K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2018

Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao lời chào lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?

Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. Tại sao vậy?

Lời chào là lời chào hỏi nhau khi những người quen thân nhau gặp mặt, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Thậm chí, không cần là những người đã thân quen, chỉ cần một hai lần gặp nhau đến tiếp theo gặp lại cũng niềm nở bắt tay chào hỏi. Hơn thế, trong những cuộc gặp gỡ, chuyện trò, bạn bè có thểgiới thiệu nhau với nhau, trong lần gặp đầu tiên ấy cũng cần chào hỏi chân tình. Lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và chữ “chào” rất trang trọng: “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”... Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”, ... hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,...

Như vậy, lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.

Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.

Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Kết bài: Bài văn giải  thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

 Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

14 tháng 2 2023

Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao giá trị của con người? 

 

Một mặt người bằng mười mặt của. 

Lời chào cao hơn mâm cỗ. 

Chuông kêu thử tiếng, người khôn thử lời.

 Thất bại là mẹ thành công.

16 tháng 6 2019

a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn vật chất

b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn

c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân

→ Tựu chung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp

 

- Một số câu tục ngữ có chung nội dung:

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

- Vàng thì thử lửa thử than

Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời

21 tháng 10 2018

Kính láo đắc thọ Ý nghĩa : bao hàm của nó thì không chỉ nói đến tuổi tác mà còn bao hàm việc chúng ta sẽ nhận lại được những kinh nghiệm quý giá.

Lá lành đùm lá rách : Nói lên con người Việt Nam: Những người có haonf cảnh tốt , gia đình lành manh giúp đỡ những người khó khăn , bệnh tật ...

Lời chào cao hơn mâm cỗ : Nói lên con người Việt Nam : Lời chào kính lễ luôn quý trọng hơn một mâm cỗ .
Hk tốt

# LinhThuy ^ ^
 

21 tháng 10 2018

- Kính lão đắc thọ là câu thành ngữ khuyên chúng ta phải biết kính trọng người già, dịch theo nghĩa từng từ thì Kính lão đắc thọ là kính trọng người già, sẽ nhận lại được tuổi cao, sống lâu, ý nghĩa bao hàm của nó thì không chỉ nói đến tuổi tác mà còn bao hàm việc chúng ta sẽ nhận lại được những kinh nghiệm quý giá, những điều tốt đẹp, điều hay lẽ phải mà các thế hệ trước, những người cao tuổi sẽ truyền đạt lại cho chúng ta, nếu như chúng ta biết kính trọng những người cao tuổi. Nên trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn tôn trọng, kính trọng, quan tâm đến những người cao tuổi.

Lá lành đùm lá rách là câu thành ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, luôn biết yêu thương nhau, đoàn kết, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

11 tháng 8 2021

                               “Lời chào cao hơn mâm cỗ” 

-  Đây là lời răn dạy chỉ bảo mà ông cha ta đã thể hiện được phép lịch sự, và hơn nữa còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam. Đầu tiên câu tục ngữ khẳng định việc coi trọng lời chào, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn hơn cả mâm cao cỗ đầy

                              "Lời nói chẳng mất tiền mua 

                           Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

- Có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh

                               "Kim vàng ai nỡ uốn câu

                        Người khôn ai nỡ nói nhau lặng lời" 

- Ý cả câu nói như muốn nhắn nhủ đó chính là những người “khôn”  những người biết “đối nhân xử thế”, có học thức sẽ chẳng bao giờ nói “nặng lời”. Họ sẽ biết và tìm ra những hướng giải quyết êm đẹp nhất có thể. Luôn luôn tiết chế được cảm xúc và hành xử đúng mực

11 tháng 8 2021

Tham khảo:

Không gì có thể sánh được của một lời chào. Nó chính là thái độ sống, văn hóa ứng xử biết trước biết sau, biết trên biết dưới của một con người. Khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nó, mỗi người cần phải biết sử dụng nó đúng hoàn cảnh, đúng nơi đúng chỗ thì mới phát huy được vai trò của nó.

4 tháng 11 2016

 

Câu tục ngữ nói về đoàn kết, tương trợ:

b) Chung lưng đấu cật

 

c) Đồng cam cộng khổ

g) Ngựa có bầy, chim có bạn

 

 

 

5 tháng 11 2016

Những câu nói về tình đoàn kết là :

- Chung lưng đấu cật

- Đồng cam cộng khổ

nhớ tick cho mình nhé

4 tháng 11 2016

 

1.Chín bỏ làm mười

2.Giơ cao đánh khẽ

3.Biết sự trời, mười đời chẳng khó

mình nghĩ vậy chẳng biết có đúng ko

17 tháng 11 2016

1 và 4

Câu 36: Câu tục ngữ nào nói về đoàn kết, tương trợ?A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơnB. Đồng cam cộng khổC. Cây có cội, nước có nguồnD. Lời chào cao hơn mâm cỗCâu 43: Câu ca dao tục ngữ không nói về tôn sự trọng đạoA. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầyNghĩ sao cho bõ những ngày ước mongB. Dốt kia thì phải cậy thầyVụng kia cậy thợ thì mày làm nênC. Nhất quý nhì sưD. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyCâu...
Đọc tiếp

Câu 36: Câu tục ngữ nào nói về đoàn kết, tương trợ?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

B. Đồng cam cộng khổ

C. Cây có cội, nước có nguồn

D. Lời chào cao hơn mâm cỗ

Câu 43: Câu ca dao tục ngữ không nói về tôn sự trọng đạo

A. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong

B. Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

C. Nhất quý nhì sư

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 17: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:

A. Những gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần phải giản dị

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị

D. Sống giản dị dễ được mọi người gần gủi, yêu mến

Câu 57: Trong buổi bình xét gia đình văn hoá, thành phần gồm:

A. Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét

B. Cấp ủy, Trưởng khu dân cư

C. Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét, Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể

D. Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể

Câu 13: Câu chuyện nào dưới đây nói về đoàn kết, tương trợ?

A. Bó đũa.

B. Tấm Cám.

C. Cô bé quàng khăn đỏ.

D. Rùa và Thỏ.

2

Câu 1: D

Câu 36; B

Câu 43: B

Câu 13: A

5 tháng 1 2022

Câu 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

A. Gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần sống giản dị.

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng.

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị.

D. Sống giản dị để được mọi người quý mến.

Câu 36: Câu tục ngữ nào nói về đoàn kết, tương trợ?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

B. Đồng cam cộng khổ

C. Cây có cội, nước có nguồn

D. Lời chào cao hơn mâm cỗ

Câu 43: Câu ca dao tục ngữ không nói về tôn sự trọng đạo

A. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong

B. Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

C. Nhất quý nhì sư

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 17: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:

A. Những gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần phải giản dị

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị

D. Sống giản dị dễ được mọi người gần gủi, yêu mến

Câu 57: Trong buổi bình xét gia đình văn hoá, thành phần gồm:

A. Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét

B. Cấp ủy, Trưởng khu dân cư

C. Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét, Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể

D. Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể

Câu 13: Câu chuyện nào dưới đây nói về đoàn kết, tương trợ?

A. Bó đũa.

B. Tấm Cám.

C. Cô bé quàng khăn đỏ.

D. Rùa và Thỏ.

2 tháng 7 2021

tham khảo:

 

Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?

 

Lời chào có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. "Mâm cỗ" là thứ cao sang thể hiện sự tôn trọng với người được mời đến ăn. Tuy nhiên lại không bằng lời chào vì lời chào thể hiện thái độ tôn trọng người của bản thân mình với mọi người, có thể là: ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè… Nhận được lời chào chúng ta cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy ta có thể khẳng định lời chào có một ý nghĩa quan trọng và to lớn. Chẳng vì thế mà khi mới biết nói bố mẹ đã dậy chúng ta chào ông, chào bà, chào những người xung quanh.

Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy?

 

Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra. Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Có bạn nhìn thấy thầy cô thì quay đi, có bạn thì chào vội vàng, có bạn thì chào nhanh quá còn phat âm sai "Em chào cô ạ" thì biến thành "quạ ạ" đã chào ngắn, chào tắt rồi, lại còn chào sai. Những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

 

Thế nhưng không phải ai cũng vậy, ai cũng quên đi cách chào hỏi. Có những người một phần vì được giáo dục tốt, một phần vì ý thức của họ mà gặp ai họ cũng lễ phép chào hỏi. Họ không mất gì, nhưng lại được nhiều thứ họ được sự yêu mến, tôn trọng, kính nể. Chào hỏi khiến quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi, thân thiết, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.

Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.

Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hi vọng trong tương li khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.

Đây là đoạn văn sao ạ? Mình hỗ trợ cũng nên đặt chữ "tâm" lên hàng đầu nhé ạ!