Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trước chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới có những biến động gì đặc biệt ? Hãy nêu rõ biến động ấy.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nêu những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Những biến động về kinh tế
- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.
- Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại... đem về Pháp.
- Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam.
+ Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
+ Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
+ Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc...). Đời sống nông dân khó khăn.
2. Tình hình phân hóa xã hội:
Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.
- Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.
- Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.
- Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.
- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.
Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.
Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.[1]
Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles,đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.[2]
Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn củaĐông Á và Đông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moskva là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm1945.
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh[3]).
Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa v...v... là một số phát minh trong cuộc chiến.
Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước phụ thuộc Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch khống chế chính trị thông qua viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước chủ nghĩa cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bảncủa quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.