K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2018

a) Địa hình

- Phía Tây là vùng núi và gò đồi thuộc dải Trường Sơn Bắc, tiếp đến là dải đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa và cuối cùng dải cát, cồn cát ven biển

- Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình bị chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ngang ra biển .

- Khó khăn: địa hình phức tạp bị chia cắt, hẹp ngang, kéo dài . Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, sườn Đông hướng ra biển có độ dốc lớn . Đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt Sông suối dốc, chảy xiết thường gây lũ lụt

b) Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng khắc nghiệt nhất so với các vùng trong nước, mùa đông ít lạnh mưa nhiều, mùa hạ khô nóng, lắm thiên tai như bão, lũ lụt, gió phơn Tây Nam, hạn hán

c) Tài nguyên

Vùng có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, biển , du lịch …phân bố khác biệt giữa bắc và nam dãy Hoành Sơn.

- Đất có 3 loại chính:

+ Đất pheralit ở miền núi và trung du thuận lợi để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả

+ Đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc các đồng bằng ven biển trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc)

+ Đất cát ven biển giá trị sản xuất kém

- Rừng: có trữ lượng khá lớn đặc biệt là các rừng tre, nứa ,… do đó nghề rừng khá phát triển .

- Biển: vùng có bờ biển dài gần 700 km với 23 cửa sông trong đó một số cửa sông lớn đã xây dựng cảng, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá để nuôi trồng thuỷ sản. Vùng biển có thềm lục địa rộng có nhiều khoáng sản và nhiều đảo .

- Khoáng sản: khá phong phú và đa dạng tập trung chủ yếu ở phía Bắc Hoành Sơn, gồm các loại: Đá vôi (Thanh Hoá), Sắt (Hà Tĩnh), cát thuỷ tinh (Quảng Bình, Quảng Trị, Huế ), titan (Hà Tĩnh), Thiếc ( Quỳ Hợp)…

→phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

- Du lịch: có nhiều di sản thế giới như Phong Nha

- Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, nhã nhạc Cung đình Huế

* Khó khăn

+ Diện tích rừng bị khai thác quá mức, tàn phá nhiều.

+ Tài nguyên biển đang cạn kiệt

+ Khoáng sản: một số nơi có trữ lượng nhỏ.

14 tháng 12 2018

Bắc Trung Bộ có sự khác biệt giữa phía Bắc và phía Nam của núi Hoành Sơn.

Từ Tây sang Đông,các tỉnh trong vùng đều có núi,gò đồi,đồng bằng,biển và hải đảo.

Thiên tai thường xảy ra,gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư vùng Bắc Trung Bộ.

11 tháng 8 2018

Miền Bắc và Đông Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Tân kiến tạo nâng lên yếu.

Núi thấp hướng vòng cung.

Trung du và đồng bằng rộng.

Khí hậu lạnh chủ yếu do có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc tràn về và ít bị biến tính.

Mùa đông đến sớm, kéo dài, nhiều mưa phùn..

Mưa mùa hạ.

- Nhiều sinh vật ưa lạnh từ Hoa Nam tràn xuống.

Tân kiến tạo nâng lên mạnh.

Núi cao hướng tây bắc – dông nam.

Đồng bằng nhỏ.

Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao, tác động của các đợt gió mùa Đông Bắc tràn về đã giảm nhiều.

Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm.

Mùa hạ khô nóng, mùa mưa chuyển dần sang thu đông, có nhiều đai cao thổ dưỡng.

- Sinh vật: nhiều sinh vật núi cao và ưa khô hạn từ Hi-ma-lay-a, Ấn Độ, Mi-an-ma sang.

2 tháng 10 2017

Có vị trí từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Đại hình cao nhất Việt Nam.

+ Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suối lắm thác, nhiều ghềnh.

+ Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao và hung vĩ nhất Việt Nam, có đủ các vành đai khí hậu – sinh vật nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao.

+ Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.

Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.

+ Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm. Miền núi thường chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ tring bình dưới 18 ° C (tháng 12, 1, 2). Ngay khi cả gió mùa đông bắc tràn tới nhiệt độ ở đây cũng thường cao hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ từ 2℃ - 3℃.

+ Vào mùa hạ, gió Tây Nam từ vịnh Ben-gan tới, vượt qua các dãy núi phía tây trên biên giới Việt – Lào, bị biến tính trở nên khô nóng, ảnh hưởng mạnh tới chế độ mưa của miền, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

+ Theo sát mùa mưa, mùa lũ cũng chậm dần. Ở Tây Bắc, lũ lớn nhất vào tháng 7, còn ở Bắc Trung bộ vào các tháng 10, 11.

Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác.

+ Sông ngòi có độ dốc lớn. có giá trị cao về thủy điện.

+ Nổi lên hàng đầu là tiềm năng thủy điện sông Đà. Trên sông Đà có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La.

+ Trong miền có tới hàng tram mỏ và điểm quặng khác nhau, có giá trị lớn là các mỏ đất hiếm, crômit, thiếc, sắt, titan, đá quý, đá vôi.

+ Do có khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn nên miền có đầy đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam, từ rừng nhiệt đới chân núi đến rừng ôn đới núi cao. Trong các khu rừng Trường Sơn còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật quý hiếm.

+ Tài nguyên biển to lớn và đa dạng. Có nhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế),…

5 tháng 2 2016

a) Giống nhau : 

- Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh

b) Khác nhau 

- Địa hình : Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, đồi núi thấp chiếm ưu thế hơn trong khi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao chiếm ưu thế.

- Khí hậu : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc sâu sắc hơn so với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ

- Tài nguyên rừng của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền bắc  và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước.

- Những khó khăn lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết trong khi miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán

5 tháng 2 2016

- Phạm vi : từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã

- Địa hình : 

    + Địa hình cao, núi chiếm ưu thế, các dãy núi xen kẽ các thung lũng theo hướng tây bắc - đông nam. Trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo.

    + Đồng bằng thu hẹp, ven biển có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp.

- Khí hậu : ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút, tính chất nhiệt đới tăng tầm (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ)

- Khoáng sản : sắt, crom, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Sông ngòi : hướng tây bắc - đông nam ( ở Bắc Trung Bộ hướng tây - đông). Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện.

- Thổ nhưỡng, sinh vật : có đủ các đai cao : đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên đất mùn khô, đai ôn đới (trên 2.600m); xuất hiện các thành phần thực vật phương Nam.

- Thiên tai thường xảy ra : bão lũ, trượt lở đất, hạn hán

 

2 tháng 12 2019

- Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc – đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.

- Tài nguyên phóng phú, đa dạng song khai thác còn chậm.

- Nhiều thiên tai (bão, lụt, hạn hán).

11 tháng 5 2022

a) Giống nhau :

- Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh

b) Khác nhau

- Địa hình : Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, đồi núi thấp chiếm ưu thế hơn trong khi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao chiếm ưu thế.

- Khí hậu : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc sâu sắc hơn so với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ

- Tài nguyên rừng của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước.

- Những khó khăn lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết trong khi miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán.

12 tháng 5 2022

a) Giống nhau :

- Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh

b) Khác nhau

- Địa hình : Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, đồi núi thấp chiếm ưu thế hơn trong khi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao chiếm ưu thế.

- Khí hậu : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc sâu sắc hơn so với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ

- Tài nguyên rừng của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước.

- Những khó khăn lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết trong khi miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán.

25 tháng 5 2021

Những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền tây bắc và bắc trung bộ :

- Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.

- Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.

- Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán).

Yếu tố tự nhiên tạo nên tính chất khí hậu đặc biệt của miền tây là do tác động của địa hình .

 

 

 

21 tháng 6 2017

Đáp án

- Địa hình:   (1,5 điểm)

    + Địa hình cao nhất nước ta, nhiều núi cao, thung lũng sâu.

    + Ở Trung Bộ các dãy núi lan sát ra biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta có những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.

    + Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc-đông nam, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Khí hậu:   (1,5 điểm)

    + Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, miền núi cũng chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 18°C.

    + Mùa hạ gió tây nam từ vịnh Ben Gan thổi vào miền vượt qua dãy núi Trường Sơn bị biên tính trở nên khô và nóng, ảnh hưởng mạnh đến chế độ mưa của miền.

    + Mùa lũ cũng đến chậm, ở Tây Bắc lũ lớn nhất vào tháng 7, còn Bắc Trung Bộ vào các tháng 10, 11.

- Thảm thực vật: Dãy núi Hoàng Liên sơn cao nhất nước ta, ở đây có đủ các kiểu thực vật và khí hậu từ nhiệt đới chân núi đến ôn đới núi cao.   (0,5 điểm)

- Sông ngòi: Sông suối lắm thác nhiều gềnh ở Tây Bắc và sông ngòi ngắn, dốc ở Bắc Trung Bộ. Ít các con sông lớn, sông điển hình là sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn,…   (0,5 điểm)

31 tháng 3 2017

- Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc - đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.
- Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.
- Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán).

31 tháng 3 2017

- Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc - đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.
- Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.
- Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán).