi nguoi va nhan dan
Con người phải biết cội,biết nguồn,gốc tích tổ tiên,dân tộc của ta và của những ng khác
+ giúp tinh thân đoàn kết trở nên đẹp và khăng khít hơn ~~
+Rút ra bài học xương máu về giá trị con người,đạo đức,lối sống...
+Thấu hiểu nỗi khổ của dân tộc và giá trị quý báu để có được như ngày hôm nay
+Có quyết tâm xây dựng,bảo vệ và kiến thiết nước nhà
nối dõi truyền thống mà ông cha ta để lại
Ý nghĩa của từ “gốc tích”: lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là một phần lịch sử của đất nước ta-sử ta.
Dân ta là người Việt Nam phải biết được lịch sử nước Việt Nam oai hùng như thế nào, phải biết ông cha, tổ tiên ta đã dựng nước và giữ nước như thế nào. Thế mới xứng đáng là người Việt Nam
Câu này giải thích cho ta biết là đã là người Việt Nam thì phải học văn hóa, lịch sử việt nam như thế sau này Việt Nam mới có thể phát triển được. Và có thể nói rằng có khi bây giờ chưa có 10 người biết chủ tịch nước Việt Nam là ai nhưng khi mới sinh ra họ đã biết Obama là Tổng thống của Mỹ rồi!
Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải nắm rõ,cụ thể gốc tích lịch sử Việt Nam
Biết sử ta không phải là chỉ nhớ một vài sự kiện cỏn con mà phải nắm rõ được, hiểu được những nét đẹp truyền thống, những thắng lợi vẻ vang của dân tộc, phẩm chất đạo đức cao quý để sau này có thể tự hào nói một tiếng Tôi là người Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.