K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2018

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm hiến dạng khuôn mặt anh Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thế biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiều sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.

16 tháng 12 2018

Nhân vật ông Sáu trong Lặng lẹ Sa Pa?

17 tháng 2 2022

Em tham khảo: Lần sau ghi đúng đề nha, NV bé Thu và ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà nhé!

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Ông Sáu- (TPBL phụ chú) Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông trở về nhà trong sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Chắc hẳn (TPBL tình thái) cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha là bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

17 tháng 2 2022

đề này cô em ra chứ không phải trong sách ạ

 

5 tháng 8 2017

- Giới thiệu ngòi bút điềm tĩnh và giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long.

- “Bối rối, xúc động, một nét thôi cũng đủ khơi gợi một tâm hồn”, lời kể giản dị và chân thật của anh thanh niên đã làm ông xúc động. Hoá ra cái đẹp thật giản dị, nó nằm ngay trong cuộc sống, ở quanh ta. Nhiều khi một nét, một chút cảm xúc “đủ đem lại ý nghĩa cho chuyến đi của ông, nó không hề vô ích” . Bối rối, ấy là tâm trạng xúc động, xao xuyến trước vẻ đẹp của cuộc sống. Người thanh niên không phải là một người anh hùng lao động được vinh danh như ta thường thấy, nhưng phải chăng chính nét đẹp dung dị như cuộc sống và lặng thầm như Sa Pa lại có sức thuyết phục nhất đối với những con người từng trải như ông ? Và người hoạ sĩ lại càng thấm thía…

- “Vẽ bao giờ…” (dẫn chứng sgk) ⇒ Suy nghĩ hết sức nghiêm túc về hội hoạ và nghề nghiệp. Phải là một con người giỏi nghề mới thấy được sự bất lực của hội hoạ trước cuộc đời, trước con người để luôn cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình- những ngưỡng cửa đầy khó khăn. Phải làm thế nào để truyền lại cho người xem những cảm xúc ấy của ông về người thanh niên…

- Ông hoạ sĩ là người như vậy. Với ông, vẽ là một công việc gian nan và đầy khó khăn, không hề đơn giản. Không phải ai cũng có được những suy nghĩ sâu sắc như vậy.

⇒ Những suy nghĩ ấy không chỉ bó hẹp trong hội hoạ, điều ấy đáng để cho chúng ta ngẫm ngợi, nghĩ suy.

28 tháng 12 2023

Trong câu chuyện "Làng", nhân vật ông Hai được miêu tả là một người đàn ông lạc quan, sáng tạo và có tinh thần khám phá. Ông Hai luôn tìm cách để làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn và mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh. Từ ông Hai, ta rút ra bài học về sự lạc quan, sáng tạo và khám phá trong cuộc sống, cũng như khả năng tạo niềm vui cho người khác. Trong câu chuyện "Lặng lẽ Sa Pa", nhân vật anh thanh niên là một người trầm lặng, nhạy cảm và có tình yêu với thiên nhiên. Anh ta tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng của Sa Pa, và từ đó ta rút ra bài học về sự trầm lặng, nhạy cảm và tình yêu với thiên nhiên, cũng như giá trị của việc tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống. Trong câu chuyện "Chiếc lược ngà", nhân vật ông Sáu là một người già khôn ngoan, thông minh và có kinh nghiệm. Ông đã giúp đỡ bé Thu trong việc tìm lại chiếc lược ngà và từ ông Sáu, ta rút ra bài học về sự khôn ngoan, thông minh và giá trị của kinh nghiệm trong cuộc sống. Bài học khác mà ta có thể rút ra từ nhân vật bé Thu là sự kiên nhẫn, sự quyết tâm và lòng tin vào khả năng của bản thân. Tổng cộng, qua từng nhân vật trong các câu chuyện, ta có thể rút ra bài học về sự lạc quan, sáng tạo, khám phá, trầm lặng, nhạy cảm, tình yêu với thiên nhiên, khôn ngoan, thông minh, kinh nghiệm, kiên nhẫn, quyết tâm và lòng tin vào khả năng của bản thân.

23 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Đề 1:

Kim Lân là một nhà văn được biết đến với sở trường về cuộc sống và con người ở các vùng quê nông thôn Việt Nam. Ông đã để lại cho kho tàng văn học rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó phải kể đến “Làng” ở giai đoạn sau Cách mạng tháng 8. Một tác phẩm gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc về những chuyển biến trong tình cảm của con người nông dân Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Đặc biệt là nhân vật chính của tác phẩm – Ông Hai, người đàn ông với một tình yêu làng, yêu quê sâu sắc.

Truyện ngắn “Làng” ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu đối với làng chợ Dầu của mình. Kết thúc câu chuyện đơn giản và nhân văn, ông Hai trở thành một hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong giai đoạn đất nước đang phải kháng chiến chống quân xâm lược.

 

Tình yêu làng của ông Hai đã ngấm vào máu thịt trong con người ông, chúng được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi. Tình yêu đặc biệt ấy có thể chia thành 3 giai đoạn chính: khi ở làng tản cư, khi nghe tin làng mình theo Việt gian và khi nghe tin làng đã cải chính theo cách mạng.

Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng da tiết, tâm trí ông luôn hướng về những ngày hoạt động kháng chiến, cùng đồng đội, anh em đào ụ, xẻ hào để bảo vệ làng. Rồi có nhiều thay đổi, ông phải tản cư đến nơi khác. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ông vẫn hướng về làng Dầu yêu dấu của mình, đó cũng chính là động lực làm dịu đi trong ông những tủi cực của người tha hương. Nỗi nhớ ấy ngập tràn, ông luôn khao khát được trở về để lại được tham gia kháng chiến. Hàng ngày, ông Hai vẫn đến phòng thông tin để theo dõi về cuộc kháng chiến và mong mỏi sẽ nghe được tin tức về làng chợ Dầu của mình. Khi nghe tin quân ta thắng lòng âm vui mừng phấn khích, cùng với đó là niềm tin một ngày không xa cách mạng sẽ thắng lợi, ông lại được trở về với làng quê yên bình của mình.

Trong lúc đang sống trong cảm xúc vui mừng hân hoan thì tim ông như vỡ vụn khi nghe tin cả làng chợ Dầu theo Việt gian. Chính lúc này tình yêu làng của ông được bộc lộ một cách sâu sắc. Từ bất ngờ đến bàng hoàng, niềm xúc động tột cùng dâng trào. Mặc dù cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhưng ông vẫn không thể nén được nỗi đau đang dâng trào: “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng chừng không thở được…”. Tin làng Dầu theo Tây đối với ông là một tin trời giáng, ông không thể tin và cũng không muốn tin điều đó là thật. Ông lấy lại bình tĩnh để hỏi lại người phụ nữ tản cư nhưng bà quả quyết quá khiến ông đành phải chấp nhận cái sự thật khủng khiếp ấy. Những lời nói của người tản cư như một con dao cứa vào tim ông, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi, tủi nhục và đau đớn đến tột cùng. Nó khiến lòng tự trọng, niềm tự hào về làng của ông bị sụp đổ.

Sau khi về nhà, ông nằm vật ra giường rồi nhìn những đứa con lòng ông lại càng thương chúng: “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư, uất hận ông rút lên trong con đau đớn chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm, mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Có thể thấy sự khinh bỉ, căm rét đến tột cùng của ông Hai. Khi nói chuyện với người vợ trong nhà, ông cũng không giấu nổi sự bực bội và đau đớn trong lòng, thành ra gắt gỏng với cả vợ. Trong giây phút tuyệt vọng ông đã có suy nghĩ hay là về làng, nhưng ngay lập tức một cuộc đấu tranh diễn ra, ông cho rằng về làm chính là rời bỏ kháng chiến, đầu hàng quân Tây. Lúc này tình yêu nước yêu cách mạng đã hòa quyện vào trong ông, tình yêu làng và tình yêu nước đã gắn liền với nhau, nó thể hiện rõ trong cuộc đối thoại với đứa con trai út của ông. Ông nói với đứa con như nói với chính mình: Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Một lời khẳng định rất kiên định và dứt khoát, đó là tiếng lòng trung thành với Bác Hồ, với Đảng và đất nước. Hơn ai hết, ông vẫn tin tưởng vào cách mạng, sự trung tin thành của ông với lãnh tự, với kháng chiến là lòng trung thành của hàng triệu người dân Việt Nam với Đảng và Cách mạng.

Tình yêu làng quê, đất nước lại một lần nữa được thể hiện rõ nét trong đoạn cuối của tác phẩm, khi ông Hai nghe tin làng Dầu cải chính không theo Tây nữa. Miệng ông bô bô từ đầu ngõ, chạy hết nơi này đến nơi khác để khoe, ông vui mừng khôn xiết vừa đi vừa múa hát. Niềm vui to lớn tới mức nghe tin nhà mình ở quê bị đốt ông cũng chẳng màng. Đây chính là chi tiết khiến người đọc bùi ngùi, trân tròn hơn tình yêu của ông Hai dành cho làng, cho cho kháng chiến và cho tổ quốc Việt Nam yêu dấu.

Bằng lối văn chân thực và giàu cảm xúc, tác giả Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng nhân vật ông Hai. Một người nông dân chất phát với tình yêu làng, yêu nước nồng nàn, luôn tin tưởng vào Cách mạng vào vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ông Hai trở thành một tấm gương, một biểu tượng cho người nông dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước VN

Đề 2:

Lặng Lẽ Sa Pa là một truyện ngắn vô cùng nhẹ nhàng, giàu chất thơ và tác giả đã xây dựng được hình tượng nhân vật đẹp. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết vào năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả Nguyễn Thành Long, có thể coi đây là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của ông. Truyện ngắn với những nhân vật không tên đặc biệt tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên trẻ cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Tác giả muốn giới thiệu với bạn đọc một nhân vật điển hình trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước ở miền Bắc trên vùng cao khuất nẻo này.

Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho vẻ đẹp con người Sa Pa. Những con người làm công việc nghiên cứu khoa học trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích đất nước, vì cuộc sống con người đó là anh thanh niên cán bộ khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

Vẻ đẹp của anh được thể hiện trong hoàn cảnh sống và công việc, anh thanh niên một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Quanh năm suốt tháng bốn bề cây phủ mây phong cảnh lạnh rét, anh cô độc đến thèm người và luôn nhớ người lần làm quen này anh quen với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ niềm vui ấy càng tiếp thêm cho anh tình yêu cuộc sống. Công việc của anh "Đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây" nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày nhằm phục vụ sản xuất, chiến đấu công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Hằng ngày anh phải "ốp về nhà" vào bốn thời điểm khác nhau.

Công việc gian khổ vất vả nhưng anh yêu và làm việc hết mình, chính lòng say mê công việc mà anh đã vượt qua được nỗi cô đơn. Anh có suy nghĩ chân thành và sâu sắc: "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được… Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất "qua lời tâm sự này ta thấy suy nghĩ và lối sống cao đẹp của anh biết làm chủ bản thân, ý thức sâu sắc về mục đích làm việc.

Anh thanh niên tự biết làm cho cuộc sống vui vẻ, đầm ấm, thơ mộng và ý nghĩa. Anh trồng hoa… Anh đọc sách trò chuyện giao tiếp với sách, lấy sách làm tri ân, tri kỉ, anh nuôi gà và thế giới riêng của anh "một gian nhà ba gian sạch sẽ, một cuộc đời riêng thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách có lẽ chính lối sống đẹp đẽ đó khiến anh quên đi hoàn cảnh cô độc, công việc khắc nghiệt để yêu nghề hơn, yêu cuộc sống hơn.

 

Anh thanh niên còn là người khiêm tốn thành thật đáng quí. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh… Anh nhiệt tình giới thiệu để ông vẽ chân dung họ, những con người làm việc hết mình thầm lặng, những cống hiến đáng trân trọng. Một nét đẹp đáng quí mến nữa ở anh là tấm lòng rộng mở chân thành, gần gũi thân thiết. Với mọi người với bác lái xe anh chu đáo nhớ tới việc gửi củ tam thất về làm quà cho bác gái. Với người bạn mới anh vui mừng đến luống cuống hấp tấp khi thấy họ đến thăm nơi ở và làm việc của mình, anh tặng bó hoa đẹp rực rỡ cho cô gái, anh đếm từng phút vì thời gian gặp gỡ quí hiếm vô cùng anh thèm và khao khát nghe truyện dưới xuôi. Khi chia tay anh xúc động quay mặt đi và đưa vào tay ông họa sĩ làn trứng gà làm quà cho mọi người ăn, trên đường anh không dám tiễn họ, sợ quyến luyến mà không cầm nổi lòng mình.

Quá khứ – chiến tranh và những đói khát, nghèo nàn của đất nước đã lùi xa. Chúng ta – một thế hệ trẻ của thế kỉ 21 đang từng bước tiến công vào khoa học và hội nhập quốc tế, tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn mới, chúng ta có quyền lãng quên đi những quá khứ của đất nước, của dân tộc nhất là các thế hệ cha anh ta đã cống hiến và hi sinh để có ngày hôm nay. Những bài học về phẩm chất và lí tưởng sống như anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và những con người lao động vô danh vẫn mãi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau phải noi theo. Hãy cố gắng học tập, tích lũy, rèn luyện để sống có ích cho bản thân, cho xã hội và được mọi người yêu mến, quý trọng.

25 tháng 12 2021

 Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Truyện xoay quanh những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha tlà bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

6 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Qua đoạn trích ta thấy ông họa sĩ hiện lên là một người rất yêu và say mê với công việc của mình. Đối với ông sáng tác được một tác phẩm là vô cùng khó khăn những ông không từ bỏ mà vẫn luôn tìm kiếm, muốn vẽ ra một tác phẩm ưng ý. Ông được coi là một nghệ sĩ chân chính bởi ông luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để phác họa được một bức chân dung mà người xem hiểu được mà không phải hiểu như một ngôi sao xa(Câu bị động). Và cảm hứng, khát vọng của ông bùng nổ mạnh mẽ khi ông được gặp và tiếp xúc với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Nhìn thấy người thanh niên ấy ông có một sự xúc động mạnh, nó thôi thúc ông phải cầm bút lên vẽ. Mặc dù ''người nghệ sĩ'' biết để phác họa được bức chân dung của anh thanh niên là vô cùng khó khăn nhưng ông chấp nhận sự khó khăn ấy để làm ra một tác phẩm để đời. Qua đây ta thấy ông họa sĩ là hiện thân của con người luôn ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, với cuộc đời và với đất nước. Tâm hồn nghệ sĩ cho ông những sợi dây tinh nhậy để rung cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, nhận ra chân giá trị của cái đẹp bắt nguồn từ chính cuộc sống đời thường, từ những con người giản dị.

Phép thế: ông => người nghệ sĩ

5 tháng 4 2022

Refer

Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình phụ tử, là tình cảm mà ông Sáu dành cho con tình cảm ấy cao cả hơn cả cái chết, bất tử với thời gian. Chiếc lược ngà còn là niềm thương nhớ dạt dào, tấm lòng yêu con vô bờ bến đều được gửi vào chiếc lược ấy. Nó là lời hứa, là niềm tin mà ông Sáu đặt vào

5 tháng 4 2022

Refer

 

Câu thơ trong bài “Một đời người, một rừng cây” của Trần Long Ân khiến ta nhớ tới nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Tự nguyện về làm nhiệm vụ một mình trên đỉnh núi cao, anh thanh niên đã trở thành nhân vật điển hình trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước ở miền núi phía Bắc.

Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925-1991) sinh ra và lơn lên ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nhà văn được biết đến với các bút danh như Nguyễn Thành Long, Phan Minh Thảo, Lưu Quỳnh, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn, ký. Nguyễn Thành Long từng nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng năm 1953 cho tập bút ký “Bát cơm cụ Hồ”.

Truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” nằm trong tập “Giữa trong xanh”, được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long. Truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách văn chương nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của nhà văn. Truyện xây dựng nên hình tượng nhân vật anh cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn đẹp trong nếp sống, nếp nghĩ và cung cách ứng xử.

Trước khi nhân vật xuất hiện, tác giả dành một vài dòng đặc tả thiên nhiên Sa Pa hùng vĩ, thơ mộng. Sa Pa xuất hiện đầy ấn tượng với núi cao, thác đổ, bọt trắng, đường núi quanh co, cây cối chen nhau. Suốt chặng đường dài, từ bác lái xe đến ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ… dường như đắm mình vào một Sa Pa tinh khiết, kì ảo. Thời gian, không gian như dừng tại nơi này để những điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng lên ngôi. Trong đó, anh thanh niên là một trong số điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng đó.

Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho vẻ đẹp của con người Sa Pa xuất hiện. Trước hết, người đọc có thể nhận thấy anh thanh niên làm một nghề rất đặc biệt mà cũng rất cao quý – “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, nói nôm na là dự báo thời tiết và thiên tai. Một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét, anh dường như là “người cô độc nhất thế gian”? Những nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ cuộc sống nhộn nhịp chưa bao giờ nguôi trong lòng chàng trai trẻ. Đời sống vật chất cũng vô cùng thiếu thốn. Nhưng anh không cố độc! Anh tin rằng “Khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.”

Không những thế, anh thanh niên còn là một người yêu khoa học. Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Đôi lúc, công việc gian khổ mà ít ai có thể hình dung hết. Nhiều khi, lúc 1 giờ sáng rét, mưa, tuyết rơi mà nghe tiếng chuông đồng hồ báo cũng phải ra khỏi chăn ấm. Anh xách đèn đi trong gió, bão tuyết đang ào ào xô tới tấn công như chặt từng khúc, như muốn quét đi, bứt phá lung tung tất cả… Để làm được điều ấy phải có ý chí, tinh thẩn, quyết tâm cao lắm! Gian khổ thế, anh vẫn thực hiện nó một cách đều đặn, tỉ mỉ và nghiêm túc.

Bỏ lại những khó khăn, Nguyễn Thành Long còn khắc họa nhân vật anh thanh niên đẹp trong nếp sống thường nhật. Anh cũng trồng hoa, có “Hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…”. Anh đọc sách, trò chuyện, giao tiếp với sách, lấy sách làm bạn tri âm tri kỉ. Anh còn nuôi vài con gà để có thêm thực phẩm hàng ngày. Những thứ nhỏ nhặt đó lại là niềm vui, sự an ủi của anh trước hoàn cảnh khắc nghiệt.

Chi tiết anh từ chối khi ông họa sĩ ngỏ lời muốn vẽ chân dung của anh chứng tỏ anh còn là một người khiêm tốn, chân thật. Trong suy nghĩ của mình, công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với “ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa” hay “người đồng chí nghiên cứu khoa học” cùng cơ quan đang nghiên cứu lập bản đồ sét.

Anh đối xử với mọi người rất niềm nở, chu đáo. Anh biếu quà cho người vợ đang ốm của bác lái xe, tặng bó hoa tươi cho cô gái trẻ, tặng làn trứng gà cho ông họa sĩ.

Tóm lại, với lối văn bay bổng, hồn hậu, Nguyễn Thành Long đã xây dựng lên hình tượng nhân vật anh thanh niên có khát vọng sống, khát vọng cống hiến bất diệt. Qua đó vẽ lại bức tranh con người Việt Nam hăng say trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng công cuộc xây dựng, phát triển, đổi mới đất nước mới bắt đầu. Hình tượng anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã trở thành hình mẫu lí tưởng và nguồn cảm hứng lao động cho biết bao thế hệ trẻ hôm nay và mai sau để kiến thiết Việt Nam trở thành đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

14 tháng 6 2021

Trả lời :

Cái này em phải tham khảo trên mạng và viết theo ý của mk

~HT~