Hãy so sánh cảnh ngày xuân trong 2 câu thơ cổ trung quốc ''phương thảo liên bích- lê chi sổ điểm hoa'' và 2 câu thơ của nguyễn du ''cỏ non xanh tận chân trời- cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
k chép mạg nha, mk cần gấp!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa (Cỏ thơm liền với trời xanh, Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều) để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
Trong văn chương đông tây kim cổ, vẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân đã trở thành nguồn thi hứng bất tận để các thi sĩ làm thơ ca ngợi. Biết bao bức tranh phong cảnh thiên nhiên mùa xuân được vẽ nên bằng những ngôn từ trác tuyệt, làm rung động hồn người mà hai câu thơ cổ Trung Quốc sau đây là ví dụ tiêu biểu:
Phương thảo liên thiên bích,
Lê chi sổ điểm hoa.
(Cỏ thơm liền với trời xanh,
Trên cành lê có mấy bông hoa.)
Vẻn vẹn chỉ mười chữ mà miêu tả được đặc điểm nổi bật của khung cảnh mùa xuân – mùa của sự sống sinh sôi, nảy nở. Hiển hiện trước mắt ta là triền cỏ tốt tươi kéo dài bát ngát, tưởng chừng như nối liền với trời xanh. Giữa không gian mênh mông ấy, nổi bật lên sắc trắng của dăm đóa hoa lê mới nở trên cành. Hai màu xanh, trắng hòa hợp tạo nên vẻ đẹp thanh cao, tao nhã của bức tranh. Bầu không khí sực nức hương thơm của cỏ non (phương thảo). Hương thơm ấy thấm đẫm bầu trời, mặt đất, thấm đẫm hồn người, khiến con người có cảm giác lâng lâng sảng khoái, như muốn tan hòa vào vạn vật xung quanh.
Bút pháp miêu tả của thi nhân xưa đã đạt đến mức thần điệu. Con mắt quan sát, ngòi bút, tài hoa, sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, đường nét… thể hiện khả năng của một họa sĩ tài ba. Cho nên, dẫu chỉ đọc có một lần thì hai câu thơ ấy vẫn đọng lại mãi mãi trong tâm hồn ta.
Là một đệ tử của cửa Khổng sân Trình, bản thân lại học rộng, hiểu nhiều nên Nguyễn Du đã tiếp thu được tinh hoa của những câu thơ như thế. Trên cơ sở đó, ông viết ra hai câu thơ có dấu ấn sáng tạo của riêng mình. Nguyễn Du tả cảnh thiên nhiên trong tiết Thanh minh. Đây là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu làm nền cho bức tranh xuân. Trên cái nền màu xanh non ấy, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống. Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.
Mới đọc qua không ít người sẽ cho rằng hai câu thơ trên chỉ là sự chuyển thể thành lục bát hai câu thơ ngũ ngôn chữ hán kia mà thôi. Nhưng đọc kĩ thì không hẳn là như thế.
Trong nguyên văn, nhà thơ cổ Trung Hoa tả màu xanh của cỏ nối liền với màu xanh của da trời và nhấn mạnh độ rộng, độ dài của không gian cùng hương thơm của cỏ. Còn câu thơ của Nguyền Du lại thiên về miêu tả màu xanh mơn mởn của cỏ non để thông qua đó thể hiện sức sống, nhịp sống bừng bừng của mùa xuân. Màu xanh mướt của cỏ non không chỉ chiếm lĩnh vạn vật mà còn chiếm lĩnh tâm hồn, đem lại cho con người tình yêu thiên nhiên tha thiết.
Trên cái nền xanh mênh mông của cỏ non kéo dài đến tận chân trời, nổi bật lên một vài đốm trắng của hoa lê. Hai màu tương phản tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Cỏ càng xanh, hoa lê càng trắng và ngược lại. Tất cả đều thanh khiết, trong sáng tuyệt vời!
Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du có xa, có gần; có thấp, có cao; có diện, có điểm; có hình khối, đường nét; màu sắc hài hòa. Đơn giản mà hoàn mĩ, ngắn gọn mà hàm súc. Trong thơ có họa là vậy. Chỉ mười bốn chữ mà đủ cánh, đủ tình, phản ánh sự mẫn cảm, tinh tế và tài năng sáng tạo điêu luyện của Nguyễn Du.
- Câu thơ Nguyễn Du tiếp thu ý tưởng câu thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân
+ Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la (Cỏ non xanh)
+ Cỏ thơm tới tận chân trời (Phương thảo – cỏ thơm)
- Sự sáng tạo đậm chất trong câu thứ hai:
+ Nguyễn Du nhấn mạnh vào việc điểm xuyết “một vài bông hoa” tạo ra sự chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên
+ Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh hoạt động “điểm”
Hai câu thơ cổ của Trung Quốc sử dụng hình ảnh cỏ thơm (phương thảo) trong khi câu thơ của Nguyễn Du lại thiên về việc tả màu sắc, gợi hình ảnh.
Bức tranh mùa xuân mà tác giả tạo ra mang màu sắc độc đáo, dung hòa giữa sắc độ lạnh trong sáng của nền trời buổi chiều xuân, làm thành gam nền cho bức tranh.
Sự phối màu giữa nền và khung cảnh chính của bức tranh mang lại cảm nhân mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, mùa xuân trở nên có hồn và sống động hơn.
4. Nội dung chính : Phản ánh thân phận lênh đênh chìm nổi và phẩm chất cao quý của người phụ nữ trong thời đại phong kiến đồng thời cảm thông cho số phận của họ.
Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du tác phẩm rất nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, đoạn trích Cảnh ngày xuân là phần mở đầu với bối cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc và thơ mộng.
Những câu thơ đầu tiên đã vừa tả không gian và nhắc về thời gian đã trôi qua:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Ngày xuân đến những cánh én chao liệng trên bầu trời, cánh én đưa thoi xuất hiện như muốn nói rằng mùa xuân đang ở quãng thời gian tươi đẹp và rực rỡ nhất, mùa xuân trôi đi quá nhanh “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” như muốn nói đã qua sáu mươi ngày tức là thời gian đang ở tháng ba. Chỉ với hai câu thơ đã tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và không gian xuân.
Trong hai câu thơ cuối tác giả đã miêu tả rõ hơn về vẻ đẹp thiên nhiên đầy màu sắc với hai gam màu chủ đạo đó là xanh và trắng.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Màu xanh từ cỏ non trải dài đến tận chân trời, dài như vô tận, điểm xuyết trên nền cỏ xanh là những bông hoa lê màu trắng. Từ câu thơ cổ của Trung Quốc miêu tả vài bông hoa lê đang nở hoa nhưng qua tài năng của Nguyễn Du đã trở nên sinh động, không gian thiên nhiên lúc này đã mở rộng, đẹp và thanh khiết hơn rất nhiều. Chỉ vài bông hoa lê điểm trên nền cỏ xanh nhưng đủ khiến cho không gian sinh động có hồn. Biện pháp đảo ngữ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” càng làm cho màu trắng thực sự nổi bật hơn giữa nền cỏ xanh, thiên nhiên rộng lớn mênh mông hơn rất nhiều. Với 4 câu thơ đầu tác giả đã giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức sống với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết của cảnh vật đất trời khi mùa xuân.
Nguyễn Du tái hiện bức tranh thiên nhiên vào đầu xuân tràn ngập sức sống và giàu chất thơ. Đây là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong phần mở đầu của bài thơ Truyện Kiều. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện cùng với một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm được sử dụng trong Cảnh ngày xuân tươi đẹp.
k mình nha thanks
- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
- Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.
• Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.
• Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.
- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.
- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.
⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.
- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.
+ Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.
+ Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.
- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.
- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.
⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.
Bài làm:
Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo hai câu thơ cổ Trung Quốc để viết lên những vần thơ của mình và tạo nên một bức tranh cảnh ngày xuân tuyệt mĩ. Ông dùng hình ảnh ''cỏ non'' thay cho ''cỏ thơm'' (phương thảo) để tô đậm màu sắc. Màu cỏ non là màu xanh nhạt pha lẫn vàng chanh tươi sáng, đầy sức sống kết hợp với màu lam trong sáng của chân trời ngày xuân tạo phông nền cho bức tranh. Trên nền màu sắc đó điểm xuyết một vài sắc trắng tính khôi của hoa lên, khiến cho màu sắc bức tranh vừa hài hòa lại vừa nổi bật. Nguyễn Du sáng tạo thêm chữ ''trắng'' và đảo lên trước làm càng gây cấn và ấn tượng mạnh. Chữ ''điểm'' gợi cảnh động chứ không tĩnh, tạo nên bức tranh sinh động. Tất cả đều tươi mát, lặng lẽ, thanh tao trào dâng sức sống mà lại không ồn ào, rất hợp với tâm trạng người trong ngày xuân.
(7 câu)
Tự làm đó nha cậu, thắc mắc chỗ nào cứ hỏi ạ
viết đoạn văn thui nha m.n