Nêu nguyên nhân hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2 ? Chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới
+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán
+ Hợp tác kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh
+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, người cần giúp đỡ
+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có
+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước
cậu có thể tham khảo câu trả lời này nha
– Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.
– Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.
– Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.
– Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.
Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))
Là học sinh xác định nhiệm vụ hàng đầu là học tập tốt , trong đó ngoài trau dồi kiến thức tự nhiên, xã hội trong phạm vi yêu cầu của cấp học thì có thể tùy theo năng lực mở mang hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác đặc biệt là thành thạo ngoại ngữ , hiểu biết công nghệ.
Đó là những nền tảng giúp ta tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại,nền khoa học kỹ thuật đương đại khi trưởng thành . Càng có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, khoa học, tâm lý, ngoại ngữ...ta càng có cơ hội để tham gia ở nhiều vị trí , lĩnh vực xã hội qua đó đóng góp công sức cho việc phát triển đất nước , tuyên truyền kết nối nối mọi người xích lại gần nhau cùng sống trong một thế giới phát triển ổn định và hòa bình .
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của: + Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla. + 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
căm ghét chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đả đảo chiến tranh. Chúng ta cần phải ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.
- Thương xót cho những người dân vô tội, những người lính phải biến mình thành công cụ chiến tranh. - Cần giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, đàm phán…
- Sẵn sàng đấu tranh vì nền hòa bình an ninh thế giới…, lên tiếng phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến
- Thế hệ trẻ cần phải nỗ lực tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các xung đột, tranh chấp… luôn xẩy ra trên TG. Nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nguyen-nhan-bung-no-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-c83a14552.html#ixzz5ZTpWgn92
nguyên nhân đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và vấn đề thị trường, thuộc địa.
hậu quả: là cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nhất, khốc liệt nhất: làm 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ I và bằng tổng các cuộc chiến tranh 1000 năm trước đó cộng lại.