1. Đặc điểm của thành thị trung đại? Nền kinh tế trong thành thị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa?2. Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Vì sao các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu?* Nguyên nhân: .............* Các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu vì:+ Trong nhiều thế kí trôi qua thì các châu lục đều phát triển rất mạnh,...
Đọc tiếp
1. Đặc điểm của thành thị trung đại? Nền kinh tế trong thành thị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa?
2. Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Vì sao các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu?
* Nguyên nhân: .............
* Các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu vì:
+ Trong nhiều thế kí trôi qua thì các châu lục đều phát triển rất mạnh, nhưng thời trung đại, các quốc gia châu Âu có nền kinh tế phát triển nhất
+ Trong đó phải kể đến đặc biệt là kinh tế công thương nghiệp
- Nên họ có nhu cầu tìm kiếm những nguồn nguyên liệu, nhân công và thị trường ở những vùng đất khác để phục vụ sản xuất trong nước…
3. Thế nào là chế độ quân chủ?
4.Tại sao xảy ra loạn 12 sứ quân? Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để dẹp loạn 12 sứ quân? Việc làm đó có ý nghĩa ntn?
5. Trong lịch sử các triều đại Ngô, Đinh - Tiền Lê, Lí, nhà nước có rất nhiều biện pháp nhằm khuyến khích nông nghiệp phát triển. Một trong những biện pháp đó do nhà vua trực tiếp thực hiện vào mùa xuân hàng năm. Theo em đó là biện pháp gì? Tác dụng của biện pháp này đối với nền kinh tế?
Câu 1:
* Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như sau:
=> Xã hội phong kiến ở Châu Âu hình thành.
Câu 2:
- Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
- Nền kinh tế trong các thành thị có điểm khác với nền kinh tế lãnh địa:
Nội dung
Kinh tế lãnh địa
Kinh tế thành thị
Sản xuất chủ yếu
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Tính chất
Tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng.
Vai trò
Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến
Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển
Câu 3:
- Tháng 1/1288, Thoát Hoan chia làm 3 đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại đây ta thực hiện " vườn không nhà trống". Quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng khó khăn. Thoát Hoan quyết định rút quân về nước. Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.
- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọ, quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, chờ khi nước triều xuống tổ chức phản công. Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu giệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân Thoát Hoan từ Vạn Kiếp ngược lên Lạng Sơn rút qua Quảng Tây, Trung Quốc cũng bị truy kích và tiêu diệt.
=> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Câu 4:
* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
Câu 5:
Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.