1. viết đoạn văn 7_10 dòng về văn bản vào nhà ngục quảng đông cảm tác
2. viết đoạn văn 7_10 dòng về văn bản muốn làm thằng cuội
3. viết đoạn văn 7_10 dòng về văn bản đập đá ở Côn Lôn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Đập đá ở Côn Lôn:
Phan Châu Trinh (1872-1926) là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Ông là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông chính là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Ôi! Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thật hay và ý nghĩa. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại. Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp, đúng không?
Muốn làm thằng Cuội:Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu xuất hiện trên văn đàn Việt Nam những năm đầu thế kỷ với một cá tính độc đáo: một nhà thơ của sầu và mộng, ngông và đa tình. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã thể hiện rất rõ cá tính ấy của ông.Bài thơ Muốn làm thằng Cuội in trong tập Khối tình con (1916). Mặc dù tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật song người đọc sẽ thấy ở đây, dưới cái hình thức còn là của thơ cổ ấy những dấu hiệu mới mẻ của cảm xúc. Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại mới đã khiến cho cái hình thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, mực thước. Sự giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự nhiên làm nên nét duyên của bài thơ này.
Phan Bội Châu (1867- 1940) là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc ta trong đầu thế kỉ XX. Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Tuy sự nghiệp cứu nước, cứu đời của ông không thành công nhưng ông đã để lại cho đời tấm gương sáng về tinh thần yêu nước với nhiều tác phẩm hay. Tiêu biểu là bài thơ VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC được sáng tác vào năm 1914.
Bằng thể thơ "thất ngôn bát cú Đường luật" cổ điển với những ý thơ tuyệt tác, Phan Bội Châu đã viết lên bài thơ này để tỏ rõ tấm lòng yêu nước sâu nặng.
"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù."
Hai câu đề này nói về tư thế của nhà thơ.Với nghệ thuật điệp từ "vẫn là" để thể hiện khí phách bất khuất: tuy vào tù nhưng vẫn không hề run sợ. Ông coi chốn ngục tù cũng chỉ là chốn dừng chân khi đã đi mỏi chân. Tuy nằm giữa sự sống- cái chết nhưng Phan Bội Châu vẫn không hề bận tâm.
Đến với hai câu thực:
"Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu."
Ta lại cảm thấy ở đây giọng trầm lặng, hơi man mác buồn. Trong thời gian hoạt động cách mạng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, ông không hề có một sự chở che, bao bọc nào; đi đâu cũng bị bắt bớ, săn đuổi. Phan Bội Châu không chỉ đau xót thân mình chịu khổ mà còn đau vì mất nước.
Tiếp tục đến với hai câu luận:
"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù."
Bằng nét bút khoa trương, ta cảm nhận thấy ở đây: Sào Nam không phải là một người anh hùng nữa mà là một người khổng lồ. Với động từ "bủa", ta thấy rõ tình yêu nước của ông, muốn mở rộng vòng tay để ôm lấy sự nghiệp cứu nước, cứu đời.
Kết bài là hai câu kết:
"Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu."
Như khẳng định một lần nữa tư thế hiên ngang, bất khuất của bậc quân tử. Ngục tù, nguy hiểm không thể chặn con đường cứu nước của nhà cách mạng.
Có thể nói, bằng thể thơ cổ điển Trung Hoa với tinh thần yêu nước sâu nặng, Phan Bội Châu đã viết lên áng thơ tuyệt tác đầy vẻ lạc quan, yêu đời.
Tham khảo :
Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, khôngCó khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.
Đọc xong bài thơ hai hình ảnh đậm nét đọng lại trong tâm trí em. Đó là hình ảnh một người bị kẻ thù đày đọa nhưng vẫn coi thường gian khổ, chết chóc, dáng vẻ vẫn hiên ngang hào hùng. Người chí sĩ xem thực tế khổ ải của lao tù thực dân như một hoàn cảnh để tôi rèn khí phách. Một hình ảnh khác vượt lên hoàn cảnh tù đày, không gian, thời gian, một kẻ “làm trai” nguyện đem tâm huyết và nghị lực để cải tạo thế giới, biến cải cuộc sống thực tại hướng tới một chân trời sáng tươi của đất nước, dân tộc. Hai hình ảnh đó liên kết, đan xen bổ sung cho nhau để dựng nên một tượng đài anh hùng rực rỡ trong dòng văn học yêu nước chông ngoại xâm.
Cuộc đời và thơ văn của Tây Hồ – Phan Châu Trinh sông mãi trong lòng nhân dân Việt Nam anh hùng.
“Rằm tháng tám” là thời điểm mặt trăng viên mãn tròn đầy nhất. Đó cũng là thời điểm cả nhân gian ngước nhìn chiêm ngưỡng mặt trăng. Khi ấy, nhân loại sẽ dáo dác khi thấy một Tản Đà ngông ngạo “tựa lưng” cùng chị Hằng xinh đẹp, thần phép. Với tư thế ngồi “tựa lưng" thân thiết, tình tứ, từ trên cao lơ lửng của vũ trụ, họ cùng nhìn xuống mà nở nụ cười thách thức nhân gian ô trọc, bé nhỏ, hèn mọn. Hình ảnh này đã thể hiện đậm nét sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Không chỉ vậy, cái cười ở đây của nhà thơ vừa thể hiện niềm vui vì đã thoả mãn được cái khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được sự bụi bặm của cõi trần, vừa là tiếng cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần - nó thật nhỏ bé trước con mắt và tầm vóc lớn lao của nhà thơ.
1. Phan Bội Châu (1867- 1940) là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc ta trong đầu thế kỉ XX. Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Tuy sự nghiệp cứu nước, cứu đời của ông không thành công nhưng ông đã để lại cho đời tấm gương sáng về tinh thần yêu nước với nhiều tác phẩm hay. Tiêu biểu là bài thơ VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC được sáng tác vào năm 1914.
Bằng thể thơ "thất ngôn bát cú Đường luật" cổ điển với những ý thơ tuyệt tác, Phan Bội Châu đã viết lên bài thơ này để tỏ rõ tấm lòng yêu nước sâu nặng.
"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù."
Hai câu đề này nói về tư thế của nhà thơ.Với nghệ thuật điệp từ "vẫn là" để thể hiện khí phách bất khuất: tuy vào tù nhưng vẫn không hề run sợ. Ông coi chốn ngục tù cũng chỉ là chốn dừng chân khi đã đi mỏi chân. Tuy nằm giữa sự sống- cái chết nhưng Phan Bội Châu vẫn không hề bận tâm.
Đến với hai câu thực:
"Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu."
Ta lại cảm thấy ở đây giọng trầm lặng, hơi man mác buồn. Trong thời gian hoạt động cách mạng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, ông không hề có một sự chở che, bao bọc nào; đi đâu cũng bị bắt bớ, săn đuổi. Phan Bội Châu không chỉ đau xót thân mình chịu khổ mà còn đau vì mất nước.
Tiếp tục đến với hai câu luận:
"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù."
Bằng nét bút khoa trương, ta cảm nhận thấy ở đây: Sào Nam không phải là một người anh hùng nữa mà là một người khổng lồ. Với động từ "bủa", ta thấy rõ tình yêu nước của ông, muốn mở rộng vòng tay để ôm lấy sự nghiệp cứu nước, cứu đời.
Kết bài là hai câu kết:
"Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu."
Như khẳng định một lần nữa tư thế hiên ngang, bất khuất của bậc quân tử. Ngục tù, nguy hiểm không thể chặn con đường cứu nước của nhà cách mạng.
Có thể nói, bằng thể thơ cổ điển Trung Hoa với tinh thần yêu nước sâu nặng, Phan Bội Châu đã viết lên áng thơ tuyệt tác đầy vẻ lạc quan, yêu đời.