1. Các dân tộc ít người chủ yếu sinh sống ở đâu?
2. Nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta là?
3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tập trung chủ yếu ở vùng nào?
4. Các ngành dịch vụ có vai trò quan trọn như thế nào
5. Cơ cấu của ngành dịch vụ bao gồm những ngành nào?
6. Vùng trung du và miền núi bắc bộ gồm bao nhiêu tỉnh?
7. Kể tên các tỉnh vùng trung du và miền núi bắc bộ
8. Các...
Đọc tiếp
1. Các dân tộc ít người chủ yếu sinh sống ở đâu?
2. Nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta là?
3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tập trung chủ yếu ở vùng nào?
4. Các ngành dịch vụ có vai trò quan trọn như thế nào
5. Cơ cấu của ngành dịch vụ bao gồm những ngành nào?
6. Vùng trung du và miền núi bắc bộ gồm bao nhiêu tỉnh?
7. Kể tên các tỉnh vùng trung du và miền núi bắc bộ
8. Các trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là trung tâm nào?
9. Loại hình GTVT nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?
10. Trở ngại của việc phát triển giao thông vận tải ở nước ta.
11. Thành phần kinh tế nào giúp cho nội thương phát triển?
12. Kể tên những địa điểm du lịch tự nhiên được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
13. Các hoạt động dịch vụ tạo ra những mối liên hệ nào?
14. Hoạt động nội thương ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào?
15. Nước ta chủ yếu buôn bán với thị trường nào?
Câu 5:Vai trò của rừng là vô cùng quan trọng với cuộc sống
Tổng quan;
(Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người,là nơi du lịch,thám hiểm,…)
Cụ thể:
Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976),(Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất).
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm.
Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 °C.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.
Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng.
Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng ( diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).
Ngoài ra rừng cũng có vị trí rất quan trọng trong quốc phòng nhất là ở Việt Nam:"Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù".(Tố Hữu).
Câu 4
Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tài phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
- Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông vận tải cũng là nơi tập trung các neàrth sản xuất, dịch vụ và dân cư.
- Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
Câu 3
Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:
- Thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây- li-a.
- Đây hầu hết là các quốc gia thuộc khu vực châu Á (đặc biệt khu vực Đông Nam Á), có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông như: ăn uống, trang phục, làm đẹp…nên các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được thị hiếu của khu vực này.
- Ngược lại các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ là những thị trường khó tính, nét văn hóa khác biệt với Việt Nam.
Good luck <3
mơn bn nhiều nha